Giáo dục giới tính: Học sinh khó cởi tấm lòng
Học sinh nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, nữ sinh cấp 3 đau đẻ tại lớp… Thực trạng này gióng lên hồi chuông báo động về việc giáo dục giới tính cho học sinh đang có nhiều lỗ hổng.
Giáo dục hời hợt
Theo khảo sát mới đây của Tổng cục Dân số kế hoạch hoá gia đình: Chỉ có 19% số học sinh, sinh viên tiếp nhận kiến thức về sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục trong nhà trường, 14% từ nhân viên y tế, 15% từ mẹ và 3% từ cha. 49% còn lại, các em tự tìm hiểu qua Internet, qua kinh nghiệm truyền miệng hoặc “mù” thông tin. Gần 74% học sinh và 85% phụ huynh cho rằng việc giáo dục giới tính (GDGT) trong trường học là rất cần thiết.
Cô Nguyễn Thị Hà – giáo viên dạy kỹ năng sống của Công ty Truyền thông và Đào tạo Hà Nội, người trực tiếp lên lớp nhiều chương trình GDGT tại các trường học, trên địa bàn thành phố cho biết: “GDGT hiện chưa được coi là môn học chính thức trong các trường học mà chủ yếu vẫn được lồng ghép ở các môn kỹ năng sống, giáo dục công dân, sinh học…”.
Cũng theo cô Hà, nhiều giáo viên thường ngại ngùng khi đi sâu về các nội dung giảng dạy liên quan đến cơ thể nam nữ, sự khác biệt, ngay cả phương pháp phòng tránh thai, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng chỉ nói qua loa. Trong khi đó, học sinh thì tỏ ra thờ ơ với các tiết học như vậy.
Video đang HOT
Giáo dục giới tính không chỉ là kiến thức mà còn là cả kỹ năng tôn trọng cảm xúc và lựa chọn của người khác.
Cô Trần Thị Thu – giáo viên Trường THPT Ninh Giang – Hải Dương vẫn không thể quên được cái chết thương tâm của cô học sinh lớp 10 của mình cách đây 2 năm: N.T.T yêu một học sinh lớp 12 cùng trường rồi có bầu, quá hoảng sợ, T đã uống thuốc trừ cỏ để… phá thai và phải đổi bằng cả tính mạng. “T là một học sinh khá giỏi, nếu có nhà trường định hướng, bố mẹ quan tâm và đặc biệt là được trang bị kiến thức về sức khoẻ sinh sản thì đã không có kết cục ấy”.
Khó tiếp cận học sinh
Hiểu được tầm quan trọng của GDGT học đường, nhiều trường đã xây dựng phương pháp, mô hình dạy học tiên tiến nhằm lấp “lỗ hổng” cho học sinh. Là một trong những trường “hiếm hoi” có xây dựng riêng phòng tâm lý học đường dành cho học sinh, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nhiều năm nay đã “gỡ” được không ít ca khó về tâm lý, sức khoẻ, giới tính cho học sinh.
Báo cáo nghiên cứu mới nhất của nhóm bác sĩ Trường ĐH Y dược TP.HCM tại 3 cơ sở y tế phụ sản công lập trên địa bàn TP.HCM: Trong tổng số 90.649 phụ nữ đến sinh thì có 1.477 trẻ vị thành niên; trong số 60.352 phụ nữ phá thai thì có 3.471 trẻ vị thành niên.
Trong đó có nhiều em có ẩn ức tâm lý, như nghiện phim sex, có nhiều bạn tình, bị lừa quan hệ tình dục… Tuy nhiên, ông Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng nhà trường, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cũng thừa nhận: “Các em luôn có sự ngăn cách, ngại ngùng khi trò chuyện với giáo viên về các vấn đề của mình. Vì thế, ít khi thầy cô có thể hiểu các em đang có rắc rối gì để gỡ rối giúp”.
Ông Đỗ Hoàng Minh – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Ỷ La – TP. Tuyên Quang cũng cho biết, trường đã thành lập được Ban tư vấn sức khoẻ sinh sản vị thành niên và tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá sinh động và gần gũi chứ không tích hợp khô khan trong các môn học khác. Ông Minh cho rằng: “Bộ GDĐT cần đưa nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản, giới tính thành môn học chính khoá, giúp học sinh có đủ kiến thức hơn về lĩnh vực này”.
Theo Tùng Anh (Dân Việt)
500 và hơn thế nữa!
Cả nước hiện có 414 trường ĐH, CĐ. Tốc độ thành lập mới các trường ĐH, CĐ trong mấy năm trước đây là cực cao. Hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành đều có trường ĐH, trừ Đắk Nông.
Số lượng trường ĐH, CĐ như trên là thừa hay thiếu? Bộ GD-ĐT cho rằng vẫn còn thiếu vì nếu để bảo đảm mục tiêu 450 sinh viên/10.000 dân vào năm 2020, cần phải có nhiều trường ĐH, CĐ hơn nữa và bộ đang xây dựng, quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ. Trước mắt, bộ tạm dừng xem xét các dự án thành lập các trường ĐH, CĐ mới.
Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, hiện đã có 80 hồ sơ xin thành lập trường ĐH, trong đó 25 hồ sơ đã gần như được duyệt 67 hồ sơ xin thành lập trường CĐ, trong đó 22 trường đã có chủ trương. Vậy là thời gian tới, cả nước có thêm ít nhất 47 trường ĐH, CĐ, nâng tổng số trường ĐH, CĐ ở nước ta lên đến gần 500 và sẽ hơn thế nữa!
Với số lượng các trường ĐH, CĐ hiện tại, không có trường nào của Việt Nam trong top 200 của châu Á, chỉ có ĐH Quốc gia Hà Nội nằm trong top 300 của châu Á, gần bằng 1 trường ĐH tỉnh lẻ của Thái Lan. Với ĐH ngoài công lập, đỏ mắt mới có thể tìm thấy vài trường có thể sánh ngang với các trường ĐH công lập, nói gì đến việc có mặt trên bảng xếp hạng của thế giới, khu vực!
Thực trạng đó đã đáng báo động chưa, đặc biệt với "cơn say" xin thành lập trường mới?
Với số lượng đó, nhiều trường ĐH ngoài công lập đã khó tuyển sinh, nhất là các trường ở khu vực Tây Nam Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên. Có lẽ vì vậy mà Bộ GD-ĐT vừa du di hạ điểm sàn tuyển sinh cho các trường ở khu vực này với lý do tạo điều kiện để có nguồn nhân lực cao!
Điều đáng nói là hầu hết trường ĐH, CĐ ngoài công lập đều hoạt động với xu hướng vì lợi nhuận nên đào tạo chủ yếu các ngành kinh tế, quản lý, ngoại ngữ... - những ngành ít vốn, thu lãi nhanh. Hệ quả tất yếu là các trường này cho ra lò những cử nhân không nghề nghiệp, làm lệch cán cân chiến lược đào tạo.
Trong giáo dục ĐH, chạy theo số lượng là tự sát.
Lưu Nhi Dũ
Theo người lao động
Cần thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về cải cách giáo dục Trước thực trạng còn nhiều bất cập, yếu kém và nhu cầu cấp thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, Giáo sư - TSKH, NGND Bành Tiến Long, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT đã chia sẻ một số ý kiến, tâm tư của mình cùng Dân trí. Tư duy phát triển GD không theo kịp...