Giảng dạy chương trình lớp 1 mới: Không còn áp lực, căng thẳng

Theo dõi VGT trên

So với thời điểm này năm ngoái, học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm nay đã có kỹ năng đọc tốt hơn.

Điều này một phần do thời lượng dành cho môn Tiếng Việt nhiều nên học sinh có nhiều thời gian luyện đọc. Mặt khác, giáo viên, học sinh và cả phụ huynh đã không còn bỡ ngỡ với sách giáo khoa mới nữa.

Giảng dạy chương trình lớp 1 mới: Không còn áp lực, căng thẳng - Hình 1

Học sinh lớp 1/14, Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (TP. Biên Hòa) hào hứng với trò chơi “tìm tiếng có chứa vần” trong giờ học môn Tiếng Việt. Ảnh: Hải Yến

* Học sinh tiến bộ

Khác với tâm trạng lo lắng hồi đầu năm học, đến nay, nhiều giáo viên dạy lớp 1 cho rằng, xét về mặt bằng chung thì học sinh đã có kỹ năng đọc, viết tốt. So với cùng thời điểm này của năm học trước, kỹ năng đọc của học sinh có nhỉnh hơn. Nhờ đó, không chỉ giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường mà cả phụ huynh học sinh cũng trút bỏ dần áp lực tâm lý khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới.

Cô Phạm Thị Thu Hạnh, Khối trưởng Khối 1 Trường tiểu học An Hảo (TP.Biên Hòa) kể, đầu năm học, lớp của cô có trường hợp một học sinh chưa biết bảng chữ cái. Với mỗi chữ cái, cô phải dạy đi dạy lại nhiều lần mà bé vẫn không nhớ. Vì vậy, giờ ra chơi, cô phải tranh thủ dạy kèm cho bé.

“Mấy ngày đầu, khi các bạn được ra chơi còn bé phải ở lại trong lớp để học bài, bé buồn và khóc. Mình động viên bé gắng học xong rồi ra chơi với bạn. Sau đó, bé quen dần và tiến bộ rõ rệt. Bây giờ mỗi ngày đi học, bé đều lấy một cuốn truyện trên giá sách của lớp để đọc cho cô nghe. Có hôm cha mẹ đến đón nhưng bé không về liền mà phải đọc hết truyện rồi mới về” – cô Hạnh kể. Nhằm khuyến khích học sinh siêng đọc, cô Hạnh đã mua nhiều cuốn truyện để ở giá sách cho các bé đọc tự do trong giờ nghỉ.

Cũng như cô Hạnh, tất cả giáo viên đang dạy lớp 1 trong trường đều phải tranh thủ dành thời gian ra chơi để kèm thêm cho những học sinh còn yếu. Rất nhiều học sinh khi bước vào lớp 1 chưa thuộc “mặt” 29 chữ cái. Vì vậy, công việc của các cô càng trở nên vất vả.

Theo phân bổ chương trình, mỗi tuần, môn Tiếng Việt có đến 12 tiết. Có khi 1 bài học sinh phải học đến 3 vần mới cùng lúc. Do đó, cả cô giáo và học sinh đều phải chịu nhiều áp lực. Đối với trường hợp học sinh còn chậm, các cô đều yêu cầu đọc bài nhiều lần, đánh dấu những chữ, những vần các em hay quên để phụ huynh hỗ trợ con học thêm ở nhà.

Những vất vả, khó khăn nhất đã dồn vào học kỳ 1 nên bước sang học kỳ 2, việc dạy và học đều trở nên thuận lợi hơn. Phần lớn học sinh đã có kỹ năng đọc tốt. Những trường hợp đọc yếu đều có thể tự đánh vần để đọc được. Tình trạng “thuộc vẹt” cũng không xảy ra. Vì vậy, các em đều có thể đọc được những văn bản khác ngoài sách giáo khoa.

Cô Hạnh chia sẻ thêm: “Chương trình mới có thời lượng dành cho môn Tiếng Việt nhiều hơn nên đầu năm đúng là có vất vả. Tuy vậy, vì có nhiều thời lượng, các con được đọc nhiều hơn nên nếu so chương trình mới hiện nay với chương trình cũ ở cùng thời điểm thì học sinh năm nay đọc tốt hơn năm ngoái”.

* Tăng cường lắng nghe, chia sẻ

Năm học này, Trường tiểu học Nguyễn Huệ (H.Tân Phú) có 6 lớp 1. Đội ngũ giáo viên của trường đa số đều đã lớn tuổi. Do vậy, việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin có phần hạn chế so với những giáo viên trẻ. Trong khi đó, phương pháp dạy học mới lại đòi hỏi nhiều kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin. Đầu năm học, giáo viên chưa có nhiều thời gian tiếp cận sách giáo khoa mới, việc soạn giảng còn bỡ ngỡ. Bên cạnh đó, họ vừa phải giảng dạy, vừa tiếp tục tham gia các đợt tập huấn…

Giảng dạy chương trình lớp 1 mới: Không còn áp lực, căng thẳng - Hình 2

Học sinh lớp 1 Trường tiểu học An Hảo (TP.Biên Hòa) trong giờ học môn Tiếng Việt. Ảnh: Hải Yến

Video đang HOT

Theo cô Nguyễn Thị Thương, Hiệu trưởng nhà trường, đó chính là những khó khăn mà tập thể giáo viên của trường buộc phải vượt qua để dạy học chương trình lớp 1 mới. Vượt qua những trở ngại ban đầu, hiện nay, giáo viên của trường đã quen dần với việc áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với chương trình, sách giáo khoa mới.

“Qua nắm bắt tình hình từ các lớp 1, tôi thấy học sinh năm nay đọc trơn nhanh hơn so với trước đây. Bây giờ thì giáo viên đã quen với chương trình mới rồi nên việc triển khai chương trình ở lớp 2 sẽ thuận lợi hơn. Chỉ mong sao tỉnh chọn được bộ sách giáo khoa phù hợp”- cô Hương cho biết.

Để có được kết quả khả quan bước đầu như hiện nay, việc sinh hoạt chuyên môn đúng hướng đóng vai trò không nhỏ. Trong đó, thay vì tổ chức mang tính hình thức, các cuộc họp chuyên môn đã thực sự trở thành diễn đàn để giáo viên, cán bộ quản lý chia sẻ, gợi mở những phương pháp, cách làm hay.

Cô Phạm Thị Nguyệt, Hiệu trưởng Trường tiểu học An Hảo chia sẻ: “Ở trường chúng tôi, Ban giám hiệu, khối trưởng và các giáo viên luôn ngồi lại với nhau để trao đổi, chia sẻ khó khăn, vướng mắc rồi cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề. Chúng tôi luôn đặt ra câu hỏi: các cô đang gặp phải khó khăn gì. Với mỗi tình huống, chúng tôi lại đặt câu hỏi với các giáo viên khác xem nếu là cô thì cô sẽ giải quyết như thế nào…”.

Ở cấp phòng, phòng GD-ĐT đã tổ chức cho lãnh đạo phòng, chuyên viên phòng giáo dục tiểu học và đội ngũ cán bộ cốt cán đi dự giờ ở các trường. Sau khi dự giờ, đội ngũ cán bộ cốt cán sẽ tìm hiểu khó khăn, đồng thời tư vấn, hỗ trợ cho giáo viên trực tiếp đứng lớp để họ làm tốt hơn công việc của mình.

Cán bộ cốt cán chính là những người trực tiếp tham gia các lớp tập huấn do Bộ GD-ĐT tổ chức nên hiểu rõ về chương trình, sách giáo khoa mới. Vì vậy, những tư vấn, định hướng của đội ngũ này rất sát sườn. Cô Phạm Thị Nguyệt chính là một trong những cán bộ cốt cán đó.

“Chương trình mới, giáo viên có quyền chủ động điều chỉnh phân phối chương trình, điều chỉnh tiết học để phù hợp với tình hình của lớp. Chẳng hạn, với nội dung bài đọc khó, cần nhiều thời gian để đọc thì cô có thể lấy tiết luyện tập, tiết dự phòng để bù sang. Giáo viên cũng được chủ động thiết kế hoạt động học tập phù hợp với lớp. Nhiều giáo viên chưa hiểu lại đòi hỏi phải có quy trình, khung hoạt động. Như vậy là mình đang tự bó buộc chính mình… Có rất nhiều vướng mắc từ phía giáo viên mà chỉ thông qua những buổi tư vấn như vậy thì họ mới chia sẻ để đội ngũ cán bộ cốt cán biết và định hướng lại” – cô Nguyệt chia sẻ.

Ngoài ra, Phòng GD-ĐT còn chia các trường tiểu học thành nhiều cụm chuyên môn (theo bộ sách) để sinh hoạt chuyên môn, trao đổi khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm. Đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn mà các phòng GD-ĐT trong tỉnh đang thực hiện.

Sách giáo khoa cũ "rất ổn", thay mới làm gì?

Khi thầy dạy không ra gì khiến trò học không ra gì thì mới sinh ra nặng nề bởi lẽ sách giáo khoa cũ đã tồn tại 20 năm nên giáo viên quen với cách dạy cũ.

Chương trình mới hiện đã triển khai được một tháng đã gặp phải phản ứng dữ dội từ dư luận. Người ta không chỉ nhặt sạn trong sách giáo khoa mà còn bức xúc bởi chương trình mới quá nặng, gây khó khăn, áp lực cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức.

Sách giáo khoa cũ rất ổn, thay mới làm gì? - Hình 1

Nếu sách giáo khoa hiện hành, cuối năm học sinh chỉ phải đọc một văn bản khoảng hơn 50 chữ thì sách giáo khoa chương trình mới học sinh phải đọc gấp năm lần như thế.

Sách giáo khoa cũ rất ổn, thay mới làm gì? - Hình 2

Cuối năm, học sinh đã phải đọc văn bản khá dài thế này (Ảnh: Phan Tuyết)

Vậy nhưng, người biên soạn chương chình và một số chuyên gia giáo dục lại không thừa nhận chuyện này mà đổ trách nhiệm cho giáo viên không biết dạy.

Có vị chuyên gia từng công tác tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (đề nghị không nêu tên) còn nói rằng: " Thấy khó học một chút lại đổ cho chương trình nặng là không đúng".

Bởi lẽ, trong học tập không chỉ có chương trình, sách giáo khoa mà khi thầy dạy không ra gì khiến trò học không ra gì thì mới sinh ra nặng nề bởi lẽ sách giáo khoa cũ đã tồn tại 20 năm nên giáo viên quen với cách dạy cũ. Hơn nữa, phụ huynh muốn con học thật nhanh, thật giỏi sẽ rất áp lực đối với trẻ.

Chính vì vậy khi thay đổi cách dạy, đổi mới phương pháp thì người thầy không thể không gặp những thách thức, khó khăn ban đầu nhưng không thể vì thế mà kết luận chương trình nặng là không ổn".

Thậm chí vị này còn gợi lại, cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 được đưa vào giảng dạy đại trà từ năm học 2002 - 2003 đã tạo ra một cuộc tranh cãi nảy lửa của các nhà khoa học, các nhà giáo và đông đảo phụ huynh bởi cho dạy chữ e trước chữ a, đã làm xáo trộn toàn bộ trật tự bảng mẫu tự chữ cái La-tinh của chữ quốc ngữ truyền thống.

Tuy nhiên, kể từ đó đến hết năm học 2019-2020 thì thầy vẫn dạy, trò vẫn học vẫn học bình thường và "rất ổn".[1]

Bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ những nhận định của vị chuyên gia giáo dục trên để người đọc tự rút ra cho mình câu trả lời chính xác nhất.

Cứ nhìn vào mục tiêu 2 chương trình sẽ có câu trả lời đúng nhất

Các vị cứ nói, chương trình mới của lớp 1 không nặng, chúng tôi sẽ liệt kê 2 bảng yêu cầu mục tiêu cần đạt cho học sinh lớp 1 của 2 chương trình (mới và hiện hành) để bạn đọc tiện so sánh.

Mục tiêu chương trình hiện hành lớp 1 (môn tiếng Việt)

Phần đọc: Chuẩn kiến thức kỹ năng quy định, tốc độ đọc của học sinh: 30 tiếng/phút

Phần viết: Nhìn văn bản chép (tập chép)một khổ thơ, đoạn văn ngắn, kỹ năng 30 chữ/15 phút.

Mục tiêu chương trình mới lớp 1 (môn tiếng Việt)

- Trả lời từ 1-2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc.

Chuẩn kiến thức kỹ năng quy định, tốc độ đọc của học sinh: 40 - 50 tiếng/phút. " Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ".

Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 - 35 chữ theo các hình thức nhìn - viết (tập chép), nghe - viết, tốc độ viết khoảng 30 - 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi".

Biết viết "Quy tắc viết chữ cái đầu câu, viết tên riêng người Việt". (Yêu cầu này ở chương trình lớp 2).

Học sinh biết: "Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu. Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được ý nghĩa hay bài học được rút ra từ văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi.

Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.

Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.

Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 20 trang/năm, mỗi trang khoảng 90 chữ, có hình ảnh.

Từ việc so sánh mục tiêu cần đạt của 2 chương trình (chương trình mới và chương trình hiện hành) để thấy được chương trình mới nặng gấp nhiều lần chương trình hiện hành chứ không phải như lời vị chuyên gia khẳng định: "Thấy khó học một chút lại đổ cho chương trình nặng là không đúng".

Trả lời ý kiến thứ 2 của vị chuyên gia: Cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 được đưa vào giảng dạy đại trà từ năm học 2002 - 2003 đã tạo ra một cuộc tranh cãi nảy lửa của các nhà khoa học, các nhà giáo và đông đảo phụ huynh bởi cho dạy chữ e trước chữ a, đã làm xáo trộn toàn bộ trật tự bảng mẫu tự chữ cái La-tinh của chữ quốc ngữ truyền thống.

Tuy nhiên, kể từ đó đến hết năm học 2019-2020 thì thầy vẫn dạy, trò vẫn học, vẫn học bình thường và "rất ổn".

Chương trình lớp 1 hiện hành học sinh phải đi học thêm từ 4 đến 5 tuổi

Vị chuyên gia cho rằng, chương trình hiện hành lúc mới thực hiện cũng vấp phải sự tranh cãi quyết liệt nhưng cho đến nay thầy vẫn dạy, học sinh vẫn học bình thường và vẫn "rất ổn".

Thứ nhất, người bình thường cũng có thể thấy tư duy "rất ổn" này lại rất có vấn đề. Sách giáo khoa "chữ e trước chữ a" đang dạy "rất ổn" thì thay mới làm gì?

Có lẽ, vị chuyên gia không biết, không thấy học sinh phải đi học thêm từ tuổi mẫu giáo thì học mới ổn hay sao?

Những học sinh không đi học trước lớp 1 mà khi vào năm học sẽ trở thành con vịt lạc đàn trong lớp. Cũng do chương trình nặng và việc dạy đảo ngược chữ e trước chữ a gây khó khăn cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.

Những đứa trẻ ngày đi học mẫu giáo chỉ có vui chơi và hát ca thì đêm về lại phải cặm cụi đọc, viết chữ của lớp 1. Cũng nhờ đó mà khi vào năm học, học sinh mới có thể theo kịp chương trình.

Nay, chương trình mới yêu cầu mục tiêu cần đạt của học sinh lớp 1 gần gấp đôi như thế (có bộ sách mới tuần 15 học sinh đã phải đọc được đoạn văn ngắn và viết chính tả nghe viết) thì các em không đi học thêm sẽ vô cùng khó để theo kịp chương trình.

Dù chương trình nào thì cuối năm lớp 1, học sinh cũng phải biết đọc và biết viết. Vậy có nhất thiết phải đẩy nhanh tiến độ học để gây sức ép cho cả thầy và trò như vậy hay không? Các vị biên soạn và thẩm định chương trình Tiếng Việt lớp 1 hãy cho chúng tôi câu trả lời tường minh.

Tài liệu tham khảo:

[1]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/cai-do-cua-tieng-viet-1-canh-dieu-la-lam-dung-ngu-ngon-post212917.gd

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Gặp "người hùng" kéo hơn 10 người băng qua ban công, thoát nạn trong đám cháy dữ dội tại TP.HCM: "Bản năng thì mình làm vậy"Gặp "người hùng" kéo hơn 10 người băng qua ban công, thoát nạn trong đám cháy dữ dội tại TP.HCM: "Bản năng thì mình làm vậy"
19:11:17 20/12/2024
Anh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độAnh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độ
19:47:37 20/12/2024
Cái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộCái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộ
19:51:53 20/12/2024
HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?
17:38:04 20/12/2024
Nhan sắc thật của Triệu Lệ Dĩnh khiến 60 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của Triệu Lệ Dĩnh khiến 60 triệu người sốc nặng
19:28:21 20/12/2024
Nạn nhân mặt ám khói bò lên khe tường 30cm thoát thân khỏi đám cháy: Chậm vài giây chắc tôi mắc kẹtNạn nhân mặt ám khói bò lên khe tường 30cm thoát thân khỏi đám cháy: Chậm vài giây chắc tôi mắc kẹt
19:12:37 20/12/2024
Rộ thông tin Lưu Khải Uy đã chính thức chia tay bạn gái, Dương Mịch lại bị réo tênRộ thông tin Lưu Khải Uy đã chính thức chia tay bạn gái, Dương Mịch lại bị réo tên
18:41:39 20/12/2024
Đàm Vĩnh Hưng đổi luật sư, tiếp tục vụ kiện tỉ phú GerardĐàm Vĩnh Hưng đổi luật sư, tiếp tục vụ kiện tỉ phú Gerard
21:21:29 20/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mẹ cô dâu trẻ đẹp, nụ cười tỏa nắng gây chú ý trong đám hỏi ở Hải Phòng

Mẹ cô dâu trẻ đẹp, nụ cười tỏa nắng gây chú ý trong đám hỏi ở Hải Phòng

Netizen

22:56:54 20/12/2024
Mới đây, video tổng hợp lại những khoảnh khắc dễ thương giữa cô dâu và mẹ ruột tại một đám hỏi ở Hải Phòng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân mạng.
'404 Chạy ngay đi': Bộ phim hài, kinh dị của đạo diễn trẻ Pichaya Jarusboonpracha

'404 Chạy ngay đi': Bộ phim hài, kinh dị của đạo diễn trẻ Pichaya Jarusboonpracha

Phim châu á

22:54:04 20/12/2024
Bất ổn Thái Lan màn combat tơi bời hoa lá hẹ giữa hội sợ ma và vong hồn chủ cũ trong trận chiến tâm linh không thể đỉnh hơn với 1001 chiêu thức hài là chính nhưng hù thì dính.
Mùa Giáng sinh này hãy cùng cả nhà khám phá thế giới nhiệm màu của 'Biệt đội Tí hon'

Mùa Giáng sinh này hãy cùng cả nhà khám phá thế giới nhiệm màu của 'Biệt đội Tí hon'

Phim âu mỹ

22:50:02 20/12/2024
Biệt đội Tí hon kể về Út Cưng, một cô nàng không giống với những tí hon khác với tính cách năng động, ham người và ưa giúp đỡ.
Song Joong Ki lần đầu tiết lộ về gia cảnh của vợ

Song Joong Ki lần đầu tiết lộ về gia cảnh của vợ

Sao châu á

22:41:48 20/12/2024
Nam diễn viên Song Joong Ki bất ngờ chia sẻ thẳng thắn về hoàn cảnh gia đình của vợ mình trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Tới lúc Grealish được tháo gỡ xiềng xích

Tới lúc Grealish được tháo gỡ xiềng xích

Sao thể thao

22:40:58 20/12/2024
Để cứu Manchester City, liệu Pep Guardiola có sẵn sàng thay đổi chiến thuật và giải phóng Grealish khỏi sự kìm hãm, để anh có thể tìm lại phong độ đỉnh cao?
Diễn viên Văn Anh tự tát vào mặt gần 50 lần, lý do khiến nhiều khán giả hết lời khen ngợi

Diễn viên Văn Anh tự tát vào mặt gần 50 lần, lý do khiến nhiều khán giả hết lời khen ngợi

Hậu trường phim

22:39:29 20/12/2024
Sau thời gian dành cho gia đình cũng như việc kinh doanh, ông xã Tú Vi - diễn viên Văn Anh đã tái xuất màn ảnh rộng với vai diễn Vĩnh Thái trong Linh miêu: Quỷ nhập tràng.
Phương Lan tiết lộ thông tin sốc căn nhà được gia đình Phan Đạt tặng trong lễ cưới?

Phương Lan tiết lộ thông tin sốc căn nhà được gia đình Phan Đạt tặng trong lễ cưới?

Sao việt

22:30:02 20/12/2024
Sau vài tháng rầm rộ vụ chia tay ồn ào, thị phi thì diễn viên Phương Lan đã chính thức đăng tâm thư phản hồi từng chi tiết liên quan đến cuộc hôn nhân với Phan Đạt.
Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Tin nổi bật

22:17:28 20/12/2024
Một nhà máy chế biến thực phẩm tại Đài Loan (Trung Quốc) cháy lớn, khiến 9 người tử vong, trong đó có 2 nạn nhân là người Việt.
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Sức khỏe

22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Rủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồng

Rủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồng

Thế giới

22:09:31 20/12/2024
Người chiến thắng đầu tiên giải thích anh thường mua vé số để giải trí với đồng nghiệp tại một cửa hàng gần nơi làm việc ở thành phố Pyeongtaek (tỉnh Gyeonggi).
Khởi tố cặp đôi đập tủ kính cướp 3 lượng vàng

Khởi tố cặp đôi đập tủ kính cướp 3 lượng vàng

Pháp luật

22:05:51 20/12/2024
Nhân xông vào tiệm vàng, dùng búa đập bể tủ kính trưng bày và lấy 8 sợi dây chuyền vàng 18K (trọng lượng gần 3 lượng) rồi nhanh chóng bỏ chạy ra xe máy do Khánh chờ sẵn để tẩu thoát.