Giáo dục thời đại 4.0 có những thay đổi như thế nào?
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã được áp dụng rộng rãi nhằm tăng hiệu quả dạy và học, giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.
Bởi vậy, thuật ngữ giáo dục 4.0 được rất nhiều người quan tâm. Vậy giáo dục 4.0 là gì? Giáo dục thời đại 4.0 có những thay đổi gì so với trước đây?
Giáo dục 4.0 là gì?
Giáo dục 4.0 là mô hình giáo dục thông minh. Trong đó, những công nghệ tiên tiến của thời đại 4.0 được áp dụng vào giảng dạy giúp thay đổi cách tiếp cận, cải thiện tốt hơn trải nghiệm ở trường học. Giáo dục 4.0 ứng dụng rộng rãi công nghệ trong mọi hoạt động đào tạo, phương pháp dạy học, công tác quản lý,…
Bởi vậy, việc dạy và học sẽ không còn khô khan và bó buộc như trước đây. Bên cạnh đó, giáo dục 4.0 chú trọng việc học lý thuyết cần đi đôi với thực hành.
Giáo dục 4.0 là áp dụng công nghệ vào giảng dạy.
Những thay đổi trong giáo dục 4.0
Học đi đôi với thực hành
Trong giáo dục 4.0, chương trình dạy học sẽ không chỉ chú trọng lý thuyết như trước đây mà cần phải đi đôi với thực hành. Theo đó, ngoài những giờ học trên lớp, học sinh cần được trải nghiệm thực tế để dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức hơn.
Hướng tới phát triển cá nhân một cách tổng thể
Trước đây, chỉ trí thông minh logic được công nhận. Hiện nay, mô hình giáo dục 4.0 sẽ giúp học sinh phát triển bản thân một cách tổng thể và công nhận đa trí thông minh. Theo đó, giáo dục hướng tới mục đích giúp các em học sinh phát triển tối đa các trí thông minh về: ngôn ngữ, vận động, cảm xúc,…
Video đang HOT
Giáo viên là người định hướng
Nếu như trước đây học sinh chỉ tiếp nhận kiến thức một chiều thì giờ đây các em cần nâng cao tinh thần tự học, tìm các câu hỏi, đặt vấn đề và đưa ra kết luận với sự định hướng của giáo viên. Giáo dục 4.0 lấy người học làm trung tâm, giáo viên dựa trên nhu cầu của học sinh sẽ gợi mở và định hướng chứ không đơn thuần là truyền đạt kiến thức như trước đây. Điều này giúp học sinh tăng khả năng sáng tạo, dễ nhớ và dễ hiểu kiến thức hơn trước đây.
Dạy và học thời 4.0 với nền tảng giáo dục toàn diện Edulive
Edulive là nền tảng giáo dục trực tuyến toàn diện, tích hợp tất cả các công cụ cần thiết cho việc dạy và học trên một nền tảng duy nhất: phần mềm soạn bài giảng tương tác, lớp học trực tuyến, công cụ quản lý nội dung học tập LMS, tính năng nâng cao CRM cho trung tâm giáo dục. Edulive phù hợp cho cả giáo dục trong nhà trường, đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp hay trung tâm giáo dục. Giáo viên có sẵn phần mềm tạo bài giảng tương tác sinh động cùng kho thư viện phục vụ cho việc soạn bài giảng. Không cần cài đặt, dễ dàng chia sẻ trên cloud.
Trong bài giảng, thầy cô có thể thêm các nội dung tương tác để mô phỏng hoạt động thực tế của lớp học, kết hợp cùng âm thanh, hình ảnh, video, . . . một cách nhanh chóng giúp bài giảng thêm phần thực tế, sống động và hấp dẫn. Nhờ vậy, sử dụng công cụ thiết kế bài giảng tương tác Edulive.net không những sẽ giúp thầy cô tiết kiệm được nhiều thời gian soạn bài giảng mà còn nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như thay đổi hoàn toàn cách học sinh tiếp nhận kiến thức.
Với nền tảng Edulive, không chỉ là chia sẻ màn hình, giáo viên và học sinh có thể tương tác đa chiều.
Giáo viên có thể sử dụng bài giảng cho các hoạt động giảng dạy đa dạng như: thao giảng, trình chiếu, tài liệu cho học sinh tự học ở nhà. Đặc biệt kết hợp sử dụng bài giảng với lớp học trực tuyến trong hệ sinh thái của Edulive sẽ mở ra cho giáo viên và học sinh một không gian học tập và trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Giáo viên có thể thoải mái tổ chức các hoạt động dạy học sáng tạo, học sinh được tương tác trực tiếp và trải nghiệm kiến thức thay vì phải học thuộc những câu chữ khô khan.
Với công cụ quản lý học tập (LMS), giáo viên sẽ dễ dàng theo dõi năng lực, quá trình và kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, thầy cô có thể trao đổi và thảo luận trực tiếp với học sinh trong và ngoài lớp học. Quản trị viên sẽ dễ dàng tổ chức và quản lý khóa học trực tuyến, sắp xếp lịch dạy và học cho giáo viên, học sinh cũng như lưu trữ và điều phối nội dung học tập. Đối với học sinh, các em có thể tự học, làm bài tập và bài kiểm tra trực tuyến. Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể tự theo dõi quá trình và kết quả học tập của mình.
Ngoài ra, tính năng nâng cao CRM cho trung tâm giáo dục sẽ giúp giúp tự động hóa quản lý toàn diện, đa chi nhánh, phân cấp, giúp trung tâm nâng cao sự chuyên nghiệp, hiệu quả trong quản lý, tuyển sinh, vận hành và đào tạo.
Có thể thấy, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy có rất nhiều lợi ích cho cả giáo viên và học sinh. Với những nền tảng tích hợp nhiều công cụ cần thiết cho việc dạy và học như Edulive, việc học trực tuyến sẽ trở nên thú vị và sinh động hơn. Mô hình giáo dục 4.0 đã mang lại những thay đổi tích cực trong dạy và học, giúp học sinh chủ động trong học tập, tăng khả năng sáng tạo hơn. Bên cạnh đó, việc các phần mềm hỗ trợ dạy học ngày càng phát triển hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao cho tương lai.
Trường Đại học Hoa Lư: Hướng tới trung tâm giáo dục đào tạo lớn của tỉnh Ninh Bình và khu vực lân cận
Những năm qua, Trường Đại học Hoa Lư đã không ngừng vượt khó, từng bước xây dựng các điều kiện, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước.
Trường Đại học Hoa Lư.
Trường Đại học Hoa Lư là trường đại học công lập, được thành lập theo quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 9/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình. Qua 60 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Hoa Lư đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, đào tạo cho địa phương và đất nước hàng chục nghìn giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cử nhân các ngành kế toán, quản trị kinh doanh, Việt Nam học...
Suốt chặng đường xây dựng, từ sư phạm sơ cấp, đến sư phạm trung cấp, cao đẳng sư phạm, rồi đến trường Đại học Hoa Lư là một hành trình đầy khó khăn, nhưng cũng là quá trình đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo Ninh Bình trưởng thành như ngày nay cũng như quá trình tích lũy kinh nghiệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý các ngành học, cấp học của các trường sư phạm Ninh Bình.
Hiện Trường Đại học Hoa Lư có 18 đơn vị thuộc và trực thuộc, trong đó có 7 phòng, ban chức năng, 6 khoa đào tạo, 2 bộ môn, 2 trung tâm và 1 trường phổ thông thực hành sư phạm. Đội ngũ cán bộ, viên chức hiện có là 261 người; trong đó, giảng viên là 200 người (gồm 16 Tiến sỹ và 180 Thạc sỹ). Hầu hết cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực công tác và khả năng thích ứng nhanh với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, tâm huyết, yêu nghề.
Về cơ sở vật chất, Trường Đại học Hoa Lư được trang bị tương đối đầy đủ, phù hợp với nhu cầu đào tạo các ngành, nghề hiện có và giáo dục bậc THPT, với 67 phòng học, 20 phòng thực hành, thí nghiệm, giảng đường, nhà đa năng, thư viện, ký túc xá cao tầng, sân chơi, bãi tập cho sinh viên, khu khám, chữa bệnh cho cán bộ, viên chức và sinh viên... cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Hiện Trường đang đào tạo 6 khoa, gồm: Sư phạm Trung học, Sư phạm Tiểu học - Mầm non, Văn hóa - Du lịch, Kinh tế, Ngoại ngữ - Công nghệ thông tin, Giáo dục thường xuyên; trong đó các ngành nghề đào tạo mũi nhọn của trường là Sư phạm, Kinh tế, Văn hóa, Du lịch, Tiếng Anh, Công nghệ thông tin.
Đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trao Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng cho đồng chí Vũ Văn Trường.
Nâng cao chất lượng tuyển sinh, đào tạo
Những năm học qua, Nhà trường đã nỗ lực cố gắng trong việc tuyên truyền, quảng bá cho công tác tuyển sinh, cơ bản hoàn thành tốt kế hoạch đào tạo các ngành học, đảm bảo đúng quy chế; tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy.
Về quản lý đào tạo, trong nhiệm kỳ từ năm 2015-2020, Trường Đại học Hoa Lư đã chuyển đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo theo học tín chỉ... Nhà trường đã triển khai thực hiện việc đào tạo cùng lúc hai chương trình đối với sinh viên hệ chính quy; mở thêm ngành Du lịch, Sư phạm Khoa học tự nhiên, Sư phạm Lịch sử - Địa lý trình độ đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và xã hội, nâng tổng số ngành đào tạo trình độ đại học của Nhà trường lên 15 ngành.
Xây dựng, rà soát, chỉnh sửa và ban hành chuẩn đầu ra 13 ngành đào tạo trình độ đại học, một ngành đào tạo trình độ cao đẳng hình thức đào tạo chính quy; từng bước cập nhật, điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế. Tăng cường các hoạt động thao giảng, dự giờ, đánh giá giờ dạy của giảng viên; chấn chỉnh kỷ cương, nền nếp trong hoạt động dạy và học; nâng cao chất lượng hoạt động thực tập sư phạm, thực tập nghề của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Về chất lượng đào tạo, Nhà trường thường xuyên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá nên chất lượng đào tạo từng bước nâng lên. Thi học phần, học kỳ hàng năm, tỷ lệ sinh viên đạt điểm Khá, Giỏi trở lên luôn chiếm trên 50%. Thi và xét tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt từ 98-100%. Sinh viên tốt nghiệp ra trường được các cơ sở tuyển dụng đánh giá tốt về phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ.
Về nghiên cứu khoa học, hàng năm, 100% cán bộ, giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Nhà trường cũng luôn dành một phần kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học. Đã có 221 đề tài khoa học các cấp của giảng viên được triển khai nghiên cứu; nhiều bài báo khoa học được công bố trên các Tạp chí khoa học uy tín ở trong nước và quốc tế; nhiều sách, tài liệu tham khảo được biên soạn, nghiệm thu, đưa vào sử dụng phục vụ đào tạo.
Các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản có chất lượng tốt được ứng dụng vào công tác quản lý, đào tạo và các hoạt động của Nhà trường. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, năng lực trình độ của cán bộ, giảng viên được nâng lên. Phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học đã góp phần rèn luyện chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Đại hội Đại biểu Trường Đại học Hoa Lư nhiệm kỳ 2020-2025.
Tầm nhìn tương lai
Trong giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030, Trường Đại học Hoa Lư hướng tới trở thành trường đại học uy tín trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, có năng lực cạnh tranh và từng bước hội nhập với các trường đại học hàng đầu trong nước.
Nhà trường đã đề ra một số mục tiêu chiến lược: Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học được học tập kiến thức chuyên môn hiện đại, được ứng dụng khoa học - công nghệ cao, được rèn luyện kỹ năng và trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; Phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, tích cực sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông và áp dụng các công cụ dạy học hiện đại trong quá trình dạy và học.
Phát triển chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của các trường đại học trong nước, quốc tế; thực hiện triệt để phương pháp giảng dạy tích cực với phương châm "dạy cách học, phát huy tính chủ động của người học", từng bước hiện đại hóa các thiết bị giảng dạy.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo và phục vụ xã hội; tăng cường nguồn thu từ các hoạt động khoa học, sản xuất và dịch vụ; tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để hỗ trợ hoạt động đào tạo, chuyển giao khoa học - công nghệ, khai thác tối đa các lợi ích từ hợp tác trong nước và quốc tế để phục vụ xã hội.
Thực hiện kiểm định chất lượng trường đại học theo quy định và các giải pháp cụ thể để bảo đảm chất lượng đào tạo của trường; xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến.
Tin học hóa công tác quản lý hành chính, đáp ứng yêu cầu chính quy, hiện đại, tiết kiệm kinh phí và lao động; từng bước phấn đấu xây dựng trường theo chuẩn một trường đại học, ngang tầm với các trường đại học có uy tín trong nước.
Với đội ngũ giảng viên nhiệt tình, tâm huyết, khát khao cống hiến, hệ thống cơ sở vật chất khang trang, từng bước được hiện đại hóa, Ban lãnh đạo Trường Đại học Hoa Lư tin tưởng, với năng lực hiện có, Nhà trường hoàn toàn có thể đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước.
Học sinh lớp 1, 2 ở Hà Nội không phải làm bài kiểm tra cuối năm học Sở GD&ĐT TP Hà Nội vừa có văn bản cho phép học sinh lớp 1 và lớp 2 trên địa bàn không nhất thiết phải làm bài kiểm tra trực tuyến cuối năm học. Ảnh minh họa Trong văn bản, Sở GD&ĐT TP Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT chỉ đạo những trường tiểu học trên địa bàn quản lý, nếu chưa...