Giao quyền cho giáo viên chủ động điều chỉnh ngữ liệu trong sách giáo khoa lớp 1
Sở GD- ĐT TP.HCM giao quyền tự chủ cho giáo viên, chủ động thực hiện chương trình, chủ động sử dụng các ngữ liệu thay thế các ngữ liệu không phù hợp trong sách giáo khoa lớp 1.
TP.HCM giao quyền tự chủ cho giáo viên, chủ động sử dụng các ngữ liệu thay thế ngữ liệu không phù hợp trong sách giáo khoa – ĐÀO NGỌC THẠCH
Ngày 1.11, trong buổi họp giao ban với Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, lãnh đạo Sở GD- ĐT TP.HCM đã báo cáo về tình hình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020- 2021.
Thiếu giáo viên dạy đủ môn học, dạy 2 buổi/ngày
Theo đó, năm học 2020- 2021, TP.HCM có 560 trường tiểu học trong đó có 78 trường đạt chuẩn quốc gia (13,9%), tỷ lệ trung bình trường tiểu học/phường, xã là gần 2 trường. Vẫn còn tình trạng trường tiểu học có 2 đến 3 điểm trường. Trong năm học này, tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đạt 74,6%; có 16.807 lớp học/15.790 phòng học, tỷ lệ phòng học trung bình chung là 0,94 nên một số đơn vị chưa đáp ứng đủ số phòng học để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Những nơi khó khăn về phòng học sẽ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc trên 5 buổi/tuần, mỗi buổi 5 tiết học, mỗi tiết 35 phút
Hiện nay thành phố có 22.114 giáo viên, trong đó giáo viên tiểu học dạy nhiều môn là 16. 862, chưa đáp ứng đủ để tổ chức dạy đủ các môn học và dạy học 2 buổi/ngày đối với bậc tiểu học. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số giáo viên chưa đồng đều. Cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý, thiếu giáo viên các môn tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục.
Còn giáo viên lúng túng khi triển khai chương trình, sách giáo khoa mới
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT thông tin, Sở tổng hợp ý kiến của các trường, các giáo viên và phụ huynh học sinh và báo cáo về Bộ GD-ĐT về tình hình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Một số ngữ liệu gây tranh cãi trong sách giáo khoa lớp 1 bộ Cánh Diều – BÍCH THANH
Việc triển khai chương trình mới gặp khó khăn trong khoảng 2 tuần đầu tiên do năm học bắt đầu trễ hơn các năm trước 2- 3 tuần nên học sinh có khoảng thời gian tiếp cận, làm quen với môi trường mới ít hơn những năm trước. Một số giáo viên lúng túng khi triển khai chương trình và sách giáo khoa mới với nhiều yêu cầu mới cùng một số điểm chưa phù hợp.
Những nội dung này đã được Sở theo sát, hướng dẫn tháo gỡ về chuyên môn. Trong đó, giao quyền tự chủ cho giáo viên, giáo viên chủ động thực hiện chương trình, chủ động sử dụng các ngữ liệu thay thế ngữ liệu không phù hợp trong sách giáo khoa.
Theo chương trình mới, sách chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc dạy, học; Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các trường trang bị tất cả các bộ sách trong thư viện để giáo viên tham khảo, đồng thời với các nguồn tư liệu sẵn có, kịp thời chủ động điều chỉnh những ngữ liệu chưa phù hợp
Ông Hiếu cho biết, Sở cũng có khuyến cáo phụ huynh không nên so sánh giữa chương trình mới và chương trình cũ vì những yêu cầu, mục tiêu khác biệt. Giáo viên cũng không nóng vội mà cần bám sát các chuẩn kiến thức, kỹ năng để chủ động điều chỉnh theo thực tế lớp học.
Tuyệt đối không được vận động mua sách tham khảo
Về giá sách giáo khoa lớp 1, lãnh đạo Sở báo cáo với Ban Tuyên giáo Thành ủy, sách giáo khoa mới được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, không còn sự bao cấp, trợ giá của ngân sách nên về cơ bản, giá sách cao hơn nhiều lần so với trước đây. Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục không thực hiện đúng theo quy định, giới thiệu các tài liệu bổ trợ, các xuất bản phẩm tham khảo có tính áp đặt, gây hiểu lầm, tạo áp lực cho phụ huynh vào dịp đầu năm học.
Sở đã có văn bản nhắc nhở các cơ sở giáo dục thực hiện đúng quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ. Giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục có trách nhiệm thông tin đầy đủ, chính xác danh mục xuất bản phẩm tham khảo cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Tuyệt đối không thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào. Người đứng đầu các cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm về danh mục xuất bản phẩm tham khảo lưu hành trong đơn vị.
Chỉnh sửa, bổ sung SGK tiếng Việt 1: NXB phải chịu toàn bộ chi phí
Sau những ồn ào về "sạn" của bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 Cánh Diều, tới đây Bộ GDĐT sẽ yêu cầu rà soát cả 5 bộ SGK lớp 1 còn lại để kịp thời chỉnh sửa những bất hợp lý (nếu có).
Đồng thời, Bộ GDĐT cho hay sẽ sớm bổ sung quy định về thẩm định và phản biện SGK, nhằm hạn chế những sai sót đáng tiếc. Kinh phí chỉnh sửa, in bổ sung SGK Tiếng Việt 1 do nhà xuất bản cuốn sách này chi trả toàn bộ.
Theo ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GDĐT, năm học 2020- 2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT mới) đối với lớp 1.
Tuy nhiên, do tình dịch bệnh Covid-19 nên học sinh (HS) trước khi vào lớp 1 ở nhà khá dài (khoảng 6 tháng, từ tháng 2 đến hết tháng 8), do đó, các em hầu như không được học chương trình mầm non cho trẻ 5 tuổi, không được học nhận biết các mặt chữ, hướng dẫn các hoạt động làm quen học tập và chuẩn bị tâm lý, tinh thần cho các em trước khi vào lớp 1 (trong chương trình mầm non có nội dung này).
Đặc biệt về phía giáo viên dạy lớp 1, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên việc triển khai tập huấn có gián đoạn và ảnh hưởng khá nhiều đến tiến độ, chất lượng, hạn chế thời gian, ít được tương tác, thực hành về nghiệp vụ trước khi dạy học theo chương trình mới. Các chương trình tập huấn chủ yếu thông qua trực tuyến, được thực hành trên môi trường mạng, ít được tương tác với đồng nghiệp và các giảng viên được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình tập huấn.
Trước những băn khoăn về việc chỉnh sửa chương trình và SGK lớp 1 bộ Cánh Diều sẽ ra sao, ông Độ cho biết, trước mắt Bộ sẽ chỉ đạo nhà xuất bản với tinh thần là sẽ phát hành SGK Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có thêm tài liệu chỉnh sửa, bổ sung, phát miễn phí cho HS đang sử dụng SGK này. Kinh phí do nhà xuất bản cuốn sách này chi trả toàn bộ. Cũng theo ông Độ, một số ngữ liệu phải thay đổi trong sách này nằm ở các bài học ở nửa cuối của sách, nên hiện tại không ảnh hưởng quá nhiều đến việc dạy và học.
Về sự linh hoạt trong quá trình dạy và học chương trình, SGK lớp 1 mới, ông Độ nhận định vai trò của giáo viên rất quan trọng, họ được quyền chủ động trong xây dựng bài học, nên không phải dạy theo hoàn toàn SGK. Những ngữ liệu nào mà giáo viên thấy không phù hợp với HS thì có thể thay đổi, điều chỉnh để phù hợp hơn.
Cùng với đó, chương trình mới không tăng về lượng kiến thức, chỉ quy định chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt vào cuối năm học. SGK không biên soạn theo bài, theo tiết có sẵn như trước đây mà biên soạn theo chủ đề, mạch kiến thức. Trong quá trình thực hiện, giáo viên nhà trường điều chỉnh cho phù hợp (đây là điểm mới, giao quyền và trách nhiệm cho giáo viên, nhà trường nhiều hơn), song trong quá trình thực hiện giáo viên, nhà trường nhiều nơi chưa mạnh dạn thực hiện mà vẫn thực hiện theo cách cũ.
Bộ GDĐT đã quyết định điều chỉnh nhiều nội dung trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. Ảnh: Ngọc Dương.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng cho biết, sau sự việc của bộ SGK lớp 1 Cánh Diều, Bộ GDĐT đã yêu cầu các nhà xuất bản, các tác giả rà soát tất cả 5 bộ sách để xem có vấn đề cần chỉnh sửa hay không, những lỗi lớn thì phải thay đổi, những lỗi nhỏ có thể điều chỉnh trong quá trình sử dụng.
Trước đó, các quy trình biên soạn, thẩm định và phê duyệt hướng dẫn lựa chọn SGK đã được Bộ GDĐT triển khai qua các bước chặt chẽ. Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện việc thẩm định SGK lớp 1 thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 33 (về Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK...); qua việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK, đặc biệt là những vướng mắc cần được bổ sung hoàn thiện thời gian qua, Bộ GDĐT đã và đang tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các quy định về việc tổ chức thực nghiệm khi biên soạn SGK; việc tổ chức đọc phản biện độc lập các bản mẫu SGK khi Hội đồng Thẩm định đánh giá "đạt" và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các lực lượng xã hội trước khi Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt.
Việc trưng cầu ý kiến này được thực hiện trên cổng thông tin của Bộ, tương tự như quy trình lấy ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Để xử lý kịp thời, hiệu quả các khó khăn khi sử dụng SGK trong giảng dạy và có phương án khắc phục khi phát hiện lỗi trong SGK, Bộ GDĐT yêu cầu các nhà xuất bản, các tác giả viết sách thực hiện các giải pháp linh hoạt , đa dạng để hỗ trợ địa phương và giáo viên khắc phục; Các Sở GDĐT yêu cầu nhà trường hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên chủ động lựa chọn ngữ liệu khác phù hợp (nếu cần thiết) để tổ chức dạy và học.
Sách giáo khoa nhiều sạn, chờ đợi hiệu chỉnh thì giáo viên cần làm gì lúc này? Việc giáo viên chủ động thay thế một số ngữ liệu trong sách học sinh đang học bằng ngữ liệu ở một bộ sách khác sẽ không làm thay đổi mục tiêu giáo dục cần đạt. Thời gian qua, dư luận đã chỉ ra khá nhiều sạn trong sách giáo khoa lớp 1 đặc biệt là bộ sách Cánh Diều do Nhà xuất...