Giáo viên có thể làm 8 tiếng/ngày ở trường với điều kiện không mang việc về nhà
Ngành giáo dục đang thiếu 2 yếu tố quan trọng nhất là cơ sở vật chất và đời sống giáo viên thì chắc chắn không thể áp dụng việc buộc giáo viên làm 8 tiếng/ngày.
Bài viết Rất nhiều giáo viên phổ thông làm việc không đủ 8 giờ/ngày tại trường của tác giả Nhật Khoa đăng trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 14/1/2021 thật sự đã trở thành đề tài nóng trong các câu chuyện của giáo viên mấy ngày gần đây.
Ngoài giờ dạy giáo viên còn phải hoàn thành cả đống hồ sơ sổ sách thế này (Ảnh minh họa VTV)
Nhiều thầy cô giáo bất bình cho rằng người viết không làm trong ngành giáo dục nên thiếu sự am hiểu về tính chất công việc của nhà giáo nên mới đưa ra những quan điểm vô lý như vậy.
Cá nhân tôi cũng không đồng tình với bài viết vì do tính chất đặc thù của công việc nên giáo viên không thể giảng dạy xong trên lớp và ở lại trường đủ 8 tiếng mới về nhà.
Thế nhưng, trước đề xuất của tác giả Nhật Khoa tăng lương và quy định giáo viên phải ở trường đúng 8 tiếng như các công chức, viên chức ngành nghề khác, tôi chợt nhớ đến câu chuyện do thầy giáo hiệu trưởng một trường trung học phổ thông ở quê sau khi đi tham quan một số trường học tại Singapore về kể lại.
Và thấy rằng, quan điểm và những đề xuất của tác giả Nhật Khoa không hẳn là vô lý.
Câu chuyện về giờ giấc làm việc của giáo viên xứ người qua lời kể của một hiệu trưởng
Nhiều trường học ở Singapore mà đoàn cán bộ giáo dục đến tham quan thấy giáo viên bên này làm việc đủ 8 tiếng/ngày ở trường sau đó mới về nhà.
Ngoài giờ lên lớp, các thầy cô giáo nơi đó về phòng hội đồng vừa nghỉ ngơi vừa làm các công việc phục vụ giảng dạy của mình cho buổi giảng dạy tiếp theo. Mỗi giáo viên đều có không gian làm việc, nghỉ ngơi, có một máy tính nối mạng riêng để phục vụ cho công việc của mình.
Đó là, những công việc thường ngày chuẩn bị cho tiết học ngày hôm sau như soạn bài, làm đồ dùng dạy học, lên kế hoạch chuyên môn, hoàn thành các loại hồ sơ sổ sách…
Hoặc những công việc định kỳ như chấm bài kiểm tra, vào điểm, xếp loại, nhận xét học sinh, liên hệ với phụ huynh…
Sau giờ làm việc ở trường, giáo viên bước ra khỏi cổng trường là để tất cả công việc lại đó cho ngày hôm sau mà không phải lo nghĩ gì cả, tuyệt đối không ai mang công việc về nhà để làm như giáo viên xứ ta hiện nay.
Một điều đặc biệt nữa là, lương giáo viên của họ gấp 30 lần lương giáo viên của mình nên sau một ngày làm việc ở trường các thầy cô về nhà đã không phải làm việc trường càng không phải chạy vắt chân lên cổ để mưu sinh.
Giáo viên hiện đang làm hơn 40 giờ/tuần
Giáo viên các cấp đã có định mức tiết dạy riêng như giáo viên tiểu học dạy 23 tiết/tuần, trung học cơ sở dạy 19 tiết/tuần, trung học phổ thông dạy 17 tiết/tuần. Nhưng để đảm bảo những tiết dạy theo quy định thì công tác chuẩn bị đằng sau đó cũng khá nhiều.
Đó là việc soạn bài, làm đồ dùng dạy học, có những tiết dạy giáo án điện tử thầy cô phải soạn cả buổi chưa xong. Rồi những tiết dạy chuyên đề, thao giảng tổ, thao giảng trường, tiết dạy chào mừng, tiết dạy dự thi…
Tiếp đến lên kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo học sinh yếu kém, học sinh khá giỏi. Rồi chấm bài, cộng điểm, nhận xét, vào sổ điểm, vào phần mềm, liên hệ với phụ huynh làm công tác phối hợp giáo dục…
Bên cạnh đó, còn phải hoàn thành công tác phổ cập, học sinh nghỉ học phải đi đến nhà vận động ra lớp, không chỉ một lần mà năm lần bảy lượt. Chưa nói đến những buổi họp hành triền miên như họp tổ chuyên môn, họp chuyên môn cấp, họp hội đồng sư phạm, họp liên tịch, họp thi đua, họp hội đồng trường…
Video đang HOT
Nếu tất cả quy đổi bằng số giờ làm việc thì giáo viên chúng tôi đã và đang làm chắc chắn hơn 40 giờ/tuần.
Ở nước ta, có áp dụng kiểu buộc giáo viên phải làm việc 8 tiếng/ngày được không?
Nếu nay chúng ta quy định giáo viên phải làm ở trường đủ 8 tiếng/ngày mới được về sẽ thế nào?
Thứ nhất , không có đủ chỗ và phương tiện cho giáo viên ngồi làm việc. Nếu một trường học khoảng 100 giáo viên cho hơn 50 lớp thì giờ nào cũng có khoảng 50 thầy cô giáo ngồi ở văn phòng.
Không phải trường nào cũng có phòng hội đồng rộng, giáo viên sẽ ngồi chờ tiết dạy ở đâu? Đâu phải giáo viên nào cũng có đủ điều kiện mua máy tính xách tay, họ sẽ làm gì cho hết thời gian không lên lớp?
Khi làm việc ở trường, mỗi giáo viên phải có tủ đựng hồ sơ để cất giữ hồ sơ sổ sách, kế hoạch, sổ điểm, bài kiểm tra, học bạ…của học sinh. Phòng chờ còn không có thì lấy phòng nào kê tủ đựng hồ sơ?
Thứ hai , đời sống giáo viên thấp mà ngồi cả ngày trên trường cho đủ 8 tiếng mới về thì sao duy trì nổi cuộc sống của gia đình?
Không phải kêu ca, không kể nghèo than khổ, phải thừa nhận một điều đa phần giáo viên của chúng ta hiện nay không làm thêm bằng nghề tay trái sẽ khó duy trì một cuộc sống trung bình.
Ngoài một số ít thầy cô có thêm nghề dạy thêm vì dạy một số môn mũi nhọn thì đa phần giáo viên ngoài giờ lên lớp phải vất vả mưu sinh với rất nhiều nghề. Họ tranh thủ làm ban ngày (sau giờ lên lớp) và chấp nhận thức đến khuya để hoàn thành các công việc liên quan đến chuyên môn.
Khi cuộc sống vật chất tạm ổn, khi con cái có đủ điều kiện ăn học (chỉ cần ở mức bình thường) thì các thầy cô giáo mới có thể chuyên tâm vào giảng dạy.
Ở đất nước Singapore giàu có và đủ đầy người ta quy định giáo viên phải làm đủ 8 tiếng/ngày vì họ hơn chúng ta cơ sở vật chất và đời sống nhà giáo.
Nay, ngành giáo dục của chúng ta lại thiếu hẳn 2 yếu tố quan trọng nhất là cơ sở vật chất và đời sống giáo viên thì không thể và chắc chắn không bao giờ có thể áp dụng được những giải pháp mà tác giả Nhật Khoa đã nêu ra.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Mất hàng trăm triệu đồng chạy biên chế để được dạy thêm học sinh chính khóa?
Dạy thêm thu nhập gấp 5 - 10 lần lương, dù lương 15 triệu đồng/tháng, giáo viên những môn dạy thêm được như hiện nay cũng khó mà bỏ dạy thêm!
Chuyện dạy thêm, học thêm là câu chuyện chưa hề cũ trong dư luận của nước ta. Có rất nhiều lý giải cho nguyên nhân học trò chúng ta phải quay cuồng học thêm và giải pháp hạn chế, xóa bỏ tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan hiện nay.
Có phải lương giáo viên thấp, nên phải ép học sinh để dạy thêm?
Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên phải xác định giáo viên nào dạy thêm?
Thật ra không phải tất cả giáo viên đều dạy thêm; với tiểu học chỉ có giáo viên chủ nhiệm, với trung học chỉ có giáo viên bộ môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và một phần bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học.
Ngoài ra, dạy thêm, học thêm chỉ rầm rộ ở thành thị, còn nông thôn có nhưng không nhiều; với vùng sâu, vùng xa, giáo viên còn phải vận động học trò đi học, không có khái niệm dạy thêm. [1]
Điều đó có nghĩa, phần lớn giáo viên sống bằng lương của mình. Mặt khác, so với các ngành nghề khác, lương giáo viên vẫn thuộc hàng cao nhất trong khối các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay.
Trên một số diễn đàn, đã có những lời khuyên chân tình của giáo viên "Nếu bạn thấy lương thấp, chưa tương xứng với cống hiến của mình, bạn nên đổi nghề". Thế nhưng, hàng năm có rất ít giáo viên đổi nghề, nhảy việc.
Nên lương thấp không phải là lý do để giáo viên dạy thêm đổ lỗi!
Giải pháp để xóa bỏ tình trạng dạy thêm, học thêm là gì? (Ảnh minh họa: VTV)
Mất hàng trăm triệu đồng chạy 1 suất biên chế giáo viên... dù biết lương thấp?
Trước khi chọn trường, chọn nghề sư phạm, ngoài được miễn học phí, những sinh viên sư phạm chắc chắn đã biết lương giáo viên như thế nào, tháng bao nhiêu tiền, số tiền đó có sống được không.
Hiện nay, hàng trăm ngàn giáo sinh sư phạm ra trường chưa có việc làm, điều đó có nghĩa với mức lương giáo viên hiện hưởng vẫn thu hút được nguồn lực lao động của xã hội.
Chuyện chạy công chức trong tuyển dụng giáo viên không hề mới. Người ta sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng để kiếm một chân giáo viên biên chế. [2]
Nếu không sống được bằng lương, cớ sao người ta lại "đầu tư" như thế? Mất hàng trăm triệu đầu tư, phải có cách thu lời sau đó chứ, trong khi đó lương lại thấp?
Một đồng nghiệp ở Hà Nội khoe với tôi mỗi tháng dạy thêm có thể kiếm được 100 triệu đồng - 120 triệu đồng. Số tiền này bằng lương tháng của tôi cả năm.
Được biết trung bình một lớp dạy thêm ở thủ đô có 40 học sinh, mỗi em đóng 60.000 đồng/ buổi, như vậy giáo viên dạy 8 buổi cũng thu về khoảng 20 triệu đồng/tháng.
Còn một đồng nghiệp khác ở tỉnh, dạy cho vui mỗi tháng cũng kiếm được 20-30 triệu đồng.
Tôi hỏi vài đồng nghiệp đang dạy hợp đồng tại các trường công lập rằng sao không bỏ nghề khi mức lương thấp như vậy? Họ thật thà trả lời, bám trụ lại chẳng qua để lấy cái "mác" mở lớp dạy thêm bên ngoài, chứ mấy ai sống nhờ đồng lương.
Mỗi mùa thi, một giáo viên dạy thêm có thể kiếm vài trăm triệu là chuyện bình thường. Đương nhiên không phải giáo viên nào cũng được thu nhập như vậy, bởi còn phụ thuộc vào trình độ, danh tiếng và môn học. Một giáo viên phổ thông lương có thể từ 5-10 triệu đồng nhưng thu nhập từ dạy thêm có thể gấp 10 lần con số đó.
Như vậy, mất hàng trăm triệu để làm giáo viên... dạy thêm học sinh chính khóa!
Tăng lương giáo viên sẽ xóa bỏ được dạy thêm, học thêm?
Có ý kiến cho rằng, tăng lương giáo viên 20 triệu đồng/tháng, có lẽ chẳng giáo viên nào dạy thêm; trả lương giáo viên từ 15 triệu đồng/tháng như trường dân lập, giáo viên sẽ không muốn dạy thêm. [3]
Thật ra giáo viên trường dân lập có muốn dạy thêm học sinh chính khóa cũng không dạy được, nhà trường không cho phép, học sinh đã được học đầy đủ trong giờ chính khóa rồi, không có nhu cầu học thêm nữa.
Giáo viên công lập dạy thêm có thu nhập cao, chủ yếu dạy học sinh chính khóa! Chính vì vậy, dù kêu ca lương thấp nhưng vẫn "bám trụ" để dạy thêm, chứ mấy ai vì lương thấp mà bỏ nghề.
Dạy thêm thu nhập gấp 5 - 10 lần lương, dù lương 15 triệu đồng/tháng, giáo viên những môn dạy thêm được như hiện nay cũng khó mà bỏ dạy thêm!
Cơ sở nào để tăng lương cho giáo viên công lập lên ... 20 triệu đồng/tháng?
Để biết đề xuất tăng lương cho giáo viên công lập lên ... 20 triệu đồng/tháng thiếu thực tế thế nào, chúng ta tham khảo lương của những vị lãnh đạo Quốc gia.
Lương của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ nước ta hiện nay khoảng 20 triệu đồng/tháng [4]. Vậy sao đòi hỏi nâng lương giáo viên lên 20 triệu đồng/tháng được?
Làm sao xóa bỏ dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay?
Cần nhìn thẳng vào vấn đề, nhu cầu học thêm của học sinh hiện nay có 5 nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất: Chương trình quá nặng, nội dung quá hàn lâm, không gắn với thực tế và tính vừa sức của học trò, thi và kiểm tra vẫn tập trung vào đánh giá khả năng ghi nhớ, khối lượng kiến thức, nên không học thêm khó vượt qua các kỳ thi.
Thứ hai: Chúng ta còn quá nặng về bằng cấp, chứng chỉ, nên làm méo mó mục đích của giáo dục, thực tế chúng ta dạy để học trò đi thi làm được bài, học sinh học để đạt điểm cao, chỉ là học để thi.
Thứ ba: Còn tồn tại các kỳ thi học sinh giỏi, đặc biệt ở bậc trung học cơ sở. Đề thi lại có nội dung kiến thức quá nặng, kiến thức đó lại đẩy từ lớp trên xuống cho lớp dưới.
Thứ tư: Chúng ta đang hợp pháp hóa dạy thêm học sinh chính khóa.
Thứ năm: Có một bộ phận giáo viên suy thoái đạo đức, coi đồng tiền trên hết, ép học sinh đi học.
Vì vậy muốn xóa bỏ dạy thêm, học thêm tràn làn, phải giản lược chương trình, đảm bảo tính vừa sức; kiến thức hàn lâm, chuyên sâu nên dành cho bậc đại học.
Với giáo dục phổ thông tăng cường giáo dục STEM, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực. Giáo dục phải đạt được mục đích cao nhất, chính là học sinh có năng lực và nhu cầu tự học, tự khám phá và nghiên cứu kiến thức, có vậy mới mong có thế hệ học sinh sáng tạo trên cơ sở khoa học...
Xóa bỏ tất cả các kì thi học sinh giỏi ở tiểu học và trung học cơ sở theo cách tổ chức lâu nay. Cấm tuyệt đối giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa.
Đi đôi với các biện pháp hành chính, thực thi pháp luật nghiêm minh, cần có cải cách tiền lương với giáo viên cho hợp lý hợp tình, giáo viên không muốn, không dám, không cần dạy thêm.
Dạy thêm, học thêm tràn lan đang làm nhức nhối xã hội nước ta. Muốn xóa bỏ tệ nạn này, cần sự chung tay, đồng lòng của phụ huynh học sinh.
Nếu phụ huynh coi trọng điểm số hơn phẩm chất năng lực của con trẻ, chính phụ huynh đang góp sức nuôi dưỡng và cổ xúy cho tệ nạn dạy thêm, học thêm phát triển.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://nhandan.com.vn/cung-suy-ngam/day-them-hoc-them-dung-y-nghia-205865/
[2]https://www.tienphong.vn/giao-duc/mat-hang-tram-trieu-dong-de-lam-giao-vien-1250415.tpo?fbclid=IwAR0IhA5Pbo-5PodBHvbdi26ZPQKRLKVDige968KVjfFzhaNLAZSRJ5rMPPI
[3]https://vtc.vn/luong-20-trieu-dong-thang-co-le-chang-giao-vien-nao-nghi-den-viec-day-them-ar588831.html
[4]https://baophapluat.vn/trong-nuoc/luong-chu-tich-nuoc-thu-tuong-chu-tich-qh-tu-172020-479360.html
[5]https://vtc.vn/nhieu-giao-vien-day-them-vi-tien-khong-phai-vi-hoc-sinh-ar588510.html
Chế độ, chính sách nhà giáo: Sao mãi trắc trở! Sau 5 tháng tạm dừng, Quảng Ngãi có quyết định tiếp tục chi trả tiền phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Học sinh huyện đảo Lý Sơn. Ảnh minh họa/INT Địa phương này cũng đã ký công văn hỏa tốc quyết định chi 3,5 tỷ đồng để sở GD&ĐT tổ chức khen thưởng cho HS đạt thành tích cao trong Kỳ thi...