Giáo sư đầu ngành trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Cửa Đông
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông phối hợp với GS.TS Trịnh Hồng Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia triển khai các kỹ thuật cao trong phẫu thuật cho bệnh nhân tại bệnh viện.
Bà Nguyễn Thị Th. (70 tuổi, huyện Như Thanh – Thanh Hóa) có triệu chứng đau bụng vùng thượng vị 6 tháng nay, đau âm ỉ liên tục kèm buồn nôn, nôn, đi ngoài phân đen, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân. Bệnh nhân được người nhà đưa đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông.
Chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật tiêu hóa trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân tại BVĐK Cửa Đông. Ảnh: Cao Phương
Qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận tổng trạng bệnh nhân gầy, niêm mạc hồng nhạt, kết quả nội soi thực quản – dạ dày cho thấy hang vị có ổ loét sùi lớn, sinh thiết tổ chức loét sùi cho kết quả ung thư dạ dày, chụp cắt lớp vi tính chưa phát hiện di căn xa. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt đoạn dạ dày, nạo vét hạch.
Với bệnh nhân cao tuổi, nhiều thách thức được đặt ra trong quá trình phẫu thuật như kỹ thuật ngoại khoa, gây mê trong suốt quá trình mổ 3-4 giờ, tình trạng mất máu…
Sau khi hội chẩn kỹ và lên các phương án dự phòng, ê-kip bác sĩ gồm GS.TS Trịnh Hồng Sơn, chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật tiêu hóa tại Việt Nam, Th.s Bác sĩ Thái Doãn Công – Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông cùng các bác sĩ gây mê hồi sức và kíp trực đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ 4/5 dạ dày, nạo vét hạch hệ thống nhanh chóng, chuẩn xác; hạn chế được những rủi ro và biến chứng cho bệnh nhân.
Bệnh phẩm của bệnh nhân sau ca phẫu thuật. Ảnh: Cao Phương
Sau gần 3 giờ, ca phẫu thuật kết thúc thành công, bệnh nhân tỉnh táo và hồi phục nhanh.
Video đang HOT
Bệnh nhân hồi phục nhanh chóng sau ca phẫu thuật. Ảnh: Cao Phương
Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông là đơn vị tiên phong trong khu vực phối hợp với bệnh viện tuyến Trung ương để triển khai các kỹ thuật cao này; với mong muốn mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoàn hảo nhất cho người bệnh.
Theo ông Nguyễn Xuân Kiên – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông, với việc phát huy hiệu quả Đề án “Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai”, để có cơ hội được tiếp nhận các kỹ thuật cao, kỹ thuật đặc biệt, thời gian tới, Bệnh viện tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị triển khai các kỹ thuật được chuyển giao một cách bền vững. Đồng thời, chúng tôi tiếp tục mời các chuyên gia đầu ngành các lĩnh vực về chuyển giao các kỹ thuật tuyến Trung ương tại Bệnh viện; nhằm đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao của người dân, hạn chế chuyển tuyến và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của tỉnh Nghệ An và khu vực.
Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông là một trong những địa chỉ khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu về tiêu hóa tại Việt Nam trực tiếp thăm khám và điều trị, mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Để được tư vấn thêm các phương pháp điều trị bệnh lý tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông và thăm khám trực tiếp với các giáo sư đầu ngành, quý bệnh nhân vui lòng liên hệ Tổng đài 0238.3569.888.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA CỬA ĐÔNG
Hotline: 0238.3569.888
Web: http://benhviencuadong.vn/
Thời gian làm việc và hưởng quyền lợi BHYT: Tất cả các ngày trong tuần
Địa chỉ: 136-143 Nguyễn Phong Sắc – TP.Vinh – Nghệ An
Đi ngoài phân đen có thể là dấu hiệu nguy hiểm, nên đi khám ngay!
Rối loạn tính chất phân có thể do ăn uống hoặc một số loại thuốc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phân đen là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đe dọa tính mạng mà nhiều người chủ quan, chỉ nghĩ đơn thuần là rối loạn tiêu hóa.
Phân đen có thể là triệu chứng do khối u và xuất huyết đường tiêu hóa - ẢNH: BVCC
Phân đen, chớ coi thường
Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thế Toàn, Phó trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM), cho biết trong gần 20 năm làm việc ông đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân bị đe dọa tính mạng mà không hề hay biết, chỉ vì chủ quan nghĩ đại tiện phân đen đơn thuần là rối loạn tiêu hóa.
Thực tế, bác sĩ ghi nhận rất thường gặp những trường hợp đi ngoài phân đen cảnh báo tình trạng xuất huyết tiêu hóa, nhất là ở những bệnh nhân đang có khối u đường tiêu hóa.
Vừa qua, ông B.Q.T (85 tuổi, ngụ Nhà Bè, TP.HCM) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Gia An 115 trong tình trạng rất mệt.
Bệnh nhân nhập viện sau 4 ngày rối loạn tiêu hóa, mỗi ngày đi đại tiện 4-8 lần, phân đen có lẫn chút máu.
Theo bệnh nhân, tình trạng đi đại tiện nhiều lần trong ngày, trong phân có lẫn ít máu đã xuất hiện hơn 2 tháng trước đó. Tuy nhiên, bệnh nhân và người nhà chỉ nghĩ do ăn không tiêu.
Được biết, bệnh nhân bị ung thư đại tràng giai đoạn 3 và được phát hiện khối u từ tháng 7.2019 nhưng không điều trị triệt để do người nhà lo lắng tình trạng tuổi cao và thể trạng yếu.
Tại Bệnh viện Gia An 115, qua thăm khám và các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dưới, thiếu máu, khối u đường kính 40x50x80 mm gây hẹp lòng đại tràng, choán chỗ thành đại tràng ngang.
Bệnh nhân được cấp cứu và phục hồi sau phẫu thuật - ẢNH: KHẢI LINH
"Trường hợp này nếu không được xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nhiều nguy cơ như mất máu nặng dẫn đến tử vong, tắc ruột do u đại tràng xâm lấn, suy kiệt nặng, suy dinh dưỡng nặng... Trong khi đó, bệnh nhân đã cao tuổi, có bệnh lý ung thư, thể trạng sức khỏe yếu, các nguy cơ càng nặng nề hơn", bác sĩ Toàn đánh giá.
Bệnh nhân được truyền máu, dinh dưỡng ổn định, sau đó được phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại tràng ngang mang u và nối lại. Sau phẫu thuật, bệnh nhân ổn định sức khỏe và có thể xuất viện.
Khi nào nên đi khám?
Theo bác sĩ Toàn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tính chất phân (phân đen, phân lẫn máu, phân có nhày, nhớt, thức ăn chưa tiêu hóa hoàn toàn...). Tình trạng này có thể cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, ung thư đường tiêu hóa...
"Nếu loại trừ nguyên nhân do thực phẩm, phân đen có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, rối loạn khác nhau như do nhiễm trùng, chấn thương, viêm, khối u ác tính... Do đó, người bệnh không nên chủ quan", bác sĩ Toàn cảnh báo.
Các triệu chứng cảnh báo, bác sĩ khuyên mọi người cần lưu ý để đi khám kịp thời để không rơi vào tình trạng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
Phân đen có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi hoặc chứng khó tiêu, buồn nôn và ói mửa, vàng da, đau hoặc cảm giác nóng rát trực tràng, giảm cân không chủ ý...
Khi đó, người bệnh nên đi khám để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Đặc biệt, nếu rối loạn tính chất phân kèm theo các triệu chứng như thay đổi tri giác, thay đổi trạng thái tâm thần hoặc thay đổi hành vi đột ngột (mê sảng, hôn mê, ảo giác...), chóng mặt, sốt cao, đau bụng dữ dội, khó thở, thở dốc, tiêu chảy nặng, nôn ói ra máu... thì người bệnh cần đi khám ngay lập tức, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Với những bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, khi xuất hiện triệu chứng phân đen, người bệnh cũng nên đi khám ngay, không nên chần chừ vì triệu chứng này rất có thể cảnh báo xuất huyết tiêu hóa và khối u đã tiến triển, xâm lấn, gây hẹp ống tiêu hóa. Để càng lâu, tình trạng này càng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Chàng trai 23 tuổi đã bị ung thư gan chỉ vì chủ quan Thấy mệt mỏi, ăn uống kém, da vàng, chàng trai quê Sơn Dương, Tuyên Quang đi khám thì phát hiện bị ung thư gan. Nguyên nhân chỉ vì không điều trị viêm gan B. Trước đó, anh V.T (Sơn Dương, Tuyên Quang) đã biết bị viêm gan B, nhưng chủ quan không điều trị liên tục. Gần đây thấy cơ thể có biểu...