Giáo dục đại học trong CM 4.0: Việt Nam nên xây dựng nền giáo dục “may đo”

Theo dõi VGT trên

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, GS.TSKH Đặng Ứng Vận cho rằng, giáo dục đại học Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ cách mạng 2.0.

Để tái tạo lại hệ thống GD Việt Nam thích ứng với thời cuộc, Việt Nam nên xây dựng nền giáo dục “may đo”.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, GS.TSKH Đặng Ứng Vận – thành viên Hội đồng Giáo dục quốc gia cho biết, cách mạng CN 4.0 ra đời từ năm 2000, cùng với việc kết nối mạng máy tính trong công nghiệp, internet được đưa vào hệ thống giáo dục. Hiện nay, sinh viên có thể tham gia vào quá trình học từ xa và có thể tiếp cận với một nguồn thông tin không giới hạn.

Tuy vậy, vẫn chưa có những thay đổi về các mô hình giáo dục, người học vẫn được kiểm tra bằng các tiêu chuẩn của CN 2.0, lợi ích từ máy tính và internet vẫn bị cản trở/sa lầy ở một khâu nào đó trong mô hình GD đáp ứng các đòi hỏi của CN 2.0.

Mặc dù có nhiều cuộc thảo luận về học tập lấy người học làm trung tâm, đầu ra của việc học, học tập suốt đời và thậm chí cả về sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục, lĩnh vực GD và GD đại học nói riêng, vẫn áp dụng các phương pháp tạo điều kiện học tập cổ xưa.

Chương trình đào tạo và chương trình dạy học hầu như không thể bắt kịp với nhu cầu của ngành công nghiệp và đời sống xã hội đương đại.

Trên thực tế, có một khoảng cách giữa các cơ sở GD và công nghiệp. Theo kết quả điều tra của INTELITEK, một tổ chức có tín nhiệm thì 72% các cơ sở GD tin rằng những người lao động mới được đào tạo sẵn sàng cho công việc, trong khi đó chỉ có 42% các nhà tuyển dụng tin rằng những người lao động mới được đào tạo là sẵn sàng cho công việc.

Đây rõ ràng là một sự khác biệt lớn. Các cơ sở GD đã không bắt nhịp được với doanh nghiệp và công nghiệp.

Giáo dục đại học trong CM 4.0: Việt Nam nên xây dựng nền giáo dục may đo - Hình 1

Dấu ấn của 2.0 còn đậm nét trong giáo dục đại học Việt Nam

GS có thể chỉ rõ những hạn chế của GD đại học Việt Nam trước ngưỡng cửa 4.0?

GD đại học Việt Nam ngoài những hạn chế chung như hệ thống GD ĐH thế giới thì còn có những hạn chế riêng khiến cho thách thức trong việc tiếp cận 4.0 của GD đại học VN không chỉ là kép mà là chập 3 (hat-trick).

Đó là dấu ấn của 2.0 còn đậm nét trong GD ĐH Việt Nam. Cụ thể, quá trình học tập được sắp đặt trước và theo thứ tự, chất lượng được kiểm tra thông qua các bài kiểm tra theo chuẩn được thực hiện ở mỗi cuối học kỳ, giáo viên được chuyên ngành hóa, sử dụng cùng một thang đánh giá cho các cơ sở GD và chương trình đào tạo và sự thiếu dân chủ rõ rệt trong nhà trường khi mà không ai có thể tự thiết kế con đường học tập của riêng mình (ngay cả hệ tín chỉ đang được triển khai vẫn còn mang tính hình thức).

Thậm chí GD ĐH Việt Nam vẫn còn những khiếm khuyết khi đối chiếu với các chuẩn mực của 2.0 như là sự kết nối giữa các trường đại học và các doanh nghiệp, việc đào tạo các kỹ năng nhận thức cấp cao như giải quyết vấn đề, suy luận logic, làm việc theo nhóm, kỹ năng thích nghi nhanh chưa được quan tâm; chưa tạo động lực và khả năng học tập suốt đời và học tập liên tục cho mọi người, đặc biệt là kỹ năng khai thác các nguồn học liệu mở, các khóa học trực tuyến đại chúng và sự yếu kém về tiếng Anh.

Bên cạnh đó, Việt Nam không có những định hướng rõ nét có tính dẫn dắt cho học sinh hướng tới STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), dẫn đến tình trạng những học sinh giỏi nhất thường lựa chọn các ngành ngoại thương, tài chính, ngân hàng…, thiếu hụt nhân lực trong một số ngành công nghệ tăng trưởng nhanh trong thời đại số hóa và tự động hóa, đặc biệt là ngành CNTT.

Báo cáo mới nhất về ngành CNTT của Vietnamworks cho thấy, trong 3 năm gần đây, số lượng công việc của ngành này đã tăng trung bình 47%/năm, nhưng số lượng nhân sự chỉ tăng ở mức 8%.

Ngoài ra, chất lượng GD đại học Việt Nam là có vấn đề xuất phát từ tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và từ chủ trương cho mở quá nhiều trường đại học.

Khi mà các trường đại học phải lo kiếm sống để tồn tại như một doanh nghiệp trong bối cảnh số lượng tuyển sinh ngày càng thấp và chúng ta chưa có giải pháp hiệu quả để kiểm soát đầu ra, phần lớn các trường đại học tầm trung lúng túng trong việc giải quyết nghịch lý: một mặt đảm bảo không cung cấp thứ phẩm và phế phẩm cho xã hội và mặt khác sinh viên sẽ ngại vào các trường chặt chẽ trong việc cấp chứng chỉ học tập.

Giáo dục đại học trong CM 4.0: Việt Nam nên xây dựng nền giáo dục may đo - Hình 2

GS.TSKH Đặng Ứng Vận

Việt Nam nên xây dựng nền giáo dục “may đo”

Thưa GS, chúng ta phải làm thế nào để tái tạo lại hệ thống giáo dục thích ứng với công nghệ mới?

Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng mức độ phức tạp của các tác động của CM 4.0 đến giáo dục, kinh doanh, chính phủ và con người ngày càng tăng và cuối cùng, tất cả, cho dù kinh doanh, chính phủ hay bản thân mỗi con người chúng ta đều đòi hỏi phải được giáo dục, đào tạo, đào tạo lại để biết cách đáp ứng những tác động đó. Như vậy GD chịu tác động kép của 4.0.

Với việc đại chúng hóa GD xảy ra trên toàn thế giới trong ba thập kỷ qua, thiết kế của cả hai hệ thống GD truyền thống và hiện đại đã không đảm bảo tiếp cận với một nền GD có chất lượng và thích ứng cho dân số thế giới.

Như vậy, cần phải thiết kế lại các hệ thống GD đương đại để tạo ra một hệ thống thích nghi và linh hoạt hỗ trợ hiệu quả cho các cuộc CM công nghiệp thứ tư và tương lai. Theo đó, phải thay đổi cách dạy của thầy và cách học của trò trong thế kỷ 21. Việt Nam nên xây dựng nền giáo dục may đo.

Vậy nền giáo dục may đo này sẽ hoạt động như thế nào thưa GS?

Trong nền giáo dục may đo, thay cho việc chỉ dạy chữ, chỉ truyền đạt kiến thức (giờ thì đã bổ sung thêm là kết hợp hài hòa dạy chữ, dạy người và dạy nghề) nên dạy cách suy nghĩ và sáng tạo.

Thứ hai, tài năng con người là đa dạng và ẩn chứa bên trong mỗi cá thể. Cần tạo tình huống cho chúng bộc lộ. Có thể ví như mỏ quý nằm sâu trong lòng đất hoặc lộ thiên không thể khai thác theo cùng một quy trình công nghệ được. Xã hội lại rất cần nhiều tài năng khác nhau chứ không phải một vài khả năng đơn thuần nào đó như làm toán hoặc viết văn.

Tâm điểm của thử thách này chính là xây dựng lại cách nhìn của chúng ta về khả năng và sự hiểu biết của người học.

Thứ ba, tất cả học sinh đều được học trường tốt. Trồng người không phải là một quy trình công nghiệp (như gieo hạt bằng máy) được chuẩn hóa, tuyến tính và cứng nhắc.

Giáo dục là một quá trình sinh và tâm lý học mà chúng ta không đoán trước được đặc tính sản phẩm đầu ra nên thầy cô giáo phải biết cách hướng dẫn cho người học lựa chọn, điều chỉnh phù hợp với từng cá thể, nuôi dưỡng được tâm hồn và lòng đam mê học tập. Nếu không có sự đam mê thì trái đất cũng lụi tàn.

Vì thế, theo quan điểm cũ, trường tốt được dành cho những học sinh tốt nhất. Việc thi tuyển được dùng để đảm bảo rằng chỉ có các sinh viên trí tuệ tài năng nhất (theo chuẩn do người lớn đặt ra) được nhận vào các trường có uy tín.

Quan điểm mới, khi tài năng bên trong của mọi trẻ em được bộc lộ, tất cả các trường sẽ trở thành một trường học tốt. Đây mới là tư tưởng cốt lõi của nền GD may đo.

Thứ tư, ai cũng được học hành và học suốt đời. Muốn vậy, cần đảm bảo cơ hội tiếp cận GD của các tầng lớp nhân dân ở các trình độ, phương thức và loại hình GD và đào tạo khác nhau.

Mở rộng cơ hội học tập và nâng cao chất lượng không chỉ trông chờ vào nguồn lực từ Nhà nước mà còn từ xã hội và bản thân người đi học. Đây cũng là mục tiêu của việc xây dựng một hệ thống GD theo hướng mở mà Nghị quyết 29 đã đề ra.

Thứ năm, học để làm chủ đất nước và sánh vai cùng bè bạn năm châu. Đây là tiền đề có tính mục tiêu nên tôi để cuối chứ không phải vì nó kém quan trọng.

Xin lưu tâm chữ “làm chủ”. Chúng ta phàn nàn sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, xã hội trách một lần thì chúng tôi tự trách mình mười. Đã học đến đại học (mà xã hội gọi là thầy) thì phải có năng lực lập nghiệp và thậm chí sáng nghiệp cho xã hội.

Tại sao cứ kêu ca là không tìm được việc làm, tại sao cứ nghĩ học xong để đi làm thuê. Xin được làm thuê cho một công ty nước ngoài lương cao là hả hê lắm. Tại sao không nghĩ rằng học ra để làm ông chủ, để cùng với bạn bè lập nghiệp? Lỗi ở chính nhà trường đại học chưa chú trọng GD khai phóng, chưa hướng dẫn cho sinh viên biết cách tự học, tự nghiên cứu để đạt được các mục tiêu sống của mỗi người.

Ý thứ hai trong mục tiêu là “sánh vai cùng bè bạn năm châu”. Tư tưởng này của cụ Hồ cao hơn tư tưởng hội nhập hiện nay. Riêng chuyện hội nhập chắc còn nhiều việc phải bàn tiếp.

Trong 5 điểm đã nêu thì khó thực hiện nhất là làm sao cho các trường của Việt Nam đều là những trường tốt. Đây là việc của các trường đại học, chắc chắn không ai có thể làm thay được. Mặt khác, xã hội, doanh nghiệp và công nghiệp cần đầu tư thêm cho giáo dục, huy động thêm nguồn lực và cần một cung cách quản lý hiệu quả của Nhà nước.

Thận trọng khi nhìn nhận STEM

Mô hình giáo dục mới mà giáo dục Việt Nam đang áp dụng vào các trường học, giáo sư nhìn nhận nó như thế nào?

STEM như một giải pháp định hướng nhằm hỗ trợ nhân lực cho 4.0 mà một số nước phát triển đã theo đuổi. Tuy vậy, cũng rất cần thận trọng nhìn nhận nó như là một trong những lựa chọn về chính sách GD và chương trình giảng dạy trong các trường học để cải thiện khả năng cạnh tranh trong phát triển kinh tế – xã hội.

Nó có ý nghĩa đối với sự phát triển lực lượng lao động đáp ứng hướng ưu tiên trong phát triển kinh tế xã hội và được dùng trước tiên trong GDPT và GD đại cương. Có thể nêu ra nhiều tổ hợp khác đáp ứng những nhu cầu đa dạng khác nhau ví dụ như STM, eSTEM, STEMIE, STEMLE, STREAM.. và gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã xuất hiện GD khai phóng (cũng là một loại tổ hợp CTGD khác).

Vẫn là cần một sự định hướng chiến lược quốc gia về nhân lực để có thể lựa chọn một tổ hợp tối ưu thích ứng với đặc điểm con người Việt Nam, với chiến lược phát triển đất nước Việt Nam.

Hôm nay chúng ta có thể nhận thức được sự cần thiết của STEM nhưng ngày mai đây có thể lại là một tổ hợp khác. Đó cũng là điều tất yếu.

Nếu như quay trở lại với triết lý CM kinh điển mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dĩ bất biến ứng vạn biến” thì cho dù là chọn STEM hay STREM (thêm robotic) hay AMSEE (Applied Math, Science, Engineering, and Entrepreneurship) thì điều quan trọng hàng đầu hiện nay vẫn là sự làm mới (innovation) lấy việc học của các thế hệ khác nhau trong xã hội làm điểm đột phá (disruptive innovation) để thiết kế lại hệ thống.

Chúng tôi không dám nói về CM học tập như thế giới đã nói vì rằng với người Việt và văn hóa Việt “CM dẫn đến xáo trộn và đổ vỡ” mà chỉ nói đến “đổi mới có tính đột phá”. Sự đổi mới đột phá này có gây bất ổn không, có xáo trộn và đổ vỡ không.

Thưa là xáo trộn thì có nhưng đổ vỡ thì không. Chắc chắn là không vì chúng ta đã có triết lý “trồng người” trước người phương tây và cũng đã chú trọng GD ngoài nhà trường với triết lý “học thầy không tày học bạn” và từ xa xưa là triết lý “ba người cùng đi ắt có người là thầy ta” (tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư)

Xin trân trọng cám ơn GS!

CM CN 2.0 (bắt đầu từ năm 1900 với sự hình thành dây chuyền sản xuất) đòi hỏi những người lao động tiên tiến, họ cần biết đọc biết viết, cần được GD và huấn luyện để trở thành một mắt xích hiệu quả trong dây chuyền sản xuất. Hệ thống này, về thực chất vẫn đang tồn tại trong ý nghĩ của mọi người ngày hôm nay. GD đáp ứng những đòi hỏi của công nghiệp.

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Giáo dục nghề nghiệp phải làm gì để chạy đua với công nghệ?

Việc đa dạng hóa các phương thức đào tạo sẽ thúc đẩy học tập suốt đời, khuyến khích người lao động tiếp nhận những thách thức mới trước sự thay đổi liên tục của thị trường lao động.

Giáo dục nghề nghiệp phải làm gì để chạy đua với công nghệ? - Hình 1

Sinh viên thực hành nghề robot tại Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Trước tiến trình hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục nghề nghiệp đang bộc lộ bất cập lớn là thiếu kỹ năng so với yêu cầu của doanh nghiệp và thiếu hụt người lao động có kỹ năng việc làm mới. Điều này đòi hỏi giáo dục nghề nghiệp phải đổi mới toàn diện và liên tục

Thị trường cần 4.0 vẫn đào tạo 3.0?

Hiện nay, đa số các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - nơi cung cấp nhân lực kỹ thuật chủ yếu cho nền kinh tế vẫn đào tạo theo cách cũ, thích ứng với sự thay đổi khá chậm chạp. Học sinh, sinh viên với các kiến thức được dạy trong nhà trường theo đánh giá của doanh nghiệp và các chuyên gia là còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế 3.0, thậm chí không hữu dụng với nền kinh tế 4.0, một số ngành nghề đang dễ dàng bị robot thay thế.

Theo báo cáo về "Sinh viên mới ra trường cùng những cơ hội và thách thức trong bước đầu của sự nghiệp" do Tập đoàn Navigos thực hiện cuối năm 2018, hơn một nửa sinh viên mới ra trường cho rằng kiến thức được đào tạo trong trường học vẫn có khoảng cách với thực tế làm việc. 61% sinh viên được hỏi ý kiến cho biết kiến thức được trường đào tạo và thực tế làm việc là khác biệt hoàn toàn. Trong đó 32% ứng viên cho rằng phải tự mình tìm hiểu thêm và 29% được công ty đào tạo lại khi đi làm. Chỉ 39% ứng viên đồng tình rằng kiến thức đào tạo không có khác biệt nhiều và có thể áp dụng được.

Ở đa số các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sự đổi mới phương pháp dạy và học còn khá chậm trễ do hạ tầng công nghệ thông tin còn lạc hậu và không đồng bộ. Để đáp ứng nhân lực cho nền kinh tế sáng tạo, các trường nghề cần phải thay đổi hoạt động đào tạo, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.

Giáo dục nghề nghiệp phải làm gì để chạy đua với công nghệ? - Hình 2

Giáo viên hướng dẫn sinh viên thực hành nghề tự động hóa tại Phòng học công nghệ 4.0. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Ông Mạc Văn Tiến, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp cho rằng, tất cả các phát minh công nghệ mới đều có đặc điển chung là tận dụng sức mạnh của số hóa và công nghệ thông tin. Điều này đòi hỏi giáo dục nghề nghiệp phải thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo một cách thường xuyên và linh hoạt, phá vỡ những cách thức đào tạo truyền thống, cứng nhắc, hình thành hệ thống trường lớp mở, áp dụng các phương thức đào tạo linh hoạt với mục tiêu cao nhất là cung cấp cho cách mạng công nghiệp 4.0 nguồn nhân lực chất lượng cao.

"Một thế hệ công dân toàn cầu đang được hình thành để đáp ứng được yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Họ phải được trang bị và sử dụng thành thạo hai công cụ: Công nghệ thông tin và ngoại ngữ," ông Tiến nói.

Theo ông Mạc Văn Tiến, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức cho giáo dục nghề nghiệp, các ngành nghề mới xuất hiện đòi hỏi chương trình đào tạo phải có tính liên ngành, hướng tới đào tạo ngành rộng để người học có kiến thức nền tảng, từ đó hình thành kỹ năng sáng tạo và thích ứng với nhiều công việc khác nhau.

Nhận thức về giáo dục nghề nghiệp mở còn thấp

Luật Giáo dục năm 2019 quy định: "Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên." Hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt sẽ khuyến khích người lao động học hỏi kiến thức, kỹ năng để vượt những thách thức mới về sự thay đổi của việc làm, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Mặc dù có nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau về khái niệm giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, nhưng đặc trưng chủ yếu là mở về tư duy đào tạo nghề nghiệp, địa điểm, đối tượng, thời gian, chương trình, phương pháp...

Ông Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, mặc dù được đưa vào trong luật nhưng nhận thức về giáo dục nghề nghiệp mở chưa được như mong muốn, đưa khóa học trực tuyến mở vào dạy và học vẫn còn khá xa lạ tại Việt Nam.

"Điều đáng quan tâm hơn cả là việc phân tích sâu những thay đổi của thị trường lao động trong tương lai gần, những yêu cầu mới về kỹ năng và từ đó là những vấn đề đặt ra cho đổi mới chương trình đào tạo, tổ chức trường lớp, đổi mới cách dạy, cách học, cách đánh giá vẫn chưa được quan tâm đúng mức," ông Phạm Đỗ Nhật Tiến nói.

Giáo dục nghề nghiệp phải làm gì để chạy đua với công nghệ? - Hình 3

Hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ phải linh hoạt để khuyến khích người lao động học tập suốt đời. (Ảnh: TTXVN)

Theo các chuyên gia, hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở và linh hoạt có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kỹ năng, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao, từng bước đáp ứng được yêu cầu việc làm của thị trường lao động. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển nguồn nhân lực, gắn giáo dục nghề nghiệp với sự dịch chuyển mau lẹ của thị trường lao động, tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vào quá trình đào tạo nhân lực.

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Quân cho biết, định hướng phát triển trong thời gian tới là phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt với nhiều phương thức và trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp suốt đời của người lao động.

Theo Thứ trưởng Lê Quân, giáo dục nghề nghiệp sẽ gắn chặt chẽ với nhu cầu của thị trường lao động, lấy sự chấp nhận của thị trường lao động là thước đo hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng đào tạo thường xuyên, cập nhập, đào tạo lại và đào tạo tại doanh nghiệp để đáp ứng được nhu cầu nhân lực của của doanh nghiệp, duy trì việc làm bền vững cho người lao động.

Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh niên-Thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc Hội thì nhận định, sự gắn kết giữa doanh nghiệp cơ sở giáo dục đào tạo chưa phải sự gắn kết hữu cơ. Hiện nay, doanh nghiệp chưa mặn mà khi tham gia vào đặt hàng, xây dựng chương trình đào tạo. Trong khi đó, sản phẩm của giáo dục nghề nghiệp gắn nhiều đến nền kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp, do đó cần có những cơ chế để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào giáo dục nghề nghiệp.

Theo các chuyên gia, mô hình giáo dục nghề nghiệp mở được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia nhằm cải cách và thúc đẩy tính thích ứng của giáo dục nghề nghiệp với thị trường việc làm. Mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở là rỡ bỏ mọi rào cản về pháp lý, kỹ thuật, tài chính để tạo điều kiện thuận lợi, công bằng và bình đẳng cho tất mọi người về cơ hội tiếp cận với các dịch vụ đào tạo nghề. Việc đa dạng hóa các phương thức đào tạo thúc đẩy học tập suốt đời, khuyến khích người lao động tiếp nhận những thách thức mới về sự thay đổi của việc làm./.

Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh niên-Thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc Hội nói về mối liên hệ giữa doanh nghiệp và giáo dục nghề nghiệp:

Theo vietnamplus

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoà Minzy đăng video thừa nhận: "Xin lỗi khán giả, không thể lừa dối mọi người thêm nữa"
17:32:27 16/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Xoài Non bị nhận xét "còn non và thiếu tinh tế" khi liên tục làm 1 việc trước mặt bố mẹ Gil Lê
19:14:49 16/11/2024
Sao cũ đã hết thời giữa dàn nghệ sĩ thế hệ mới?
20:03:00 16/11/2024
Cái kết nào cho giấc mơ 10 năm của Kỳ Duyên ở Miss Universe?
17:38:48 16/11/2024
Điều tra vụ nổ khiến 1 người bị thương nặng ở Hải Phòng
18:07:09 16/11/2024
Phản ứng của Mạc Hồng Quân khi vợ siêu mẫu trở lại sàn diễn sau nhiều năm rời showbiz
18:46:39 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

H'Hen Niê tuổi 32: Mua nhà sau 14 năm ở thuê, liên tục khoe dáng nóng bỏng

Sao việt

22:45:06 16/11/2024
Hoa hậu H Hen Niê có lối sống giản dị, chăm chỉ tiết kiệm tiền, không coi trọng vật chất. Cô mới mua nhà riêng sau 14 năm ở thuê.

Thu Trang và giới làm phim kêu cứu, Cục Điện ảnh: "Mong Quốc hội cân nhắc"

Hậu trường phim

22:37:14 16/11/2024
Hơn 30 doanh nghiệp điện ảnh đã ký tên và đóng dấu vào văn bản khẩn, kiến nghị về việc điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng (VAT) trong Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.

Quyên Qui và DJ Wukong lộ hint hẹn hò rõ mồn một?

Tv show

22:11:54 16/11/2024
Cư dân mạng mong chờ Quyên Qui và DJ Wukong thành đôi vì những tương tác tình bể bình trong suốt thời gian qua.

Tai nạn máy bay V-22 Osprey: Phi công quên bật 'công tắc nguồn'

Thế giới

22:01:39 16/11/2024
Việc không tuân thủ quy trình này khiến máy bay không đủ sức mạnh để bay lên, dẫn đến va chạm. Ngoài ra, phi công cũng bị đánh giá là điều khiển không đúng kỹ thuật khi máy bay ở gần mặt đất, gây ra tình trạng rung lắc mạnh.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Han So Hee

Phim châu á

21:22:27 16/11/2024
Heavy Snow (Tạm dịch: Bão Tuyết) đang khiến MXH rần rần thời gian qua, đem đến những thước phim mơ mộng đẹp như sách truyện tới khán giả

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

Tin nổi bật

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Tùng Dương tiết lộ bị một nghệ sĩ Gen Z mắng, dạy hát từng câu

Nhạc việt

20:14:55 16/11/2024
Sáng 16/11, nam ca sĩ Tùng Dương đã có buổi họp báo giới thiệu đến công chúng album mới nhất mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới.

NewJeans sẽ nợ HYBE bao nhiêu tiền nếu phá vỡ hợp đồng?

Nhạc quốc tế

20:09:45 16/11/2024
Khán giả Hàn Quốc đang bàn tán xôn xao về số tiền NewJeans sẽ phải trả cho tập đoàn nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng.