Gian nan hành trình “thay” tim cho bệnh nhi 15 tuổi
Gần đúng 1 tháng sau ca ghép tim xuyên Việt thứ nhất (ngày 16/5/2018), ê kíp bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công ca ghép tim xuyên Việt lần thứ 2 vào rạng sáng ngày 14/6 trong điều kiện nhiều khó khăn, thử thách hơn cả lần thứ nhất.
Lúc 10h sáng ngày 13/6, thông tin khẩn cấp từ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cho biết nguồn tạng phù hợp với một bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối trong danh sách chờ ghép tim tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Lúc này, GS.TS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, đã cân nhắc và quyết định việc phẫu thuật lấy đa tạng phải được thực hiện lúc 4 giờ chiều cùng ngày để phù hợp với các chuyến bay có thể đến Huế và Đà Nẵng.
Trong khi đó, tại Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhi Phạm Văn C. (15 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối do mắc bệnh cơ tim giãn đã được đặt máy khử rung tim tự động (ICD) đã sẵn sàng chờ ghép. Kíp mổ do Ths. BS. Trần Hoài Ân, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện.
GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế kiêm Chủ tịch Hội đồng ghép tạng Bệnh viện Trung ương Huế đã xin nghỉ họp Quốc Hội tại Hà Nội để trực tiếp chỉ đạo thực hiện ca ghép tim xuyên Việt thứ 2 này tại Bệnh viện Trung ương Huế đồng thời cùng tham gia lấy tạng, cùng với các chuyên gia bảo quản tim của Bệnh viện Việt Đức trực tiếp vận chuyển tạng về Huế.
Điều đáng nói là ngoài đạt được mục tiêu cứu sống bệnh nhi C. còn rất trẻ nhưng bị suy tim rất nặng với dự báo thời gian sống còn rất ngắn (dưới 6 tháng) cần phải được ghép sớm, thì ê-kíp ghép tim của Bệnh viện Trung ương Huế đã phải chạy đua với việc vận chuyển tạng ghép.
Các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành ca ghép tim
Khác với lần trước, quãng đường vận chuyển tạng dài hơn lần trước do phải bay vào Đà Nẵng mới có chuyến bay phù hợp với thời điểm phẫu thuật lấy tạng, sau đó quả tim mới được vận chuyển bằng ô tô từ Đà Nẵng về Huế mà vẫn phải đảm bảo thời gian cho phép thiếu máu tạng (thời gian từ khi lấy tim tại Bệnh viện Việt Đức về đến Bệnh viện Trung ương Huế chỉ 3 tiếng rưỡi). Thời gian chờ kết quả phản ứng đọ chéo (âm tính) để quyết định mổ ghép (do nhân viên của Bệnh viện Việt Đức đem tới Huế từ chuyến bay của Vietnam Airlines sớm trước đó 4 tiếng) cũng là một thử thách rất lớn.
Tất cả mọi tính toán đều buộc phải rất chính xác để cùng lúc thỏa mãn 3 điều kiện: Quãng đường vận chuyển tim dài hơn; Quỹ thời gian rất ngắn để chuẩn bị cho 1 ca ghép tim và nhất là phải đảm bảo thời gian thiếu máu tim trong giới hạn cho phép.
Quả tim của người hiến tại Hà Nội với nhịp đập đều đặn đã đảm bảo huyết động trong lồng ngực của người bệnh lúc 2h30 phút sáng ngày 14/6 và cuộc mổ kết thúc lúc 6h sáng.
Vào lúc 9h sáng ngày 14/6, bệnh nhi C. đã hồi tỉnh, huyết động ổn định và tiếp tục được chăm sóc, theo dõi rất chặt chẽ tại Khoa Gây mê hồi sức Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế. Chức năng tim ghép rất tốt có phân suất tống máu (EF) là 61%.
Video đang HOT
Cũng ngay trong sáng này, GS.TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã đến thăm và chúc mừng bệnh nhi cùng gia đình bệnh nhân ghép tim xuyên Việt lần thứ 2 trước khi quay trở lại Hà Nội để kịp dự phiên họp Quốc hội.
Đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế
“Bệnh viện Trung ương Huế trân trọng cảm ơn Bệnh viện Việt Đức, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Hãng hàng không Vietnam Airlines đã hỗ trợ trực tiếp và các cơ quan hữu quan khác đã phối hợp tích cực cùng tạo ra sự thành công kỳ diệu này.
Thành công của ca phẫu thuật này là minh chứng cho quy trình ghép tạng mô hình đa trung tâm mà chúng ta đang thực hiện phù hợp với thực tiễn, cũng như khẳng định tính chuyên môn cao, bản lĩnh chuyên nghiệp trong lĩnh vực phẫu thuật tim, ghép tim cũng như ghép các tạng khác”, GS. Hiệp cho biết.
Đại Dương
Theo Dân trí
Nghĩ mình "có thai" nhưng khi bác sĩ kết luận nguyên nhân thực sự, cô gái 18 tuổi và gia đình đều chết lặng vì nó còn kinh khủng hơn nhiều
Hiện nay tình trạng học sinh có thai không phải là hiện tượng lạ, tuy nhiên trường hợp của nữ sinh 18 tuổi nghi là có thai này lại khác. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, kết quả bác sĩ chuẩn đoán khiến cô gái này hoàn toàn suy sụp.
Chu Dĩnh năm nay 18 tuổi ở Vũ Hán (TQ) là một học sinh trung học, bởi vì trong thời gian dài cô gái học ở nước ngoài, do đó cô liên lạc với gia đình rất ít. Gần đây, Chu Dĩnh gặp phải một chuyện buồn, chính là cô đã chậm kinh nguyệt trong suốt mấy tháng nay, hơn nữa bụng của cô ngày càng to lên, Chu Dinh nghĩ mình không lẽ đang có thai? Không thể nào như vậy được! bởi cô vẫn chưa có bạn trai.
Chu Dĩnh rất lo lắng, không còn cách nào khác nên phải liên lạc với bố mẹ. Khi bố mẹ của Chu Dĩnh gặp cô, câu đầu tiên không phải hỏi xem tình hình sức khỏe của cô thế nào, mà hét vào mặt cô là "đồ không biết xấu hổ", đồng thời tra hỏi cô có phải đã ở cùng với bạn nam nào trong lớp hay không? Chu Dĩnh cảm thấy bị tổn thương vì bố mẹ không tin mình.
Chu Dĩnh rất lo lắng, không còn cách nào khác nên phải liên lạc với bố mẹ.
Lẽ nào Chu Dĩnh có thai là sự thật?
Cho dù Chu Dĩnh rất buồn, nhưng cô vẫn cùng cha mẹ đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi gặp bác sĩ, nhìn biểu hiện bên ngoài thì cũng cảm thấy là Chu Dĩnh có thai, vì vậy sắp xếp Chu Dĩnh đi siêu âm B. Không ngờ kết quả là tràn dịch màng chậu, sau đó, cô lại được cho làm các loại xét nghiệm khác. Cuối cùng, Chu Dĩnh được chẩn đoán bị ung thư gan giai đoạn cuối.
Sau khi nghe kết quả này, cả gia đình Chu Dĩnh đều chết lặng, nó còn kinh khủng hơn nhiều khi nghe thấy tin Chu Dĩnh mang thai. Bác sĩ giải thích rằng: "Trạng thái của Chu Dĩnh nhìn có vẻ như mang thai, nhưng thực sự là do sự biến đổi của ung thư gan ác tính dẫn đến bụng bị trướng nước".
Hầu hết mọi người có thể không biết, bệnh ung thư gan được gọi là "người câm" trong tất cả các loại bệnh ung thư, tại sao lại như vậy? Bởi vì ung thư gan giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng. Nếu xuất hiện các triệu chứng, tức là bệnh đã tương đối nghiêm trọng, hoặc là đã xâm phạm đến các tổ chức xung quanh.
Sau khi nghe kết quả này, cả gia đình Chu Dĩnh đều chết lặng, nó còn kinh khủng hơn nhiều khi nghe thấy tin Chu Dĩnh mang thai .
Chuyên gia y tế chỉ ra các triệu chứng sớm của ung thư gan:
- Các cơn đau
Cơn đau là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư gan. Thường là đau dưới sườn phải, có tính chất âm ỉ dai dẳng hoặc ngứa ran. Một số bệnh nhân lại đau ở vùng bụng trên, nơi thùy trái của gan. Đôi khi bị chẩn đoán nhầm là đau dạ dày dẫn đến trì hoãn điều trị. Một số bệnh nhân đau ở vai phải, thường gặp ở thùy phải của khối u, gần cơ hoành. Làm cho cơ hoành chịu ảnh hưởng nên cơn đau kéo đến vai, dễ bị chẩn đoán nhầm là đau bả vai.
Khi ung thư di căn đến các bộ phận khác sẽ kéo theo cơn đau ở đó. Chẳng hạn di căn đến phổi sẽ gây đau ngực, di căn đến xương sẽ đau xương. Vì vậy, nếu bạn thấy đau ngực hoặc đau xương thì nên cân nhắc đến khả năng do ung thư gan di căn.
Cơn đau là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư gan.
Một số người có biểu hiện đau dữ dội ở vùng gan, chủ yếu do các khối u trên bề mặt gan bị xuất huyết gây ra. Nếu bệnh nhân kèm theo hoa mắt, chóng mặt, tim đập mạnh, hạ huyết áp tức là báo hiệu chảy máu trong nghiêm trọng, cần cấp cứu kịp thời.
- Các triệu chứng đường tiêu hóa
Theo thống kê chưa đầy đủ, khoảng 37% bệnh nhân bị bệnh gan nhầm tưởng rằng họ bị bệnh "dạ dày" và thiếu chẩn đoán, điều trị. Ăn cảm thấy không ngon, sau khi ăn cơm cảm thấy no trong thời gian dài. Gây ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn là những triệu chứng ở đường tiêu hóa phổ biến của bệnh ung thư gan.
- Sốt
Sốt do ung thư gan phổ biến ở khoảng 37,5 đến 38, có lúc lên đến 39, nóng bất thường, đôi khi kèm theo ớn lạnh. Bệnh nhân thường sốt vào buổi chiều, do khối u hoại tử hoặc chất chuyển hóa khối u gây ra.
Sốt do ung thư gan phổ biến ở khoảng 37,5 đến 38, có lúc lên đến 39, nóng bất thường, đôi khi kèm theo ớn lạnh.
- Giảm cân, mệt mỏi
Triệu chứng này xuất hiện ở giai đoạn giữa và cuối của bệnh. Chất chuyển hóa khối u chính là thủ phạm gây ra những thay đổi sinh hóa của cơ thể khiến bệnh nhân biếng ăn, suy kiệt.
- Các triệu chứng khác
Viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan sẽ gây mất chức năng gan. Hiện tượng xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu nướu và bầm máu dưới da. Cũng có thể xuất hiện chứng Hypoproteinemia gây phù nề, cổ trướng, đầy bụng.
(Nguồn: Sina)
Theo Helino
26 năm ghép tạng ở Việt Nam - Kỳ 4: Cảm ơn người tặng trái tim Trước Tết Nguyên đán 2018 vài ngày, mẹ con cháu Nguyễn Thành Đạt - học sinh lớp 4 ở Sơn Tây, Hà Nội - về Bệnh viện Việt Đức khám lại sau gần một năm được ghép tim. Bé Nguyễn Thành Đạt sau một năm được ghép tim và mẹ - Ảnh: LAN ANH So với trước khi được ghép, bé Đạt đã...