Giảng viên trẻ giàu nhiệt huyết
Tác phong nhanh nhẹn, tính tình vui vẻ, trách nhiệm, nhiệt huyết trong công việc, hăng say hoạt động văn nghệ, thể thao…
là nhận xét của đồng đội dành cho Thiếu tá Nguyễn Danh Lương, giảng viên trẻ Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Nguyễn Danh Lương sinh ra và lớn lên trên quê hương Thạch Hà ( Hà Tĩnh), trong gia đình có bố từng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, chú ruột là liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Phát huy truyền thống gia đình, năm 2004, Nguyễn Danh Lương thực hiện nghĩa vụ quân sự, trở thành chiến sĩ Quân đoàn 3. Với sự rèn luyện, phấn đấu tích cực, năm 2005, Lương được đơn vị tạo điều kiện tham gia ôn luyện ở Trường Quân sự Quân đoàn 3, rồi thi đỗ vào Học viện Chính trị. Tháng 7-2010, Lương tốt nghiệp và được điều động về công tác tại Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Thiếu tá Nguyễn Danh Lương.
Trải qua các cương vị chính trị viên phó, rồi chính trị viên đại đội, Lương luôn là cán bộ tận tâm, gần gũi với học viên. Đặc biệt, với tính cách sôi nổi và kiến thức được đào tạo, anh là “đạo diễn tài ba” trong tổ chức các hoạt động “chơi mà học” cùng đoàn viên chi đoàn mình quản lý, như: “ Rung chuông vàng”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Đường lên đỉnh Olympia”… Lương cũng là “biên đạo” chính của các chương trình văn nghệ, giúp đơn vị đoạt giải cao ở nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng do nhà trường tổ chức. Phát huy ưu thế của mình, Lương tích cực tham gia các hoạt động phong trào văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao và được học viên nhắc đến với những biệt danh: “Thầy Lương MC”, “Thầy Lương văn nghệ” hay “Thầy Lương hậu vệ thòng”…
Trên cương vị giảng viên, Lương luôn tích cực học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức chuyên ngành, đọc thêm tài liệu, các tác phẩm kinh điển… nhằm bổ sung, làm mới bài giảng. Ngoài ra, anh chủ động trong thục luyện, giảng thử, thường xuyên nghe giảng viên có nhiều kinh nghiệm giảng bài để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, làm giàu kiến thức và phương pháp sư phạm cho bản thân. Nhờ vậy, dù là giảng viên trẻ, nhưng anh có phương pháp giảng dạy, tác phong sư phạm chững chạc. Các lần bình giảng khoa và nhà trường, Lương đều đạt giỏi. Hơn thế, Lương còn là cá nhân tích cực, đam mê tham gia viết tài liệu, giáo trình; viết tin, bài gửi các tạp chí trong và ngoài quân đội; tham gia đấu tranh với các luận điệu sai trái trên không gian mạng; tham gia các cuộc thi tìm hiểu do nhà trường và quân đội tổ chức…
Đại tá Phạm Tấn Nam, Chủ nhiệm Khoa Công tác Đảng, công tác chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 2 cho biết: “Thiếu tá Nguyễn Danh Lương là giảng viên trẻ nhiệt huyết với công việc, có tinh thần phấn đấu học tập, rèn luyện miệt mài và luôn cầu thị, nỗ lực phấn đấu vươn lên”.
Với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, Thiếu tá Nguyễn Danh Lương có 3 năm đạt danh hiệu giảng viên giỏi cấp trường, 2 năm giảng viên giỏi cấp khoa, tham gia biên soạn 4 tài liệu cấp trường, 3 tài liệu cấp khoa, có 12 bài báo được đăng trên các tạp chí trong và ngoài quân đội. Từ năm 2016 đến nay, 4 năm liền anh được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, năm 2018 được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, năm 2020 được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân. Năm 2021, anh vinh dự được thăng quân hàm thiếu tá trước niên hạn.
Video đang HOT
Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục 4.0 và ứng dụng công nghệ vào giáo dục - đào tạo
Học viện Chính trị đặc biệt quan tâm lãnh đạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục 4.0 và ứng dụng công nghệ vào giáo dục-đào tạo.
Trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và yêu cầu, đòi hỏi mới từ thực tiễn, để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời gian tới, Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Chính trị đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm lãnh đạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục 4.0 và ứng dụng công nghệ vào giáo dục-đào tạo.
Thời gian qua, Đảng ủy, Ban giám đốc học viện, các cơ quan, đơn vị quan tâm với nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, kết hợp đào tạo và bồi dưỡng, tập trung giải quyết đủ về số lượng, khắc phục một bước sự bất cập về cơ cấu đội ngũ, kết hợp chuẩn hóa chức danh, nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ, giảng viên.
Đồng thời, học viện đã mở các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, cử giảng viên ngoại ngữ tham gia lớp bồi dưỡng ở nước ngoài. Tổ chức cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý giáo dục, nghiệp vụ sư phạm, công nghệ thông tin do Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức.
Nhìn chung đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục ở học viện đều được đào tạo theo đúng chuyên ngành, đa số giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục biết sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng tin học trong quá trình giảng dạy, quản lý điều hành và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là ứng dụng các phần mềm dạy học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Lãnh đạo Học viện Chính trị cùng các đại biểu về dự lễ tốt nghiệp đào tạo cao cấp lý luận chính trị, khóa 4. Ảnh: HOÀNG TUẤN
Học viện đã chủ động xây dựng kế hoạch, liên hệ với các đơn vị và báo cáo Bộ Quốc phòng đưa những đồng chí giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đi thực tế tại các đơn vị trong toàn quân.
Công tác tuyển dụng vào đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn bảo đảm tiêu chuẩn chính trị, trình độ chuyên môn và năng lực vào học viện công tác. Về chất lượng đội ngũ giảng viên của học viện hiện nay: 100% có trình độ đại học trở lên, trình độ sau đại học chiếm hơn 80% (trong đó, PGS, TS chiếm tỷ lệ 8,7%; tiến sĩ chiếm tỷ lệ hơn 26%; thạc sĩ chiếm tỷ lệ 49,1%).
Đảng ủy, Ban giám đốc học viện tích cực đổi mới, ứng dụng công nghệ phục vụ nhiệm vụ giáo dục-đào tạo. Hiện tại, thư viện số của học viện có hơn 5 triệu trang tài liệu số hóa, gần 60 nghìn biểu ghi cơ sở dữ liệu thư mục; phòng đọc tổng hợp 150 chỗ ngồi được trang bị hệ thống máy tính tra cứu tài liệu bảo đảm tiện lợi, khoa học.
Học viện đẩy mạnh tiến độ xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, số hóa, hồi cố tài liệu để cung cấp lên mạng nội bộ và nhập vào hệ thống thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng; tiến hành có hiệu quả việc khai thác, thu thập, bổ sung sách, báo, tài liệu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của học viện.
Học viện xây dựng Trung tâm Điều hành huấn luyện, quản lý, kiểm tra thông qua hệ thống camera quan sát tại các phòng học; có mạng máy tính nội bộ, internet, phục vụ hiệu quả cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên.
Đầu tư bổ sung, nâng cấp các phòng đa năng với đầy đủ hệ thống máy tính, máy chiếu và phần mềm chuyên dùng phục vụ những chuyên ngành đào tạo; có các phần mềm quản lý hỗ trợ các cơ quan chức năng; đẩy mạnh số hóa những thông tin, dữ liệu về giáo dục, đào tạo.
Học viện thường xuyên nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của người học, nhất là năng lực lãnh đạo, chỉ huy, huấn luyện và thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ học vấn và chức danh đào tạo; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, thành tựu khoa học tiên tiến vào các hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học.
Trong thời gian tới, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về giáo dục và đào tạo, học viện tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học; xây dựng học viện chính quy, tiên tiến, mẫu mực, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín của học viện, luôn xứng đáng là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn quân sự hàng đầu của quân đội và quốc gia.
Lãnh đạo Học viện Chính trị trao bằng tốt nghiệp cho các học viên khóa học 2018-2020. Ảnh: HOÀNG TUẤN
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục 4.0 và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào giáo dục-đào tạo, Đảng ủy, Ban giám đốc hướng tập trung vào một số giải pháp cụ thể:
Một là, chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bảo đảm giáo trình, tài liệu phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Tích cực đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học bảo đảm đồng bộ, hiện đại theo hướng xây dựng nhà trường thông minh, từng bước tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo; đầu tư, mua sắm, bổ sung các trang thiết bị ở các phòng học, nhất là các phòng học chuyên dùng cho học ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trung tâm điều hành huấn luyện và diễn tập.
Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật hiện đại cho giáo dục và đào tạo của học viện. Hoàn thiện, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả công năng của các dự án đầu tư. Sử dụng ngân sách cho thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của học viện đúng mục đích.
Bảo đảm tốt giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giảng viên và học viên. Chuyển hoạt động từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng khai thác, bổ sung sách, tài liệu chuyên sâu theo các chuyên ngành đào tạo.
Hai là, nâng cao chất lượng, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-ĐU của Đảng ủy học viện về "Xây dựng đội ngũ cán bộ ở Học viện Chính trị giai đoạn 2019-2030", xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên và các nhà khoa học theo hướng chuẩn hóa cả về số lượng và chất lượng, lấy chuẩn hóa về chất lượng làm trọng tâm. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn theo quy định.
Thường xuyên kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng ngày càng cao, có tỷ lệ lực lượng dự bị thích hợp từ 5 đến 10%, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của học viện. Chủ động mời các nhà khoa học đầu ngành, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tham gia truyền thụ kinh nghiệm cho cán bộ, giảng viên...
Ba là, đẩy mạnh hợp tác về đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường trong và ngoài quân đội. Theo đó, học viện xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn cán bộ nghiên cứu thực tế, học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường trong và ngoài quân đội và với nước ngoài, đúng đối tượng, bảo đảm chất lượng, theo yêu cầu, nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của học viện...
Học viện Chính trị: Nâng cao chất lượng huấn luyện chiến thuật cho học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn Trong những năm qua Học viện Chính trị tích cực, chủ động bằng nhiều chủ trương biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Thực hiện Nghị quyết số: 29 - NQ/TW ngày 4-11-2013"Về đổi mới căn bản, toàn...