Giáo viên làm việc 8 tiếng/ngày ở trường liên quan gì đến dạy thêm chính khóa?
Giáo viên lấy giờ hành chính để dạy thêm, để lấy tiền, trong đó có nhiều người dùng quyền o ép dạy thêm thu tiền gây bức xúc trong nhân dân rõ ràng là có vấn đề.
Hiện nay, tại các trường học bộc lộ rất nhiều hạn chế, yếu kém của việc quản lý việc dạy thêm học thêm, có giáo viên dùng quyền của mình, dùng công cụ điểm số, thậm chí xúc phạm danh dự, thân thể,… ép học sinh học thêm thu tiền gây bức xúc trong nhân dân làm mất đi hình ảnh cao quý của người thầy trong giai đoạn hiện tại.
Không những thế, nhiều giáo viên hiện nay chưa tập trung vào công việc, làm việc kiểu cầm chừng, đối phó, không nghiên cứu học hỏi những ứng dụng hay, mới, hiệu quả vào giảng dạy và giáo dục học sinh.
Trong đó, việc đề xuất giáo viên không được dạy thêm giờ hành chính, cấm dạy thêm chính khóa chính là những giải pháp hay để giải quyết các vấn đề trên.
Dạy thêm là nghề rất “lạ”
Đã có nhiều năm công tác trong ngành giáo dục trong nước, cũng có điều kiện tham khảo các giáo dục của một số nước trong khu vực, tôi cho rằng việc dạy thêm của ta hiện nay rất “lạ”.
Nó “lạ” ở rất nhiều lý do như khi đề xuất cấm dạy thêm thì nhận rất nhiều phản biện như tại sao bác sĩ làm thêm được, giao viên không được làm thêm? Hay làm thêm để kiếm thêm thu nhập, kiếm tiền để làm giàu là nhu cầu chính đáng của mọi công dân,…
Tuy nhiên, ít giáo viên nào biết rằng, giáo viên là viên chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, Luật Viên chức, mọi người đều phải bình đẳng trước hiến pháp và pháp luật, ai cũng phải tuân thủ thời gian, giờ giấc trong thực thi nhiệm vụ trong đó có làm việc trong giờ hành chính.
Đặc thù của giáo viên hiện nay, dù chưa quy định làm việc theo giờ hành chính, tuy nhiên sau giờ, tiết dạy trên lớp, giờ hành chính còn lại giáo viên phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo Luật Giáo dục và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo như chấm bài, soạn bài, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, hướng dẫn học sinh học tập trải nghiệm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu,…
Một lớp rèn chữ tại nhà. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: NGUYỄN QUỲNH/Nld.com.vn)
Giáo viên lấy giờ hành chính để dạy thêm, để lấy tiền, trong đó có người dùng quyền o ép dạy thêm thu tiền gây bức xúc trong nhân dân rõ ràng là có vấn đề, cần phải loại bỏ.
Video đang HOT
Không ai cấm làm thêm, tuy nhiên bác sĩ hay mọi người làm thêm đều làm ngoài giờ hành chính, giáo viên lại lấy giờ hành chính dạy thêm thu tiền là điều không nên tồn tại, bất công.
Nghề dạy thêm còn “lạ” ở việc đối tượng để người làm thêm thu tiền là người học (người thụ hưởng) là đối tượng người học chưa làm ra tiền mà ba, mẹ phải trả tiền cho người dạy.
Điều “lạ” tiếp theo là người mua (thượng đế) không biết được kết quả ra sao. Kết quả từ việc dạy thêm rất khó được kiểm chứng, nếu người dạy học sinh chính khóa dạy thêm kết quả còn khó kiểm chứng hơn, giáo viên vừa là người dạy trên lớp, là người ra đề, chấm bài lại là người dạy thêm nên khi học thêm giáo viên đó thì đa số điểm trên lớp rất cao, tuy nhiên có nhiều học sinh thi tuyển vào lớp 10 hay thi tốt nghiệp trung học phổ thông điểm rất thấp, lúc đó không thấy ai chịu trách nhiệm về sản phẩm mình tạo ra.
Tôi chưa từng nghe nói, giáo viên (người bán) khi bán ra sản phẩm tồi học sinh thi điểm thấp, thi không đạt phải bồi thường cả về vật chất lẫn tinh thần cho người mua (học sinh và phụ huynh).
Ở nhiều nước phát triển họ cũng có dạy thêm, học thêm nhưng đa số họ chỉ làm việc ngoài giờ và dạy kiểu gia sư, tức là chỉ dạy thêm chỉ 1 vài học sinh, không phải dạy kiểu sáng dạy trên lớp, trưa đem ra ngoài dạy thêm như ở ta hiện nay.
Điều “lạ” cuối cùng là theo quan sát của người viết thì có khá nhiều người bán (giáo viên) dùng quyền hành, điểm số “o ép” để học sinh phải học thêm mà không ai bị xử lý.
Cấm dạy thêm học sinh chính khóa và dạy thêm giờ hành chính là hợp lý, hợp tình
Theo tôi, chỉ có giáo viên nào dạy trên lớp, dạy học sinh chính khóa mới ép buộc, o ép học sinh học thêm thu tiền, làm méo mó ngôi trường giáo dục, méo mó việc dạy thêm nên việc cấm dạy thêm học sinh chính khóa là mong mỏi của đông đảo nhân dân mong muốn có môi trường giáo dục công bằng bình đẳng.
Hiện nay, việc quản lý dạy thêm học sinh chính khóa được giao cho hiệu trưởng, tuy nhiên hiệu trưởng vì nhiều lý do đa số đều ký cho phép dạy thêm chính khóa nên quy định giao cho hiệu trưởng quyết định là không hợp lý.
Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian tới khi ban hành văn bản về dạy thêm học thêm, đưa hẳn nội dung cấm học sinh chính khóa vào quy định cụ thể.
Bên cạnh đó như đã nói ở trên, việc giáo viên lấy giờ hành chính để dạy thêm thu tiền, làm giàu từ dạy thêm, tận thu tiền từ cha, mẹ học sinh gây bức xúc trong xã hội nên việc cấm giáo viên dạy thêm giờ hành chính là thiết yếu, cấp bách để góp phần tạo sự công bằng xã hội, góp phần hạn chế dạy thêm trái phép tràn lan như hiện nay.
Do những vấn đề trên, việc cấm dạy thêm học sinh chính khóa, cấm giáo viên dạy thêm giờ hành chính là điều có thể thực hiện được, được nhân dân mong mỏi.
Chỉ có cấm dạy thêm giờ hành chính, dạy thêm học sinh chính khóa thì mới hy vọng dạy thật, học thật và nâng cao chất lượng thực chất của dạy và học
Một lần nữa, cấm giáo viên dạy thêm chính khóa, cấm giáo viên dạy thêm giờ hành chính là điều hợp lý, hợp tình, đúng đắn và nó chính là một trong những giải pháp hiện nay để hạn chế dạy thêm tràn lan như hiện nay, lấy lại niềm tin trong nhân dân về giáo dục cũng như dần dần tiến tới dạy thật, học thật, nâng cao chất lượng giáo dục.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Khổ vì... Kế hoạch nhỏ
Phong trào Kế hoạch nhỏ từ lâu đã được triển khai ở các trường để giáo dục học sinh tiết kiệm, bảo vệ môi trường, sẻ chia. Song, nhiều nơi vì muốn đạt thi đua, đưa ra chỉ tiêu cao khiến phụ huynh, học sinh khổ sở
Kế hoạch nhỏ được thực hiện qua các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp, bảo đảm thực hiện đúng mục đích và tính lan tỏa của phong trào. Mỗi trường sẽ có những hình thức thực hiện khác nhau, như nuôi heo đất, thu gom giấy báo cũ, vỏ lon, chai nhựa, trồng rau sạch, giao hàng đổi đồ dùng học tập, đóng góp vật phẩm... Đây là phong trào Đoàn, Đội được ra đời từ năm 1958, với mục đích giáo dục đội viên, học sinh tinh thần tương thân tương ái.
Quá sức khi phải nộp 40 kg giấy vụn
Phong trào Kế hoạch nhỏ được hầu hết các trường học tham gia. Đây vừa là sân chơi cho học sinh vừa để tổ chức Đội trong trường học cũng có một khoản tiền giúp bạn nghèo, tổ chức công trình măng non, khen thưởng... Thế nhưng, nhiều phụ huynh mong muốn đừng để vì thành tích mà khiến các em lơ là học tập, chăm chăm đi kiếm sách báo cũ, vỏ lon bia, biến lớp học thành vựa đồng nát.
Hoạt động Đoàn, Đội cần phù hợp và thiết thực hơn. (ảnh chỉ có tính minh họa)
Một phụ huynh tại Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận 1, TP HCM) cho biết con chị được cô giáo thông báo nộp giấy vụn để thực hiện Kế hoạch nhỏ, số lượng là 40 kg giấy. Từ khi nhận được thông báo, phụ huynh và học sinh chạy khắp nơi, từ tiệm photocopy đến nhà bà con để xin giấy, không đủ thì đi mua.
"Thấy các bạn trong lớp đều nộp, con tôi đòi phải kiếm đủ 40 kg, như vậy sẽ được cô giáo khen. Mặc dù nói là tự nguyện nhưng không nộp, tôi sợ con sẽ bị đánh giá kém trong hoạt động trường, bị cho điểm thấp" - phụ huynh này cho hay.
Phụ huynh Trường Tiểu học Trưng Trắc (quận 11, TP HCM) cũng phản ánh con họ được cô giáo "khuyến khích" nộp 40 kg giấy để làm Kế hoạch nhỏ. Nộp đủ số lượng này, các em sẽ được giấy công nhận "Dũng sĩ Kế hoạch nhỏ". Từ lời động viên của cô, học sinh về nhà tìm khắp nơi để đạt được số lượng mang nộp.
Thầy Bùi Duy Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, cho biết chương trình này là do Đoàn, Đội của trường thực hiện, học sinh tham gia theo tinh thần tự nguyện. Do đó, thầy Phương không nắm được thông tin có lớp buộc học sinh phải nộp 40 kg giấy.
Theo thầy Phương, đây là chương trình được tổ chức hằng năm và hầu như các trường trên địa bàn TP HCM đều thực hiện. "Tôi sẽ kiểm tra và chấn chỉnh giáo viên ngay nếu có trường hợp buộc học sinh nộp bao nhiêu giấy vụn, vì đây là phong trào tự nguyện nên không thể đưa ra định mức. Phụ huynh cũng yên tâm, tôi không để xảy ra tình trạng hạ điểm hay phạt học sinh khi không tham gia phong trào" - thầy Phương khẳng định.
Tại Trường Tiểu học Trưng Trắc, thầy Phan Văn Trí, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin theo hướng dẫn của Hội đồng Đội TP HCM, học sinh nào tham gia đóng góp từ 20 kg đến 40 kg giấy vụn, chai nhựa, lon bia... sẽ được quận, huyện trao giấy công nhận "Chiến sĩ Kế hoạch nhỏ", từ 40 kg trở lên sẽ nhận giấy công nhận "Dũng sĩ Kế hoạch nhỏ" cấp TP.
"Trường không buộc các em phải nộp 40 kg để đạt danh hiệu, các em có bao nhiêu thì nộp chừng ấy. Tôi sẽ quán triệt lại giáo viên, nếu xảy ra trường hợp ép học sinh nộp nhiều để đạt thi đua, tôi sẽ xử lý" - thầy Trí khẳng định.
Quy thẳng ra... tiền!
Chị Lê Thu Thủy - có con học lớp 1 tại quận Gò Vấp, TP HCM - phản ánh gần cuối học kỳ I, con chị được cô giáo thông báo thực hiện Kế hoạch nhỏ. Song, các em không cần nộp giấy hay lon bia mà quy thẳng ra tiền. Cô quy định mỗi em nộp từ 20.000 đồng trở lên. Ngoài ra, cô còn để một con heo đất trong lớp, bạn nào có tiền thì bỏ vào.
"Con tôi kể có nhiều bạn mỗi ngày đều bỏ tiền vào heo đất, tôi không cho con mang theo tiền khi đi học nên không bỏ. Có nhiều lần cô nhắc bỏ tiền vào heo đất, con tôi lại về xin tiền mẹ để hôm sau đi học bỏ vào chứ không sẽ xấu hổ với các bạn, vì cô cứ nhắc tên con" - chị Thủy kể.
Tương tự, chị Nguyễn Minh Hà - có con đang theo học tại quận Bình Thạnh, TP HCM - chia sẻ mỗi lần lớp có Kế hoạch nhỏ, chị lại nhận được tin nhắn của cô "phụ huynh cho con tiền đóng Kế hoạch nhỏ, số tiền bao nhiêu tùy gia đình, mong phụ huynh nộp sớm".
Chị Hà thắc mắc từ bao giờ phong trào Kế hoạch nhỏ đã chuyển thành "quyên góp tiền" tự nguyện và số tiền thu được sẽ đi về đâu? Phụ huynh chưa bao giờ được thông báo về khoản tiền Kế hoạch nhỏ đã dùng vào việc gì.
Theo hướng dẫn thực hiện phong trào Kế hoạch nhỏ tại TP HCM giai đoạn 2019 - 2022 của Hội đồng Đội TP HCM, tất cả nguồn thu chi của phong trào tại các chi đội, liên đội được quản lý tại bộ phận tài chính của trường. Nguồn thu từ phong trào được sử dụng vào các mục đích: thực hiện công trình măng non, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng cá nhân hoặc tập thể thực hiện tốt phong trào Kế hoạch nhỏ và các trường hợp khác cần hỗ trợ đột xuất. Việc sử dụng kinh phí từ phong trào Kế hoạch nhỏ phải thực hiện đúng nguyên tắc, mục đích, công khai, minh bạch và báo cáo hằng năm theo quy định.
Không được thu tiền trực tiếp
Hướng dẫn của Hội đồng Đội TP HCM cũng nêu rõ: Công tác thu chi, sử dụng kinh phí phải rõ ràng và minh bạch, tuyệt đối không thu tiền trực tiếp từ đội viên hoặc cha mẹ học sinh. Hoạt động phải phù hợp với lứa tuổi, cấp học, bảo đảm tính thiết thực, gắn với thực hiện chương trình rèn luyện đội viên; yêu cầu 100% đội viên, học sinh tham gia...
Nếu buộc ngày đến trường 8 tiếng, giáo viên dạy qua loa thì làm thế nào? Quản lý giáo viên bằng giờ hành chính nhưng lên lớp thầy cô chỉ dạy lớt phớt sẽ thế nào đây? Quản lý bằng chất lượng học sinh chắc chắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Câu chuyện nên quy định giáo viên làm giờ hành chính (8 tiếng/ngày) ở trường học đang thu hút sự tranh luận sôi nổi của giáo viên....