Giảng dạy môn tích hợp: Giáo viên phải gồng mình
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, ở bậc THCS có 2 bộ môn tích hợp mới là Khoa học tự nhiên (KHTN) và Lịch sử – Địa lý.
Môn KHTN được tích hợp kiến thức từ 3 môn, gồm Vật lý, Sinh học, Hóa học. Cái khó nhất hiện nay là đa số giáo viên (GV) không được đào tạo để dạy tích hợp, mà chỉ qua tập huấn để dạy liên môn.
Chương trình giáo dục phổ thông mới, cô và trò đều phải nỗ lực. Ảnh: TL.
Thời gian tập huấn ít, áp lực giảng dạy nhiều
Ghi nhận thực tế năm học 2022-2023 cho thấy, đa phần các nhà trường đang gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp giáo viên dạy các môn tích hợp. Cụ thể, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), một giáo viên khối lớp THCS phải dạy cả 3 phân môn trong một môn tích hợp KHTN. Nhưng trên thực tế, không phải trường THCS nào cũng có giáo viên dạy được cả 3 phân môn trong môn tích hợp KHTN.
Các trường THCS đều cho biết, vấn đề khó khăn nhất của năm nay nằm ở môn tích hợp KHTN vì đến lớp 7, kiến thức tích hợp khá sâu trong khi giáo viên được đào tạo đơn môn hoặc bồi dưỡng thêm khóa ngắn hạn chưa thể đáp ứng. Bà Hoàng Thanh Thủy – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, với sách giáo khoa lớp 7 mới, kiến thức môn KHTN thay đổi hoàn toàn, tích hợp rất nhiều, rất sâu. Mỗi giáo viên phụ trách một phân môn mới đảm bảo kiến thức, còn đảm trách 3 phân môn cần có thêm thời gian để học tập, bồi dưỡng.
Trên thực tế, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn tích hợp, các GV dạy môn tích hợp đều phải tham gia các lớp tập huấn. Nhưng điều khiến nhiều người băn khoăn là các khóa đào tạo chứng chỉ tích hợp ngắn hạn đều khó đảm chất lượng, khi thực tế một GV phải mất 4 năm học tập, ra trường mới chỉ đủ năng lực giảng dạy đơn môn.
Đơn cử như chia sẻ của bà Ngô Thị Lan Anh – giáo viên Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Ba Đình, Hà Nội). Đã 18 năm qua bà chỉ dạy Lịch sử, nên việc bồi dưỡng kiến thức Địa lý trong 2 tháng không thể giúp bà nhuần nhuyễn hoàn toàn để tự tin đứng lớp dạy tích hợp cả hai phân môn này. Bởi trong phân môn Địa lý, lượng kiến thức nghiêng nhiều về tự nhiên, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu. Trong thời gian ngắn đọc tài liệu, sách giáo khoa hay dự bồi dưỡng một vài chuyên môn chưa đủ lượng kiến thức để có thể đảm nhận được hai phân môn Lịch sử và Địa lý.
Đào tạo chưa đủ đáp ứng
Dạy học tích hợp không chỉ là thời cơ thay đổi của giáo viên mà còn là xu hướng của nền giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, thay đổi thế nào, giải pháp ra sao để cả người dạy và người học đều không cảm thấy khó, đây mới là vấn đề cần bàn.
Video đang HOT
Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT của Bộ GDĐT ban hành ngày 21/7/2021 quy định GV học thêm từ 20 – 36 tín chỉ để dạy môn tích hợp. Chương trình bồi dưỡng được coi là điều kiện đủ tối thiểu để mỗi GV có thể dạy học môn Lịch sử và Địa lý và KHTN. Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng, GV dạy đơn môn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học của 1 hoặc 2 phân môn khác liệu có đủ năng lực và tự tin để đứng lớp?
Ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) cho biết, GV dạy môn nào sẽ có chuẩn bồi dưỡng của môn đó. Theo quy định của Luật Viên chức, mỗi năm, GV đều có khoảng thời gian nhất định để tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Những module này cho những người mới bắt đầu, sau khi học xong các module này, ở các năm tiếp theo, GV sẽ chỉ phải tham gia đào tạo theo hướng cập nhật những điểm mới. Về lâu dài, các trường đào tạo sư phạm sẽ có những cân nhắc, tính toán trong việc đào tạo giáo viên ở bậc trung học để có thể giảng dạy tích hợp.
Năm 2019 mới có mã ngành sư phạm Lịch sử – Địa lý, KHTN. Theo lộ trình thì kết thúc năm học 2022-2023 mới có khoảng 60 sinh viên đầu tiên ra trường. Con số này quá nhỏ so với số lượng hàng nghìn trường THCS trên cả nước.
Các chuyên gia cho rằng, dù đã nỗ lực rất nhiều để chạy đua dạy học, tập huấn, nhưng cách làm của Bộ GDĐT vẫn có bất cập, đẩy giáo viên và các trường vào thế khó khi chương trình đi trước, đào tạo con người sau. Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu dạy và học chương trình GDPT mới như mục tiêu của ngành giáo dục đề ra, hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn mà đội ngũ GV và các nhà trường phải nỗ lực vượt qua.
Giáo viên đang trực tiếp dạy môn tích hợp: 'Thực sự chúng tôi đang rất khổ!'
Giáo viên dạy môn tích hợp đang quay cuồng với sự thay đổi của chương trình cũng như việc sắp xếp thời khóa biểu, kiểm tra và đánh giá học sinh.
Năm học 2022 - 2023 là năm thứ hai cấp trung học cơ sở thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Dù đã có 1 năm kinh nghiệm triển khai đối với khối lớp 6 nhưng đến năm học này, các trường vẫn không khỏi loay hoay trong việc bố trí giáo viên dạy môn tích hợp Khoa học tự nhiên (gồm 3 phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học); Lịch sử và Địa lí (gồm 2 phân môn Lịch sử và Địa Lí) đối với lớp 7.
Không riêng các nhà trường khó khăn trong việc bố trí đội ngũ mà người trực tiếp thực hiện giảng dạy môn tích hợp là giáo viên cũng vấp phải không ít khó khăn.
Khi bước sang năm thứ 2 triển khai dạy học môn tích hợp, nhiều giáo viên đang dạy môn tích hợp Lịch sử và Địa lí chia sẻ bản thân đang xoay sở với một số điểm trùng lặp, bất cập trong nội dung chương trình, với việc sắp xếp thời khóa biểu, chất lượng giảng dạy cũng như việc kiểm tra, đánh giá học sinh.
Cô P.N.T, giáo viên môn Lịch sử của một trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng chia sẻ: "Thực chất môn học này là 2 phân môn khác nhau được ghép lại trong một quyển sách với nửa đầu là môn Lịch sử và nửa sau là môn Địa lí nhưng quá trình thực hiện chương trình lại yêu cầu giảng dạy song song vì lý do có những nội dung của môn Lịch sử liên quan đến Địa lí.
Tuy nhiên, tôi thấy rằng chỉ có một số nội dung liên quan đến nhau và chương trình còn có sự trùng lặp kiến thức giữa 2 phân môn được tích hợp thể hiện trong các chủ đề "Các cuộc phát kiến địa lí" và "Đô thị lịch sử và hiện tại".
Ví dụ trong chủ đề "Các cuộc phát kiến địa lí" của môn Địa lí có một số nội dung liên quan đến Lịch sử nhưng đồng thời có sự trùng lặp tương tự ở chương trình phân môn Lịch sử.
Ở 2 phân môn đều thể hiện được việc trình bày các cuộc phát kiến địa lí, tác động và hệ quả của các cuộc phát kiến đến kinh tế, xã hội; chứng minh được trái đất hình tròn, khám phá những vùng đất mới, con đường mới mở ra thời kỳ toàn cầu hóa về sự trao đổi văn hóa, cây trồng, vật nuôi giữa các châu lục;...
Đó là tác động hay hệ quả tích cực ở trong phân môn Lịch sử mà chủ đề này đã nêu. Tuy nhiên, lại có những kiến thức trùng lặp với phân môn Lịch sử ở bài 2 bộ sách Chân trời sáng tạo và Cánh diều.
Vấn đề thứ hai là việc chuẩn bị bài của học sinh, hai phân môn khác nhau mà lại dạy song song nên có trường yêu cầu học sinh phải sử dụng quyển vở khác nhau, có trường yêu cầu dùng 1 quyển vở nhưng nửa đầu ghi phân môn Lịch sử, nửa sau ghi môn Địa lí.
Từ đó, dẫn đến tình trạng học sinh mang nhầm vở hoặc ghi nhầm nội dung phân môn.
Thứ ba là việc xây dựng phân phối chương trình và trao quyền chủ động cho các nhà trường. Hiện tại, hai phân môn này song song với thời lượng 3 tiết/tuần.
Như vậy mỗi môn 1,5 tiết/tuần nên có trường xây dựng đảo Lịch sử và Địa lí sau 1 tuần, trường thì sau 2 tuần, có trường sau 4 tuần".
Các thầy cô quay cuồng chạy theo các yêu cầu của môn học tích hợp (Ảnh minh họa: NXBGDVN)
Cô giáo T.N chia sẻ thêm: "Về xây dựng và phối chương trình, giáo viên đã chuẩn bị xong từ tháng 8 nhưng khi thực hiện chuyển đổi số, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các trường đưa kế hoạch giáo dục, kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục và đặc biệt là phân phối chương trình của cá nhân lên "app ôn luyện".
Tôi rất tán đồng với chủ trương chuyển đổi số nhưng bất cập ở đây là phân phối chương trình đã được lập trình sẵn dạng file excel có mặc định tên bài, số tiết (thứ tự sắp xếp từ nhỏ đến lớn cách nhau bởi một dấu gạch ngang), tuần dạy dự kiến (nếu một bài có nhiều tuần thì cách nhau bởi dấu phẩy).
Nhưng vì hai phân môn khác nhau mà chạy song song nên tiết thứ tự của môn Lịch sử, Địa lý khác nhau.
Như ở trường tôi, tôi sắp xếp môn Lịch sử là 53 tiết (từ thứ tự tiết số 1 đến 53) và Địa lý từ tiết thứ 54 đến 105. Nhưng khi sắp xếp như thế và đưa lên thì hệ thống không nhận.
Buộc chúng tôi phải chuyển sang cách thứ 2 là tách 2 file excel nhưng khi đưa lên thì hệ thống nhận nhưng nhà trường không đồng ý vì như thế là tách ra thành 2 môn khác nhau chứ không phải môn Lịch sử và Địa lý nữa.
Theo đó, chúng tôi lại phải tìm cách thứ 3 là chọn môn Lịch sử và Địa lý. Ví dụ, tuần 1 (tiết 1, 2 là Lịch sử; tiết 3 là Địa lý), tuần 2 (tiết 4 Lịch sử, tiết 5 Địa lý).
Ngoài ra, về kiểm tra đánh giá, hai nội dung khác nhau nhưng một đề kiểm tra với tỷ lệ 50/50, Lịch sử riêng, Địa lý riêng. Điều này rất khó cho cả ban giám hiệu và giáo viên bộ môn".
Cô giáo T.N nhấn mạnh: "Tôi mong các cấp hãy tháo gỡ những khó khăn, bất cập, hạn chế của môn Lịch sử và Địa lý.
Chúng tôi hiện tại đang rất khó khăn khi thực hiện chương trình ghép 2 môn Lịch sử và Địa lý lại với nhau. Thực sự chúng tôi đang rất khổ!".
Môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học được tách thành 2 môn riêng, đánh giá riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất cầu thị, có đính chính về môn Tin học, Công nghệ ở tiểu học, rất mong Bộ xem xét thấu đáo các môn tích hợp ở THCS. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 xuất hiện môn tích hợp ở cấp tiểu học (Tin học và Công nghệ, Nghệ thuật); ở cấp trung học...