Giáo sư hàng đầu Mỹ giải thích lý do vaccine Sputnik V chống Omicron vượt trội Pfizer
Sputnik V của Nga vượt trội so với vaccine mRNA trong việc kích thích các tế bào sản xuất kháng thể bền vững chống biến thể Omicron, theo nghiên cứu của nhà khoa học vaccine hàng đầu nước Mỹ.
Nhà khoa học vaccine hàng đầu của Mỹ giải thích lý do tại sao vaccine Sputnik V đánh bại Pfizer trong chống lại biến thể Omicron. Ảnh: AFP
Theo trang RT (Nga), Giáo sư Hildegund Ertl, một trong những chuyên gia hàng đầu về vaccine của Mỹ, cho biết vaccine Sputnik V tạo ra phản ứng kháng thể trung hòa với biến thể Omicron tốt hơn so với vaccine công nghệ mRNA. Kết luận này được ông Ertl đưa trong một tuyên bố đăng trên trang Twitter của Sputnik V hôm 24/1.
Nhà nghiên cứu vaccine và liệu pháp miễn dịch thuộc Viện Wistar ở Philadelphia (Mỹ) tin rằng vectơ adenoviral của vaccine Sputnik V cung cấp cho một biểu hiện của kháng nguyên “lâu dài hơn nhiều” so với bất kỳ vaccine mRNA nào. Điều này dẫn đến việc “kích thích các tế bào sản xuất ra kháng thể một cách bền vững”, tuyên bố cho biết.
“Nhìn chung, những kết quả này cực kỳ hứa hẹn”, Giáo sư Ertl nói khi bình luận về kết quả của một nghiên cứu so sánh được trình bày bởi một nhóm khoa học gia Nga – Italy làm việc tại Viện Spallanzani, viện nghiên cứu hàng đầu của Italy về các bệnh truyền nhiễm. Nhóm các nhà khoa học này đã công bố bản in trước của nghiên cứu chung này vào tuần trước.
Theo nghiên cứu sơ bộ của nhóm khoa học gia tại Viện Spallanzani (Italy) và Viện Gamaleya (Nga), mức độ kháng thể trung hòa Omicron của những người được tiêm vaccine Sputnik V không giảm nhiều như ở những người đã tiêm vaccine Pfizer.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã so sánh huyết thanh của những người đã được tiêm các loại vaccine khác nhau. Họ cho biết các mẫu được lấy trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng sau khi tiêm liều thứ hai của vaccine cho thấy mức độ kháng thể ở những người được tiêm hai liều Sputnik V kháng Omicron cao hơn so với những người được tiêm Pfizer, có nghĩa là khả năng bảo vệ chống lại biến thể Omicron của Sputnik V tốt hơn.
“Trong số tất cả các mẫu, 74,2% huyết thanh được tiêm Sputnik V có thể vô hiệu hóa Omicron so với 56,9% ở vaccine Pfizer”, nhóm nghiên cứu Nga – Italy cho biết trong một tuyên bố, trích dẫn kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu cũng cho thấy vaccine của Nga thể hiện hoạt động trung hòa virus chống lại Omicron giảm đáng kể so với chủng COVID-19 gốc. Sputnik V cho thấy hiệu quả chống lại chủng mới giảm đi gần 8 lần, trong khi vaccine Pfizer-BioNTech giảm hiệu quả hơn 21 lần.
Giáo sư Ertl là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu đứng sau sự phát triển vaccine phòng nhiều loại bệnh, bao gồm COVID-19, AIDS, các bệnh nhiễm virus mãn tính và thậm chí một số dạng ung thư. Bà tin rằng sự khác biệt về phản ứng trung hòa virus được chứng minh bởi hai loại vaccine nói trên có thể “phản ánh sự khác biệt về cấu trúc kháng nguyên và thời gian biểu hiện của nó”.
Bà Ertl cũng chỉ ra một thực tế là Sputnik V đã tạo ra chuẩn độ kháng thể cao chống lại chủng COVID-19 “hoang dã” ban đầu, vẫn ổn định trong 6 tháng sau tiêm, trong khi mức độ bảo vệ do vaccine mRNA tạo ra đã giảm 10 lần trong cùng thời kỳ.
Kết quả nghiên cứu chung Nga – Italy đã được Ancha Baranova, một chuyên gia sinh học phân tử tại Viện Đổi mới Sức khỏe Sinh học của Đại học George Mason (Mỹ), hoan nghênh.
Theo ông Baranova, Sputnik V cung cấp một lượng lớn các kháng thể đối với protein đột biến hơn so với các loại vaccine được sử dụng ở Mỹ. Nhà sinh học phân tử này giải thích rằng các nhà phát triển vaccine của Mỹ đã thay đổi cấu hình của protein gai COVID-19 cho vaccine của họ, từ đó khiến chúng có khả năng tạo ra các kháng thể phù hợp. Những thay đổi này làm cho vaccine kém hiệu quả hơn trong việc phát hiện và vô hiệu hóa Omicron, loại biến thể có nhiều protein gai đột biến và có khả năng né tránh phản ứng miễn dịch ở một mức độ nhất định.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu của Sputnik V đã không đưa ra bất kỳ thay đổi cụ thể nào đối với protein COVID-19 được sử dụng trong vaccine của họ. Ông Baranova cho rằng, điều này tạo ra phản ứng kháng thể đa dạng hơn, đồng thời cho biết thêm rằng hệ miễn dịch của những người được tiêm chủng Sputnik V tạo ra “nhiều loại kháng thể khác nhau”, do đó làm tăng cơ hội trung hòa virus thành công.
Ông Alexander Gintsburg, người đứng đầu Trung tâm Dịch tễ học và Vi sinh vật học Quốc gia Gamaleya, đã ca ngợi kết quả của nghiên cứu chung mà các nhà khoa học từ trung tâm của ông phối hợp thực hiện với đối tác Italy. Ông cho biết kết quả này cũng đã xác nhận dữ liệu do nhóm của ông thu được trong một nghiên cứu riêng biệt được công bố vào cuối năm 2021, và bổ sung thêm rằng “dữ liệu khoa học đã chứng minh Sputnik V có hoạt động trung hòa virus chống lại Omicron cao hơn so với các vaccine khác”.
WHO tiếp tục đánh giá vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này tiếp tục tiến trình xem xét, đánh giá để cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V do Nga sản xuất, sau một thời gian bị đình trệ.
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trợ lý Tổng Giám đốc WHO, bà Mariangela Simao đưa ra thông tin trên khi phát biểu với báo giới tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 12/11 và cho biết cần trao đổi thêm thông tin với đơn vị sản xuất vaccine Sputnik V của Nga.
Theo bà Simao, WHO vẫn cần nhận được hồ sơ đầy đủ về vaccine Sputnik V và có những vấn đề cần được xử lý liên quan đến việc kiểm tra tại các cơ sở sản xuất. Bà cho biết WHO sẽ tổ chức cuộc họp đánh giá vaccine Sputnik V vào tuần tới.
Sputnik V là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới được Nga phê duyệt từ tháng 8/2020, đạt hiệu quả hơn 91% và hiện được sử dụng ở hơn 70 quốc gia trên toàn cầu.
Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết tất cả những vướng mắc cản trở việc đăng ký vaccine Sputnik V phòng COVID-19 tại WHO đã được gỡ bỏ. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng xác nhận đã thảo luận với giới chức Nga về quy trình đăng ký vaccine Sputnik V vào danh mục các loại thuốc được WHO khuyến cáo sử dụng trong trường hợp khẩn cấp phòng chống COVID-19. Việc WHO phê duyệt vaccine Sputnik V cũng có thể mở đường cho loại vaccine này được cung cấp cho các quốc gia nghèo hơn thông qua sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX.
Hiện WHO đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 6 loại vaccine ngừa COVID-19, gồm vaccine của công ty Bharat Biotech (Ấn Độ), hãng Pfizer/BioNTech (Mỹ-Đức), Moderna (Mỹ), AstraZeneca (Anh), Johnson&Johnson (Mỹ) và Sinopharm (Trung Quốc).
Nga sắp có vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ trên nền tảng Sputnik V Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 6/11, Bộ trưởng Y tế Liên bang Nga, ông Mikhail Murashko tuyên bố trước tình hình tỷ lệ trẻ em bị mắc COVID-19 ở nước này ngày càng tăng, một loại vaccine trên nền tảng của vaccine Sputnik V đã được phát triển để bảo vệ trẻ em và đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối...