Giáo dục hướng nghiệp: Đòi hỏi tất yếu phải đổi mới
Nhiều năm trước đây, các trường THPT đã có nhiều cố gắng triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN) và bước đầu đạt được thành tựu nhất định.
Ảnh minh họa/ Internet
Tuy nhiên, đứng trước quá trình đổi mới căn bản toàn diện GD; thực hiện đổi mới chương trình GDPT… thì công tác GDHN cần được các trường THPT chú trọng và đổi mới hơn nữa.
Bất cập nhìn từ hướng nghiệp
TS Lò Mai Thu – ĐH Tây Bắc chỉ ra: GDHN thông qua giảng dạy các môn văn hóa theo tinh thần giáo dục kỹ thuật tổng hợp chưa có sự chỉ đạo thống nhất và chặt chẽ, còn phụ thuộc hoàn toàn vào sự hiểu biết và sáng kiến của từng giáo viên bộ môn, nên hiệu quả giáo dục hướng nghiệp thông qua tiết học các môn văn hóa (Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Sinh…) còn rất thấp.
GDHN thông qua giáo dục công nghệ và lao động cũng chưa được tổ chức thực hiện thường xuyên và bài bản. Trang thiết bị phục vụ cho giáo dục lao động và dạy nghề ở các trường THPT còn thiếu thốn.
GDHN đã được các trường THPT triển khai nhưng hầu như chưa có GV được đào tạo chuyên biệt để giảng dạy môn học này. Thay vào đó nhiệm vụ này được giao cho GVCN, các GV dạy các môn học khác nhưng chưa đủ giờ chuẩn theo quy định… Hơn nữa, tài liệu, sách tham khảo, các thiết bị cần thiết phục vụ cho dạy và học môn học này thiếu thốn, dẫn đến chất lượng dạy và học môn học khá thấp, không kích thích được tính tích cực và hứng thú học tập môn học của HS.
Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động GDHN cho học sinh THPT chưa được chú ý đúng mức, thiếu những hình thức phối hợp cụ thể được tổ chức một cách bài bản nhằm giáo dục động cơ nghề nghiệp của học sinh.
Tư vấn hướng nghiệp là một trong ba nội dung đặc biệt quan trọng của hoạt động GDHN cho HS THPT, song trong thực tế việc triển khai thực hiện trong các trường THPT chưa được chú trọng. Đây là một thiệt thòi lớn cho HS trong việc chọn nghề cho bản thân một cách chính xác, khoa học.
Hoạt động GDHN được tiến hành lồng ghép với dạy học các môn khoa học cơ bản, môn Công nghệ, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông, thông qua hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, sinh hoạt lớp. Thời lượng ít và dạy học lồng ghép nên khó để HS được thực sự trải nghiệm trong hoạt động GDHN.
Video đang HOT
Cũng theo đánh giá chung khi thực hiện chủ trương giảm tải nên thời lượng hoạt động GDHN trong thực tiễn dạy học chỉ còn khoảng 1/2 số tiết học quy định trong chương trình.
Cách thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa đa dạng, giáo viên, học sinh chưa thực sự hứng thú với hoạt động hướng nghiệp. Nội dung hướng nghiệp còn chung chung, chưa thiết thực với học sinh, chưa đi sâu vào việc giúp học sinh giải tỏa về mặt tâm lí và giải quyết những băn khoăn, lo lắng, thắc mắc khi các em chọn nghề, chưa cập nhật với thay đổi nghề nghiệp trong thực tiễn. Do đó, chưa thực sự hữu ích trong việc giúp học sinh định hướng, lựa chọn nghề phù hợp với năng lực của bản thân, gia đình và xu hướng phát triển kinh tế – xã hội.
Cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông còn thiếu, chưa bảo đảm cho công tác tư vấn hướng nghiệp, tham vấn học đường.
Ảnh minh họa
Đổi mới GDHN trong bối cảnh mới
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục căn bản toàn diện, thực hiện đổi mới chương trình GDPT; công tác hướng nghiệp, phân luồng được chú trọng ở cấp THPT đồng thời đưa mục tiêu chương trình GDHN giúp HS có hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động… các trường THPT cần có sự đổi mới trong GDHN.
Các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục cho rằng, về nội dung hướng nghiệp bên cạnh những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhằm định hướng nghề nghiệp, HS cần được học ít nhất là một nghề thực sự phù hợp với sức khỏe, sở thích, điều kiện và khả năng của bản thân. Do đó, cần tích hợp một số ngành, nghề trong nội dung chương trình từng môn học, phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương, nhà trường. Chú trọng đồng thời lý thuyết và thực hành kĩ năng nghề nghiệp.
Trong phương pháp giảng dạy, học qua trải nghiệm thực tế tại chính các doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, trang trại chăn nuôi và trồng trọt… vừa giúp HS hình dung cụ thể về ngành, nghề tương lai, vừa giúp các em khám phá năng lực học tập nhằm hiểu thêm về khả năng, thế mạnh, sở thích của chính bản thân.
Cần khuyến khích HS tự học, làm việc theo nhóm, thảo luận, thực hiện dự án học tập, thực hành thí nghiệm ở phòng học bộ môn, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan văn hoá… Tăng cường học qua dự án với các tình huống, vấn đề thực tiễn nhằm rèn luyện kĩ năng hướng nghiệp cho học sinh dựa trên việc học sinh tự phát hiện ra khả năng của bản thân, khơi gợi sự đam mê, khả năng sáng tạo, sự đồng cảm, khả năng học được những điều thực sự có ích cho lựa chọn nghề từ cuộc sống.
Đặc biệt, đối với GV làm công tác GDHN phải được đào tạo cơ bản, chuyên sâu và được bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên. Giáo viên dạy nghề, đặc biệt là dạy thực hành cần thực sự giỏi nghề mình giảng dạy, do vậy cần có cơ chế tăng cường GV thỉnh giảng ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài nhà trường. Có thể kết hợp giữa GV trong trường dạy lý thuyết và người của địa phương giỏi nghề dạy thực hành.
Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động GDHN cho cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông bằng giám sát chặt chẽ việc “thực hiện hóa” các mục tiêu, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của bản thân và đơn vị đối với công tác GDHN trong trường trung học…
Việc vận dụng các phương pháp dạy học hướng nghiệp cho HS cần thay đổi căn bản trong cách nghĩ, cách chuẩn bị, cách làm của GV mới mang lại kết quả như mong đợi. Do những đòi hỏi về đổi mới toàn diện, nhiều GV thấy không dễ để thực hiện các phương pháp dạy học hướng nghiệp mới. Để giúp GV nắm vững cách thiết kế hoạt động GDHN cần tổ chức bồi dưỡng và đa dạng phương pháp mới như: Phát triển mở rộng của Internet, triển khai bồi dưỡng qua mạng e-learning…
GDPT đang thay đổi tích cực theo hướng chú trọng đến công tác hướng nghiệp, phân luồng, tham vấn học đường cho học sinh phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông mới xác định rõ giai đoạn định hướng nghề nghiệp… điều đó đòi hỏi những người làm công tác giáo dục nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác GDHN ở trường phổ thông.
Đức Trí
Theo giaoducthoidai
Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ: SGK không phải viết xong là phát hành
Tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 12/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã dành nhiều thời gian nói về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và vấn đề sách giáo khoa (SGK).
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Băn khoăn nhất vẫn là vấn đề SGK
Tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh "điều băn khoẳn nhất của tôi vẫn là vấn đề SGK". Cụ thể, điều 31, về chương trình giáo dục phổ thông, quy định mỗi môn học có một hoặc một số SGK, thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK. Trong khi đó, Nghị quyết T.Ư không nói cụ thể như thế, còn Nghị quyết Quốc hội là cụ thể hóa Nghị quyết của T.Ư. Không thể nói ban soạn thảo thoát ly quan điểm của Nghị quyết T.Ư.
Theo bà Ngân, một số vấn đề có vẻ mâu thuẫn nhưng thực ra lại không mâu thuẫn. Ví dụ, Bộ GD&ĐT thực hiện biên soạn 1 bộ SGK, bộ sách này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách do các tổ chức, cá nhân biên soạn. Còn việc lựa chọn sử dụng giảng dạy là việc của mỗi trường sau khi tham khảo ý kiến của phụ huynh, cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
"Quy định như vậy thì phức tạp quá. Làm sao mà cha mẹ học sinh nói nên chọn sách nào được. Rồi lại có xu hướng chạy để bộ sách của mình sử dụng ở trường này, tỉnh nọ. Vậy có lãng phí không?
Thêm nữa, có những môn học không thể có nhiều bộ sách. Ví dụ như lịch sử Việt Nam, có thể có câu chuyện minh họa, bổ sung, nhưng lịch sử Việt Nam thì có ai dám biên soạn khác hay không? Hay như địa lý Việt Nam, núi non, sông ngòi, làm sao một môn học có nhiều sách giáo khoa được? Không được!", bà Ngân quả quyết.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cũng cho rằng, đây là vấn đề cử tri rất quan tâm, vì trong thời gian vừa qua, SGK không sử dụng được nhiều lần, nhiều năm, có nhiều sách tham khảo bắt học sinh phải mua, gây bức xúc xã hội.
"Đây là nội dung rất quan trọng, nhưng trong Điều 31 dự thảo quy định "mỗi môn học có một hoặc một số SKG". Như vậy tính tất cả các bậc học thì mỗi môn học có 1 hoặc 1 số SGK, còn cơ sở giáo dục thì lựa chọn trên cơ sở tham khỏa ý kiến giáo viên, cha mẹ học sinh... Nếu quy định như dự thảo thì có thể lãng phí, chưa định hướng được cấp bậc học tiểu học, mầm non. Còn đến cấp 3, THPT thì chúng ta hướng nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để cho hướng nghiệp thì có thể có nhiều bộ sách để tham khảo thì có thể phù hợp", ông Chiến nêu băn khoăn.
Bộ trưởng hướng dẫn chọn SGK
Xoay quanh nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình lý giải, vấn đề đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT có nhiều thay đổi trong cách học, cách dạy. Như vậy, quan trọng là chuyển từ giảng dạy kiến thức qua đánh giá, đào tạo năng lực cho học sinh. Vì thế, điều quan trọng nhất là chương trình GDPT là pháp lệnh, còn SGK chỉ là công cụ, tài liệu giảng dạy chứ không phải duy nhất. Có thể trên một kiến thức nhưng nhiều nguồn, có thể sử dụng kiến thức trên internet để giảng dạy.
Ông Bình cho hay, việc thực hiện chương trình GDPT sẽ thống nhất trên toàn quốc. Điều này rất quan trọng, nên Bộ GD&ĐT có trách nhiệm ban hành 1 chương trình thống nhất, quy định cụ thể chi tiết. Trên cơ sở đó mới viết SGK cụ thể chương trình.
"SGK không quyết định chương trình mà chương trình quyết định SGK. Hiện Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình tổng thể, đang xây dựng chương trình từng môn, đã xong chương trình môn học. Trên chương trình đó mới viết SGK và trên chương trình có sẽ có nhiều người viết nhưng phải đúng chuẩn, được hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định và công bố. Luật quy định Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm chương trình GDPT và chất lượng SGK. Còn lựa chọn SGK thì Bộ trưởng hướng dẫn chọn thế nào", ông Bình cho hay.
Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhấn mạnh, việc đổi mới chương trình GDPT lần này rất khác. SGK là cơ sở pháp lý để tất cả công việc phải đi theo. Lần này phát triển phẩm chất năng lực. Nội dung quan trọng là soạn chương trình GDPT và chương trình các môn học. Các chuyên gia thống nhất 80% thống nhất toàn quốc, 20% là địa phương. Chương trình tổng thể, môn học, soạn xin ý kiến rất kỹ. Cho đến nay, các địa phương, cơ sở giáo dục đã bắt đầu triển khai", ông Nhạ cho hay.
SGK khác lần trước là cụ thể hóa chương trình có tính pháp lệnh thống nhất trong toàn quốc, và người dạy theo chương trình mới không nhất thiết bám chặt vào SGK, ngoài ra còn nhiều tài liệu khác để khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp. Vì mục đích chính của đổi mới lần này là đổi mới dạy và học.
Bộ trưởng Nhạ cũng cho hay, trong quá trình chuẩn bị, biên soạn SGK rất chi tiết, huy động các nhà khoa học, nhà giáo, khác hẳn phát hành sách thông thường. Bộ chỉ đạo biên soạn để có một bộ sách chủ động khi đến tiến độ thì có sách rồi đồng thời khuyến khích các tổ chức cá nhân biên soạn nhưng phải bám vào chương trình, quy trình thủ tục biên soạn theo thông tư.
"Khi có bản thảo rồi thì có Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định, đảm bảo công bằng giữa các bộ sách. Có điều kiện tiêu chuẩn người viết sách giáo khoa chứ không phải ai cũng biên soạn. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ ký ban hành sách đó sau khi thẩm định chứ không phải viết xong là phát hành", ông Nhạ nhấn mạnh.
Theo Tiền phong
Chọn sách ôn thi THPT quốc gia 2019 cần lưu ý gì? Đi qua đi lại quanh khu vực sách tham khảo, sách ôn thi THPT quốc gia 2019 tại một nhà sách lớn ở Q.3 (TP.HCM), lựa hết cuốn này đến cuốn khác hơn một giờ đồng hồ, Trần Trung Hiếu - một thí sinh tự do - vẫn ra về tay không. Học sinh chọn mua sách tham khảo tại cửa hàng sách...