Giáo viên là nhân tố quyết định thành bại của đổi mới giáo dục
Nhiều chỉ số về giáo dục của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, như tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN.
Tại phiên thảo luận hôm nay 27/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có bài tham luận về các chuyển biến của giáo dục Việt Nam sau khi thực hiện nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của đất nước. Trong đó nhấn mạnh vai trò của giáo viên – nhân tố quyết định thành bại của đổi mới giáo dục.
Quốc tế đánh giáo cao chất lượng học sinh phổ thông của Việt Nam
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, theo báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới về Vốn nhân lực, chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam đạt 0.69, đứng thứ 38 trên 174 nền kinh tế. Trong đó, thành phần kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương với các nước như Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển.
Nhiều chỉ số về giáo dục của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, như tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN.
Kết quả Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á (SEA PLM) năm 2019 cho thấy chất lượng giáo dục tiểu học của Việt Nam đứng vào tốp đầu của các nước ASEAN. Trong 6 nước tham gia đánh giá năm 2019 (Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Phillipines), học sinh tiểu học Việt Nam đứng đầu ở cả 3 năng lực được khảo sát, gồm Đọc hiểu, Viết, Toán học.
Trong các đợt đánh giá PISA, Việt Nam cũng đã gây bất ngờ lớn cho cả thế giới, với kết quả vượt trội so với trung bình của các nước trong khối OECD trong khi mức đầu tư cho giáo dục của chúng ta thấp hơn hẳn.
Học sinh Việt Nam đoạt nhiều huy chương tại các cuộc thi kiến thức mang tầm quốc tế. Ảnh minh họa
Chất lượng giáo dục mũi nhọn được thế giới đánh giá cao trên đấu trường quốc tế. Kết quả thi Olympic của học sinh Việt Nam những năm vừa qua có bước tiến bộ vượt bậc với 49 huy chương vàng trong giai đoạn 2016-2020. Đây là con số đáng kể so với 27 huy chương vàng trong giai đoạn 2011-2015.
Nhiều học sinh Việt Nam đạt điểm số cao nhất ở các nội dung thi, trong đó phần thi thực hành có sự cải thiện đáng kể, qua đó khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam sánh ngang với các nước có nền giáo dục tiên tiến.
Phổ cập giáo dục mầm non đạt gần 100%
Một dấu ấn nữa sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là nước ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
Video đang HOT
Theo đó, chỉ tiêu về đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trên toàn quốc cho trẻ 5 tuổi đã hoàn thành ngay từ đầu năm 2017 với tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,98%.
Trẻ em mẫu giáo ở các vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, trẻ không có nguồn nuôi dưỡng, trẻ thuộc hộ nghèo, cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật được quan tâm phát hiện sớm, can thiệp sớm, học hòa nhập, nâng cao tỷ lệ huy động trẻ em đến trường.
Bên cạnh đó, nước ta cũng duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở. Cả nước đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó, 18/63 tỉnh, thành phố đạt mức độ 3 (năm 2016 mới có 12/63 tỉnh).
Tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non đạt gần tuyệt đối 100%, theo Bộ GD&ĐT. Ảnh minh họa
“Trong bối cảnh là nước có thu nhập thấp, nhiều khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội rất khó khăn, giao thông cách trở, việc thực hiện thành công mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi thể hiện nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống chính trị trong việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời, tạo tiền đề quan trọng để các em bước vào các bậc học tiếp theo” – tư lệnh ngành giáo dục nhấn mạnh.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Bên cạnh những thành tích ngành giáo dục đạt được sau 7 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đề cập đến các hạn chế, bất cập, trong đó có tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cá biệt có những giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc xã hội.
Nhấn mạnh đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục , Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cam kết, thời gian tới, ngành giáo dục tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức trong ngành, bảo đảm tinh gọn, hiệu quả.
Ngành cũng rà soát, sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên, giảng viên bảo đảm quy định về khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục, quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên đối với các cấp học.
Cùng với đó, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên theo hướng xây dựng một số trường đại học sư phạm trọng điểm tại các vùng, miền và củng cố các trường cao đẳng sư phạm. Cơ sở đào tạo bồi dưỡng giáo viên ở các địa phương theo “mô hình vệ tinh” với các trường đại học sư phạm trọng điểm.
Bộ GD&ĐT xây dựng cơ chế đặt hàng với các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho địa phương, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, bảo đảm việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Cơ chế trên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và phù hợp với quy định của Luật Giáo dục năm 2019.
Đồng thời, tiếp tục chuẩn hóa giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo các vị trí chức danh, xây dựng lộ trình và thực hiện nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 và thực hiện bồi dưỡng đội ngũ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mà Bộ GD&ĐT đã ban hành.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, giáo viên là nhân tố quyết định thành bại của đổi mới giáo dục. Ảnh minh họa
Liên quan đến đội ngũ giảng viên đại học , ông Nhạ khẳng định sẽ xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển khoa học, công nghệ cho đất nước. Những giải pháp trên gắn với yêu cầu khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong đó, ngành có cơ chế, chính sách để thu hút, trọng dụng và phát huy vai trò của các giáo viên, giảng viên giỏi, các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ ở trong và ngoài nước đến làm việc, tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục.
Nâng chuẩn giáo viên - yêu cầu tất yếu của đổi mới giáo dục
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng giáo dục... việc nâng cao trình độ chuyên môn năng lực sư phạm của đội ngũ GV tại mỗi địa phương là vô cùng cần thiết.
Nâng cao trình độ chuyên môn năng lực sư phạm của đội ngũ GV tại mỗi địa phương là vô cùng cần thiết.
Nỗ lực từ địa phương
Tới nay các địa phương đang khẩn trương, tích cực trong việc nâng cao trình độ chuẩn cho GV nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.
Tại Hải Dương, UBND tỉnh đã ra kế hoạch nâng trình độ GV phấn đấu cán mốc vào năm 2025. Theo đó, hết 31/12/2025, 100% GV mầm non đang đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp CĐSP mầm non trở lên;
100% GV tiểu học đang đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo GV tiểu học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm; 100% GV THCS đang đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm.
Phòng GD&ĐT Bắc Hà (Lào Cai) cho biết: Toàn huyện hiện có 1.795 biến chế. Trong đó, UBND huyện quản lý 1.652 biên chế (3 cấp học); trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên đạt 78%. Cấp tiểu học 720 biên chế, trình độ chuyên môn đạt chuẩn 41%. Cấp THCS có 428 biên chế, trình độ chuyên môn đạt chuẩn 85%.
Hiện nay, Phòng GD& ĐT thực hiện hợp đồng ngắn hạn đối với 20 biên chế GV. Trực thuộc Sở GD&ĐT có 143 biên chế. 100% GV có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, trong đó có 10,2% GV có trình độ trên chuẩn.
Ông Bùi Văn Tiến - Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà khẳng định: Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn đội ngũ luôn được UBND huyện, Phòng GD&ĐT Bắc Hà quan tâm thực hiện; Phấn đấu đến hết năm 2025 có 100% GV có trình độ đạt chuẩn.
Năng lực, trình độ đội ngũ nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục. Ảnh: Đức Trí
Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định, ông Cao Xuân Hùng cho biết: UBND tỉnh đưa chỉ tiêu: Đến 31/12/2025, ít nhất 70% GV mầm non thuộc diện đào tạo nâng trình độ chuẩn đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp CĐSP; 80% GV tiểu học, 70% GV THCS thuộc diện đào tạo nâng trình độ chuẩn đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
100% CBQL giáo dục đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp đáp ứng trình độ chuẩn của cấp học theo quy định của Luật Giáo dục 2019...
Bảp đảm lộ trình phù hợp
Để vừa thực hiện nâng trình độ chuẩn đào tạo GV vừa bảo đảm sắp xếp không thiếu GV giảng dạy, các địa phương phải xây dựng kế hoạch, tiêu chí để cử GV đi nâng trình độ chuẩn; bố trí, sắp xếp phù hợp.
Với ngành GD&ĐT Nam Định, UBND tỉnh đã yêu cầu bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho CBQL, GV phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học.
Mặt khác, phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng của GV, kết hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ/nhóm chuyên môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.
CBQL, GV tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được hưởng 100% lương, các chế độ phụ cấp theo quy định; được bảo đảm các quyền và thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 71...
Việc nâng chuẩn GV tại các địa phương cần lộ trình phù hợp. Ảnh: Đức Trí
Theo văn bản trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV mầm non, tiểu học, THCS giai đoạn 2020 - 2025, ngành GD&ĐT Nghệ An nhấn mạnh: Lựa chọn GV phải phù hợp với thực trạng hiện có của cơ sở giáo dục, không để thiếu GV giảng dạy trong thời gian cử GV tham gia đào tạo...
Theo ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT): Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn của GV mầm non, tiểu học và THCS được quy định từ 1/7/2020 đến ngày 31/12/2030.
Do đó, các địa phương cần xây dựng kế hoạch, tiêu chí cử GV đi đào tạo nâng trình độ chuẩn; bố trí, sắp xếp để bảo đảm không thiếu GV giảng dạy.
Cùng đó, chuẩn bị các điều kiện về kinh phí, các vấn đề liên quan đến giao nhiệm vụ, đặt hàng và phối hợp chặt chẽ với cơ sở đào tạo để thực hiện lộ trình nâng chuẩn GV.
Với lộ trình cụ thể và những hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan, đơn vị liên quan, việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV sẽ tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, tạo động lực mới để ngành Giáo dục khẳng định thêm quyết tâm thực hiện CTGDPT mới theo hướng chuẩn hóa, hội nhập quốc tế.
Những thành tựu đổi mới, sáng tạo trong giáo dục Giai đoạn 2016 - 2020 là ngành giáo dục tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 và triển khai thực hiện nhiều định hướng, chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD và T) của ảng và Nhà nước. Giờ học của học sinh Trường tiểu học Khu đô thị Sài...