Giáo viên mầm non nghỉ việc vì lương không đủ sống
Gắn bó với môi trường giáo dục được vài năm, trải qua sóng gió của dịch Covid-19, cô giáo mầm non không còn trụ được với nghề, nên phải tìm kiếm một công việc mới.
Đi làm mấy năm, không phụ giúp được gì cho gia đình
Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Huyền (26 tuổi), từng là giáo viên mầm non tại một trường tư thục trên địa bàn Hà Nội.
Huyền nhớ lại: “Sau khi tốt nghiệp, tôi tham gia thi tuyển vào một trường mầm non công lập nhưng không đỗ, nên đã nộp hồ sơ vào một trường tư thục. Lúc ấy, trong bụng vẫn còn thầm nghĩ, âu cũng là một cái duyên, và hài lòng vì cho rằng, lương của giáo viên trường tư thục sẽ “nhỉnh” hơn, sẽ dễ sống hơn.
Thế nhưng, thực tế, lương cũng chẳng khá hơn nhiều, mỗi tháng tôi chỉ nhận về trên dưới 5 triệu đồng. Tháng nào chẳng may bị ốm thì tiền lương còn thấp nữa.
Số tiền đó có thể là tạm đủ với mức sống ở quê, còn giữa đất Thủ đô biết bao chi phí đắt đỏ, từ tiền nhà trọ, tiền ăn uống, tiền xăng xe đi lại, tiền điện thoại… tất cả trông vào thì đồng lương ấy trở nên eo hẹp vô cùng”.
Cô giáo mầm non Nguyễn Thị Huyền khi còn đứng lớp, tại một trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội. (Ảnh: NVCC).
Mặc dù thuê được căn phòng trọ giá rẻ, lại gặp chủ nhà tốt bụng, suốt gần chục năm qua (gồm cả thời gian học cao đẳng lẫn khi đi làm) không tăng tiền nhà, song, tháng nào làm được đến đâu, cô giáo trẻ cũng tiêu hết đến đó. Thậm chí, có những tháng, chưa đến ngày lĩnh lương, tiền tháng trước đã cạn, mà lại được mời dự một vài đám cưới, Huyền lại phải tính đến phương án tạm ứng lương để trang trải. Rồi thậm chí, có nhiều khi “bí” quá, Huyền phải vay thêm từ bạn bè, đồng nghiệp.
Cứ như vậy, có khi, đến ngày lĩnh lương, cô chỉ nhận được khoảng 2/3 số lương và thậm chí, tiền chưa cầm ấm tay, đã phải mang trả nợ.
Ra trường và đi làm đã mấy năm, nhưng cô gái quê Nam Định dường như chưa thể gửi tiền về phụ giúp bố mẹ. Một số tài sản giá trị nhất của cô, như xe máy, điện thoại, máy tính xách tay,… tất cả đều là sự hỗ trợ từ gia đình.
Vì đồng lương không dư dả, Huyền cũng ít khi về thăm quê. Mặc dù chỉ cách Hà Nội hơn trăm cây số, tiền vé xe cũng chỉ hơn 100.000 đồng/lượt, nhưng phải mấy tháng, cô mới về quê một lần.
“Dịp Tết đến, giáo viên thường được thưởng khoảng 4 triệu đồng, còn tôi là giáo viên trẻ, chỉ được hưởng 75%, nên cũng chẳng được bao nhiêu. Xoay xở trong khoản lương thưởng nho nhỏ ấy, tôi cũng không biết phải sắm sửa gì nên chỉ trích ra một chút để biếu bố mẹ, còn lại để dành mừng tuổi cho các cháu và lo cuộc sống sau khi trở lại Hà Nội”, cô giáo trẻ trải lòng.
Huyền tâm sự: “Đã có lúc, mẹ tôi thủ thỉ, ở Hà Nội khó khăn quá, thì về quê, xin vào một trường học gần nhà… Nhưng tôi trộm nghĩ, để thi được vào một trường ở quê cũng không phải dễ dàng gì, mà lương cũng chỉ quanh quẩn 2-3 triệu đồng, thì cũng chẳng có tích lũy được cho tương lai, nhất là sau này khi có gia đình riêng, lại càng khó cân đối được tài chính. Thế là, tôi lại quyết định ở lại…”.
Không trụ được qua làn sóng dịch Covid-19
Năm 2020, dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế – xã hội, đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của các cô giáo mầm non, như Huyền.
Huyền kể: “Trước khi có dịch Covid-19, cuộc sống cũng đã khó khăn, nhưng vì công việc được gắn bó với trẻ mầm non là một công việc rất ý nghĩa, tôi cảm thấy mình rất vui vẻ mỗi khi được dạy các con, nên tôi vẫn luôn tự nhủ, mình sẽ vượt qua được. Mỗi ngày đến trường, gặp các con khiến tôi như được tiếp thêm một nguồn năng lượng đầy tích cực.
Video đang HOT
Thế nhưng, khi dịch bùng phát, diễn biến phức tạp, trẻ em phải tạm dừng đến trường, giáo viên chúng tôi rơi vào trạng thái thất nghiệp. Nghỉ ở nhà vừa buồn vì không được đến trường vừa khó khăn về kinh tế.
Huyền phải lựa chọn một nghề khác sau Covid-19. (Ảnh: NVCC).
Những ngày đầu, phía trường học còn ít nhiều có khoản hỗ trợ đối với giáo viên, nhân viên. Sau đó, do dịch kéo dài, nhà trường cũng không đủ sức “gồng gánh” nữa, khoản hỗ trợ không còn, chúng tôi thậm chí không biết bấu víu vào đâu. Trong khi, trước đó, lương không dư dả nên tôi cũng không có tích lũy. Vậy nên, khi phải nghỉ dịch thì cũng là lúc tôi kiệt quệ…”.
“Lúc này, tôi được người quen giới thiệu cho công việc khác, tôi thấy thu nhập khá hơn, mà lại có thể chủ động thời gian, vì chủ yếu làm online, nên đã quyết định xin nghỉ việc ở trường để tìm kiếm cơ hội mới.
Trước đây, khi còn là giáo viên, tôi dường như không có thời gian rảnh. Sáng 7 giờ kém đã có mặt ở trường, chiều có nhiều hôm phụ huynh đón con muộn là ở lại đến tận 7 giờ, 8 giờ tối. Trong khi đó, ngày nghỉ cũng được tận dụng để làm công tác chuẩn bị cho nhiều cuộc thi ở trường, ở quận, ở thành phố… Chưa kể, mỗi tháng, mỗi tuần đều có những sự kiện do nhà trường tổ chức, giáo viên lại lo từ khâu trang trí đến chuẩn bị… Có nhiều lúc, không phải soạn giáo án, mà các cô cũng gần như ăn, ngủ lại trường. Vất vả là thế, mà đồng lương đổi lại cũng không dư dả gì…
Vậy nên, tôi đành phải dừng bước, tìm đến một nghề khác để lo được cuộc sống cho bản thân, phụ giúp được gia đình”, Huyền bộc bạch.
Bổ nhiệm hạng cũ sang hạng mới 'hên xui', thầy cô lấy đâu ra động lực phấn đấu
Người viết đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, thi/xét thăng hạng mỗi năm một lần để giáo viên có đủ điều kiện được dự thi và thăng hạng lên hạng cao hơn.
Ngày 20/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo lần 2 Thông tư sửa đổi, bổ sung chùm Thông tư 01-04/2021 về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non phổ thông.
Phần lớn những điều của dự thảo được các chuyên gia, giáo viên đánh giá cao, những dự kiến trong việc quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo, giáo viên ở tiểu học, trung học cơ sở không cần trình độ thạc sĩ,... cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo rất cầu thị, lắng nghe ý kiến từ cơ sở.
Tuy nhiên, trong dự thảo có một số điểm mới dự kiến nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Trong phạm vi bài viết, xin được góp ý về dự thảo sửa đổi chùm Thông tư 01-04 về vấn đề bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Dự kiến bổ nhiệm, chuyển xếp lương từ hạng cũ sang hạng mới
Theo dự thảo, khi bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới tương ứng chỉ xét 02 tiêu chuẩn trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề, không yêu cầu phải có minh chứng của tất cả các tiêu chuẩn khác.
Chỉ cần đạt tiêu chuẩn trình độ đào tạo, thời gian giữ hạng thì giáo viên được bổ nhiệm các hạng như sau:
Đối với giáo viên mầm non: Giáo viên hạng IV cũ (hệ số lương 1,86-4,06), hạng III cũ (hệ số lương 2,1-4,89) được bổ nhiệm hạng III mới (hệ số lương 2,1-4,89); giáo viên hạng II cũ được bổ nhiệm hạng II mới cùng hệ số lương 2,34-4,98.
Đối với giáo viên tiểu học: Giáo viên hạng IV cũ (hệ số lương 1,86-4,06), hạng III cũ (hệ số lương 2,1-4,89) được bổ nhiệm hạng III mới (hệ số lương 2,34-4,98); giáo viên hạng II cũ (hệ số lương 2,34-4,98) được bổ nhiệm hạng II mới (hệ số lương 4,0-6,38).
Đối với giáo viên trung học cơ sở: Giáo viên hạng III cũ (hệ số lương 2,1-4,89) được bổ nhiệm hạng III mới (hệ số lương 2,34-4,98); giáo viên hạng II cũ (hệ số lương 2,34-4,98) được bổ nhiệm hạng II mới (hệ số lương 4,0-6,38); giáo viên hạng I cũ (hệ số lương 4,0-6,38) được bổ nhiệm hạng I mới (hệ số lương 4,4-6,78).
Đối với giáo viên trung học phổ thông bổ nhiệm hạng III cũ sang hạng III mới cùng hệ số lương 2,34-4,98; hạng II cũ sang hạng II mới cùng hệ số lương 4,0-6,38; hạng I cũ sang hạng I mới cùng hệ số lương 4,4-6,78.
Dự kiến việc bổ nhiệm hạng cũ sang hạng mới sẽ dễ dàng?
Tại dự thảo, khi bổ nhiệm chỉ xét 2 tiêu chuẩn trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề nên việc bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới sẽ rất dễ dàng vì sẽ không căn cứ bất cứ tiêu chuẩn nào khác của các hạng.
Thậm chí tại khoản 6 Điều 5 Điều khoản thi hành về nhiệm vụ của giáo viên các hạng có ghi rõ "Nhiệm vụ của giáo viên được quy định đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp là những công việc giáo viên thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng và trong suốt thời gian giữ hạng nếu được hiệu trưởng phân công. Hiệu trưởng có thể phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ của hạng cao hơn nếu giáo viên có khả năng.
Đối với những nhiệm vụ theo hạng chức danh nghề nghiệp mà trường mầm non, phổ thông công lập không được giao hoặc không đủ điều kiện thực hiện thì người đứng đầu trường mầm non, phổ thông công lập quyết định việc quy đổi sang các nhiệm vụ khác có liên quan để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Không yêu cầu giáo viên phải nộp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng."
Đối với những trường hợp từ hạng III, IV sang hạng III mới thì không có gì để bàn vì chuyển hệ số lương bằng hoặc chỉ chênh lệch đôi chút và tiêu chuẩn hạng III là tiêu chuẩn của giáo viên đứng lớp, phù hợp.
Tuy nhiên, khi chuyển từ hạng II cũ ở bậc tiểu học, trung học cơ sở sang hạng II mới dự kiến sẽ có những giáo viên ở hệ số lương 3,33, 3,66, 3,99 cùng được chuyển qua hệ số lương 4,0 khiến nhiều giáo viên bức xúc, bất bình.
Có giáo viên tiểu học, trung học cơ sở nhận nhiệm vụ 2012, năm 2013 hết tập sự được bổ nhiệm lương tương đương hạng II cũ có hệ số lương 2,34 đến năm 2022 được bổ nhiệm lương có hệ số lương 3,33 (công tác 10 năm, 9 năm giữ hạng tương đương hạng II), người này không biết làm nhiệm vụ gì, có thành tích gì, có bị kỷ luật hay không,...vẫn sẽ được bổ nhiệm giáo viên hạng II mới có hệ số lương 4,0.
Một giáo viên tiểu học, trung học cơ sở khác công tác 2005, khi nhận công tác có trình độ cao đẳng nên được xếp lương tương đương hạng III cũ, đến năm 2012 có trình độ đại học, trải qua gần 18 năm công tác, vẫn ở lương hạng III cũ có hệ số lương 3,65, khi chuyển sang hạng III mới có hệ số lương 3,66. Muốn chuyển sang hạng II mới phải trải qua kỳ thi/xét thăng hạng khá vất vả.
Công tác dài hơn 7 năm, có bằng đại học trước khi giáo viên trên nhưng khi bổ nhiệm lương mới thấp hơn, khiến giáo viên bức xúc. Trong số những giáo viên trên có những người đã và đang là tổ trưởng, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,...
Một giáo viên tiểu học, trung học cơ sở khác nhận công tác năm 2005, khi nhận công tác có trình độ đại học xếp lương tương đương hạng II cũ, công tác 18 năm, hệ số lương hiện nay là 3,99, khi bổ nhiệm xếp lương mới sẽ xếp hạng II mới có hệ số lương 4,0.
Từ những phân tích trên cho thấy việc bổ nhiệm từ lương cũ sang mới vẫn còn tính chất "hên xui".
Theo người viết phân tích, có sự dễ dãi trong bổ nhiệm từ hạng I, II cũ sang hạng I, II mới sẽ nảy sinh nhiều bất cập, bất công khiến giáo viên lớn tuổi, nhiều thành tích bất mãn, giáo viên trẻ không có động lực phấn đấu vì khi bổ nhiệm hạng mới không cần căn cứ tiêu chuẩn và nhiệm vụ.
Giáo viên đang ở hạng II cũ có hệ số lương 3,33 nếu chuyển qua hạng II mới có hệ số lương 4,0 là sẽ vượt qua rất nhiều giáo viên công tác dài hơn đến gần 10 năm sẽ khiến nhiều người bức xúc.
Người viết cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến việc bổ nhiệm, xếp lương mới đơn giản, dễ dàng, có lợi cho giáo viên nhưng khi bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới quá dễ dãi, còn "hên xui" sẽ khiến nhiều giáo viên bất bình, tâm tư, không có động lực phấn đấu, nhiều người ở "nhầm hạng".
Nên rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét lại những tồn tại, bất cập điều này. Người viết có những kiến nghị, góp ý về dự thảo Thông tư trên như sau:
Thứ nhất, giáo viên không đảm bảo và thực hiện nhiệm vụ ở hạng cao phải "xuống hạng".
Theo người viết, có thể quy định nhiệm vụ quy định đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp là những công việc được giao sau khi bổ nhiệm để thuận tiện trong quá trình bổ nhiệm giống như dự thảo.
Tuy nhiên, sau khi bổ nhiệm trong vòng 03 năm, người được bổ nhiệm phải thực hiện nhiệm vụ tương ứng giáo viên hạng I, II, nếu không đủ tiêu chuẩn, không thực hiện được nhiệm vụ phải xuống hạng thấp hơn liền kề.
Thứ hai, nghiên cứu hệ số lương để không còn tình trạng bất cập 3,33-3,99 cùng chuyển qua hệ số lương 4,0, điều này rất bất cập vì nó không có cơ sở khoa học, việc chuyển xếp lương kiểu "hên xui" này không nên tồn tại.
Tôi cho rằng, để chuyển xếp giáo viên từ 3,33 sang 4,0 phải là giáo viên đặc biệt tiêu biểu, hiệu quả làm việc rất cao, có thành tích nổi bật ít nhất phải có bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc phải là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh trở lên.
Còn hiện nay, quy định chỉ đủ thời gian giữ hạng là được chuyển sang hạng II mới sẽ dẫn đến có những giáo viên không có thành tích gì, không giữ nhiệm vụ gì ở hệ số lương 3,33, 3,66 được chuyển sang hệ số lương 4,0 khiến nhiều người bức xúc.
Thứ ba, khi bổ nhiệm phải đảm bảo các tiêu chuẩn thi đua, thành tích
Có thể nới lỏng về các tiêu chuẩn nhiệm vụ, tiêu chuẩn đạo đức,... không cần minh chứng như trong dự thảo là đúng nhưng những tiêu chuẩn về thành tích phải được giữ lại. Giáo viên để được bổ nhiệm hạng II, I phải có thành tích về thi đua, khen thưởng,... ở từng hạng, điều này là động lực để giáo viên cố gắng phấn đấu để được thăng hạng. Chỉ cần thủ trưởng xác minh có các thành tích mà không cần minh chứng.
Thứ tư, thăng hạng mỗi năm một lần
Người viết đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, thi/xét thăng hạng mỗi năm một lần để giáo viên có đủ điều kiện được dự thi và thăng hạng lên hạng cao hơn.
Người viết đề xuất bỏ quy định thời gian giữ hạng, giáo viên đủ tiêu chuẩn thì được dự thi/xét thăng hạng để đảm bảo nguyên tắc giáo viên đủ tiêu chuẩn ở hạng nào thì hưởng lương ở hạng đó.
Nếu không đảm bảo tiêu chuẩn hạng đang giữ thì xuống hạng thấp hơn. Việc này nên được quy định rõ trong Thông tư vì Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa quy định điều này.
Thứ năm, bổ sung quy định giáo viên hạng III cũ được chuyển sang hạng II mới
Những giáo viên ở hạng III cũ ở bậc trung học cơ sở, tiểu học có bằng đại học trên 9 năm, đủ tiêu chuẩn hạng II mới nên được bổ nhiệm sang hạng II mới dạng trường hợp đặc cách để bù đắp mất mát, bất công của giáo viên trên thời gian qua.
Quảng Trị: Gần 200 giáo viên mầm non đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh Ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sau hơn 3 tháng diễn ra khai mạc hội thi, đến sáng nay (8/4), Sở GD&ĐT Quảng Trị đã tổ chức Tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh năm học 2021-2022. Bà Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị cùng ông Võ Văn Minh - Phó Giám đốc Sở...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bị xử phạt vì phát live stream thông tin sai sự thật tại điểm cấp đổi GPLX
Pháp luật
20:16:42 18/04/2025
Hoà Minzy lên tiếng khi được khuyên "chỉ nên làm nghệ thuật, chừa đường kinh doanh cho mẹ bỉm sữa"
Sao việt
20:07:51 18/04/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến Lee Dong Gun (Chuyện Tình Paris) bị chỉ trích thậm tệ?
Sao châu á
20:00:43 18/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm
Ẩm thực
19:56:35 18/04/2025
Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán
Thế giới
19:49:35 18/04/2025
Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng
Thế giới số
19:20:43 18/04/2025
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng
Sao thể thao
19:04:14 18/04/2025
Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước
Tin nổi bật
18:49:51 18/04/2025
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
18:41:20 18/04/2025
Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025