Giáo viên phải là nhà tâm lý học đường (04/02/2015)
Nhân khảo sát Bộ GD&ĐT công bố mới đây, có hơn 93% HS, SV gặp phải khó khăn về tâm lý học đường nhưng không biết tìm ai để chia sẻ, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng mỗi trường cần có phòng tư vấn, chú trọng đào tạo tâm lý học đường cho giáo viên (GV).
TS. Nguyễn Tùng Lâm Đào tạo tâm lý cho GV Trao đổi với PV báo Đại Đoàn Kết TS. Nguyễn Tùng Lâm cho biết những nước phát triển họ rất chú trọng đào tạo rất kỹ cho GV về tâm lý học đường. Nhưng chúng ta lại đào tạo GV rất qua loa và dành chưa đến 10% cho thời gian học nghiệp vụ sư phạm. Do đó, để lĩnh vực tâm lý học đường không bị bỏ ngỏ, bên cạnh việc xây dựng các phòng tư vấn, có các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học cần quan tâm đào tạo cho GV. Có nhiều ý kiến cho rằng HS khi chia sẻ với cán bộ tư vấn tâm lý chuyên trách, các em sẽ đỡ e ngại hơn so với thầy cô chủ nhiệm. Tuy nhiên, thầy Lâm cho rằng phòng tư vấn tâm lý của trường chỉ là nơi cung cấp, giúp đỡ cho GV chủ nhiệm các kiến thức về tâm lý giáo dục để có thể tự giải quyết các tình huống. Những trường hợp đặc biệt, có những tư tưởng lệch lạc thì mới cần đến cán bộ tư vấn… Bởi thực tế, nhiều người được đào tạo tâm lý học ra cũng không làm được vì không có thực tiễn. Thầy Lâm cũng thành thật chia sẻ, trường mình đang thiếu cán bộ tư vấn tâm lý nhưng vẫn chưa tuyển được vì không có ứng viên đáp ứng yêu cầu. “Tôi rất chú trọng trong việc đào tạo tâm lý cho giáo viên. Tôi quan niệm mỗi GV, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải là một “nhà tâm lý”. Do đó, tôi thường mời những giáo sư, chuyên gia tâm lý đến hướng dẫn về phương pháp và cách làm cho GV. Đồng thời, các buổi giao ban chủ nhiệm cuối tuần là dịp để GV trong trường chia sẻ những tình huống xảy ra, giải quyết thế nào. Sau đó, tôi sẽ phân tích cho họ trong tình huống này nên giải quyết thế nào, cách giải quyết như vậy có đúng hay sai…”, TS. Lâm nói.
Video đang HOT
Học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng Sẽ đóng cửa nếu ngồi chờ HS đến Trường THPT Đinh Tiên Hoàng triển khai công tác tư vấn cho HS từ năm 1999, riêng hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm lý cho HS được đưa vào thực hiện bài bản từ năm 2007 đến nay. Đây là trường có phòng tư vấn tâm lý học đường cho HS đầu tiên và hoạt động bài bản, hiệu quả trong cả nước. Vậy làm sao để phòng tư vấn hoạt động hiệu quả? TS. Lâm cho rằng, tâm lý chung của nhiều người Việt Nam là chưa biết cách giải quyết những cái khó của mình bằng những người giỏi hơn mình. Ví như, không am hiểu luật pháp thì không biết đến hỏi luật sư. Thế nên, không thể ngồi đợi HS tự tìm phòng tư vấn mà các GV khi lên lớp, nếu thấy bất kỳ HS nào có biểu hiện bất thường háy báo xuống phòng tư vấn. “Các cán bộ tâm lý phải chủ chủ động tìm gặp các HS đó để tháo gỡ tâm tư cho các em. Phòng tư vấn của trường tôi nếu đợi các em tự tìm đến tư vấn chắc cũng đóng cửa sớm”, ông nói. Vẫn theo TS. Lâm, để tư vấn tâm lý cho HS hiệu quả thì trước hết người tư vấn phải tôn trọng, lắng nghe HS chứ không phải là bắt các em phải làm cái này, cái kia. Bệnh của GV thường mắc phải là toàn nói chứ ít lắng nghe. Trước hết phải nghe học trò nói, nhưng nghe không phải để biết thông tin mà lắng nghe để thấu hiểu, phải đặt mình vào hoàn cảnh của HS đó mới có thể chia sẻ, thông cảm. Từ đó, mới đi đến gợi ý cho HS những giải pháp để vượt qua được những khó khăn. “Tôi nhớ nhất là trường hợp HS lớp 11, nhà có hoàn cảnh khó khăn, chỉ có 2 mẹ con nhưng bị bạn bè rủ rê tụ tập, ăn chơi bỏ bê học hành. Sau khi được tôi lắng nghe và tư vấn đã chặt cả đốt ngón tay út để cam kết với thầy là sẽ thay đổi. Sau đó, HS này đã chăm chỉ học tập và thi đỗ 2 trường ĐH…” TS. Lâm cho rằng, việc xây dựng phòng tư vấn tâm lý học đường ở các trường công lập còn gặp khó khăn, nhưng nếu người hiệu trưởng linh hoạt vẫn làm được, có thể tuyển dụng một GV tâm lý học và đào tạo để họ dạy môn GD công dân kiêm nhiệm việc tư vấn học đường.
Theo Daidoanket.vn
Sự vô cảm đáng sợ
Theo một khảo sát gần đây, hơn 50% giáo viên và phụ huynh cho rằng, bạo lực học đường hiện nay rất phổ biến, dù giới nghiên cứu vẫn chưa thống nhất cách gọi về hiện tượng này.
Theo một số nhà nghiên cứu, bạo lực học đường không chỉ gồm các hành vi xâm phạm thể xác. Một số nước dùng khái niệm "bắt nạt học đường" (school bullying) để chỉ các hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân. Những hành vi này ngoài việc xâm phạm thân thể, còn là bạo lực về ngôn ngữ, giới tính...
Hình minh họa.
Thậm chí trong nhiều trường hợp, hành vi bạo lực ngôn ngữ, thông qua những lời lẽ đe dọa, miệt thị còn để lại hậu quả đối với nạn nhân lớn hơn cả việc hành hung. Nhưng chính vì không có dấu hiệu xâm phạm thân thể nên chúng thường bị xem nhẹ. Giới chuyên gia chỉ ra rằng, trẻ bị bạo lực học đường thường chán nản, lo âu, ngại đến trường, lơ là việc học hành, có thể dẫn tới stress hoặc trầm cảm. Tình trạng này nếu không được phát hiện và giải quyết sớm, có thể ảnh hưởng cả quãng đời về sau của trẻ.
Vì sao bạo lực học đường phổ biến? Trong một hội thảo mới diễn ra tại TP.HCM, một số nhà giáo dục cho rằng, đây là hậu quả của việc nhà trường quá chú trọng việc dạy chữ, dạy kiến thức mà chưa cân bằng điều đó với việc dạy làm người. Thêm vào đó, những hành vi bạo lực học đường không được phát hiện sớm, không được xử lý triệt để.
Hành vi xấu không bị lên án, bị trừng phạt khiến trẻ hư ngày càng lộng hành và ngoài nạn nhân, những đứa trẻ khác cũng tỏ ra thờ ơ, vô cảm hơn. Lẽ ra phải lên tiếng, phải hành động bảo vệ người yếu thế. Nhiều trẻ coi hành vi bạo lực học đường là chuyện thường, miễn chúng không phải là nạn nhân. Có lẽ đây là lý do nhiều trẻ sẵn sàng chứng kiến bạn bị đe dọa, bị hành hung, thậm chí dửng dưng quay lại cảnh đó để tung lên mạng như một trò vui.
Trẻ thờ ơ với nỗi đau của người khác có khả năng trở thành những người lớn vô cảm. Mà một xã hội đầy những kẻ vô cảm thì đáng sợ biết nhường nào.
Theo Tấm gương - Báo Tiền phong
Trầm cảm vì bạo lực học đường Ngồi ngơ ngác trong lớp học kỹ năng sống của khoa Tâm lý, bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM), Nhi tỏ ra dè dặt, không nói chuyện, gặp người lạ là sợ hãi. Nhi (10 tuổi) bị trầm cảm phải đến bệnh viện điều trị hằng tuần vì bị bạn bắt nạt, đặc biệt là bị bạn nam trêu ghẹo. Giờ đây, cháu...