26 năm ghép tạng ở Việt Nam – Kỳ 4: Cảm ơn người tặng trái tim
Trước Tết Nguyên đán 2018 vài ngày, mẹ con cháu Nguyễn Thành Đạt – học sinh lớp 4 ở Sơn Tây, Hà Nội – về Bệnh viện Việt Đức khám lại sau gần một năm được ghép tim.
Bé Nguyễn Thành Đạt sau một năm được ghép tim và mẹ – Ảnh: LAN ANH
So với trước khi được ghép, bé Đạt đã nặng thêm gần 10kg và quay lại trường học cùng các bạn.
Giờ chúng tôi chỉ mong một ngày được ngắm nhìn gương mặt người đã tặng cho Đạt trái tim, được gặp gia đình anh ấy để nói lời cảm ơn
Chị MAI PHƯƠNG
Quà tặng trái tim
Chị Nguyễn Thị Mai Phương, mẹ Đạt, tỏ ra vui vẻ và hạnh phúc, khác hẳn gần một năm trước, đúng vào Tết Nguyên đán 2017, cả nhà Đạt đưa em về Hà Nội chữa chứng giãn cơ tim. Thời điểm bệnh nặng nhất Đạt không nằm được, mà phải ngồi cả ngày lẫn đêm, em chỉ còn hơn 20kg và sự sống chỉ còn tính bằng ngày…
Tất cả cũng nhờ trái tim của một chàng trai 19 tuổi bị tai nạn giao thông vào điều trị ở Bệnh viện Việt Đức. Khi các bác si xác định con mình đã chết não, gia đình chàng trai ấy đã quyết định hiến tặng tim, gan, hai quả thận của anh để cứu những người bệnh đang chờ. Và bé Đạt cùng ba người nữa, trong đó có một phụ nữ năm nay 35 tuổi bị ung thư gan và đi Singapore chữa trị hơn 20 lần trong những năm qua mà không có hiệu quả, đã có cơ hội được sống.
Đạt là bạn nhỏ đầu tiên ở VN được ghép tim tại VN. Và để ghép được trái tim của một thanh niên nặng 55kg vào hố tim của em bé 21kg, bác sĩ Nguyễn Hữu Ước, trưởng khoa phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Bệnh viện Việt Đức, đã gần như không ngủ suốt đêm trước ca mổ để vẽ các mô hình. Ông phải cố làm sao để trái tim người hiến tặng được tiếp tục đập trong lồng ngực cậu bé 10 tuổi và mang lại sự sống cho em ấy.
Từ khi nhập viện tới khi được phẫu thuật, mẹ con Đạt đi mấy bệnh viện ở Hà Nội, rồi các bác sĩ khuyên chứng bệnh này chỉ có thể cứu bằng cách ghép tim. Mẹ Đạt đánh liều đi đăng ký, bất ngờ một ngày Bệnh viện Việt Đức gọi đến thông báo đã có… tim hiến tặng và bé Đạt là người có các chỉ số hòa hợp với người hiến.
Trái tim của anh Khiêm đựng trong chiếc hộp được vận chuyển bằng máy bay vào Huế để ghép cho ông Trần Tuấn – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Cuộc đời vẫn tốt
Video đang HOT
“Khi sang Bệnh viện Việt Đức tôi chả có đồng nào, vợ chồng chúng tôi đi làm thuê vốn chỉ đủ nuôi con ăn học và làm ngôi nhà nhỏ, có một chút dư thì con đi viện bấy lâu nay là hết, mà chi phí ghép tim rất lớn, những 1 tỉ đồng. Chúng tôi gọi hai bên nội ngoại đến, nhưng mọi người nói đây là ca bệnh khó, cơ hội ít, nếu ghép không thành công thì vợ chồng vừa phải nợ nần vừa không còn con… Nhưng lúc ấy tôi chỉ có một quyết tâm là vay mượn cứu con, rồi tôi sẽ đi làm trả nợ. Ai khuyên tôi cũng không nghe nữa…” – chị Phương chia sẻ.
Nhưng dường như số Đạt may mắn. Khi Đạt lên bàn mổ, bố mẹ cháu bé mới vay được 1/5 khoản tiền cần thiết, nhưng điều quan trọng nhất với ca ghép là trái tim thì em đã được tặng rồi. Nhờ sự hỗ trợ của báo chí, rất nhiều người xa lạ đã đến Việt Đức thăm Đạt và tặng tiền, tận mấy tháng sau khi Đạt ra viện vẫn có người hỗ trợ. Hơn nửa năm sau khi Đạt được ghép tim và đi học trở lại, nhờ những khoản hỗ trợ ấy mà bố mẹ em đã trả gần hết món nợ khổng lồ với một gia đình vốn là lao động tự do.
“Giờ chúng tôi mừng lắm, cả nhà mừng, cháu đã khỏe mạnh lại rồi. Trước khi được ghép tim cháu rất yếu, ngồi cũng không ngồi được mà nằm cũng không nằm được, khổ lắm. Giờ chúng tôi chỉ mong một ngày được ngắm nhìn gương mặt người đã tặng cho Đạt trái tim, được gặp gia đình anh ấy để nói lời cảm ơn” – chị Phương nói.
Trái tim Thái Bình trong lồng ngực Huế
Hơn hai tuần sau ca ghép tim hồi giữa tháng 5, ông Trần Tuấn – 52 tuổi, người mắc chứng giãn cơ tim ở Thừa Thiên- Huế – tươi cười và khỏe mạnh. Ông nói mình mang ơn và nguyện làm con của gia đình người đã hiến tặng trái tim. “Trái tim mới rất khỏe mạnh, tôi có cảm giác như được tái sinh một lần nữa” – ông Tuấn nói.
Mắc chứng giãn cơ tim, ông Tuấn luôn phải nhập viện và bốn năm nay sống nhờ sự hỗ trợ của máy móc và thuốc. Là người làm nghề biển, nhưng ông Tuấn không thể làm được gì vì suy tim, khó thở… Hi vọng được sống, ông đăng ký vào danh sách chờ ghép quốc gia và thật bất ngờ là một ngày giữa tháng 5, ông được thông báo chuẩn bị nhập viện để ghép tim. Trái tim mới của ông vốn của một người đàn ông 42 tuổi ở Thái Bình. Anh ấy là đầu bếp và đã bất ngờ chết não sau khi ngã trên đường.
Hơn nửa tháng trôi qua sau cái chết của chồng, chị Nguyễn Thị Thu Hằng – vợ anh Nguyễn Ngọc Khiêm, 42 tuổi, ở Thái Bình – vẫn chưa nguôi ngoai sau mất mát quá lớn của gia đình. Chị Hằng kể anh Khiêm rất chăm chỉ, làm đầu bếp ở nhà hàng nhưng anh vẫn hay đi nấu cỗ thuê nên thường về nhà rất muộn.
“Chồng tôi thích trồng hoa nhưng tối nào anh ấy cũng về nhà muộn, nhưng về nhà là anh ấy lại cùng hai con cầm đèn pin ra soi và ngắm thành quả của mình. Cháu lớn đã biết bố mất nhưng cháu nhỏ chưa biết gì, vẫn thích cầm đèn pin ra soi như khi bố còn sống” – chị Hằng đau đớn chia sẻ.
Khi anh Khiêm được các bác sĩ thông báo đã chết não, bố mẹ và vợ anh đã có một quyết định đặc biệt: hiến nội tạng của anh để cứu những người bệnh đang chờ. Vậy là trái tim của anh, từ quyết định đó, đã đi từ Thái Bình vào tận Huế để tiếp tục đập trong một cơ thể mới. Và người được sống nhờ “quà tặng trái tim” là ông Trần Tuấn đã ăn được cháo 5 ngày sau khi ghép tim. Theo bác sĩ đang trực tiếp điều trị thì ông Tuấn đã khỏe và chuẩn bị được xuất viện.
Ở Huế, gia đình ông Tuấn chuẩn bị đón ông về, nhưng gia đình anh Khiêm phải vĩnh viễn chia xa người chồng, người cha của họ. Những người thân của anh Khiêm bảo dù sao họ cũng được an ủi, vì ở Huế trái tim của anh vẫn đang đập…
Lời thì thầm…
Ba tháng trước, Bệnh viện T.Ư quân đội 108 tiếp nhận một bệnh nhân là thiếu tá Lê Hải Ninh, 45 tuổi, bị đột quỵ.
Khi các bác sĩ xác định bệnh nhân đã chết não, chị Tạ Thị Kiều – 38 tuổi, vợ người thiếu tá – đã có một quyết định không ai ngờ tới là hiến trái tim của chồng cùng một số bộ phận để cứu những người bệnh đang chờ được ghép.
Khi viên sĩ quan được đưa vào phòng mổ, người vợ đã chạm khẽ vào tay chồng, nói với anh về việc hiến tặng, như thể anh ấy vẫn còn nghe thấy lời chị: “Em không biết anh có giận em không? Em không biết mình có làm đúng hay không?”.
Theo tuoitre.vn
Không muốn tim mạch 'gào khóc', sớm bỏ những thói quen này để sau 40 tuổi không hối hận
Dưới đây là 6 điều bạn nên nỗ lực tư bo để giúp trái tim vẫn khỏe mạnh trong những năm sau này.
Bạn đang bị thừa cân
Deepak Bhatt - Giám đốc trung tâm tim mach tai môt bênh viên ơ Birmingham, Anh, cho hay khi bước sang tuổi 40, bạn có nguy cơ tăng cân hơn do sự trao đổi chất chậm lại. Vòng eo bạn sẽ tăng lên và có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Bí quyết: Ban nên kiêm tra cân năng thương xuyên, kiêm tra trong khi không măc quân ao hoăc trước khi ăn, tăm se co kêt qua chinh xac nhât.
Không để ý mình đã ăn gì
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên ăn 25 loại thực phẩm tốt nhất cho tim mạch như rau cu, ca, thưc phâm tươi... Theo chuyên gia Bahtt, ban nên ăn it calo.
Sau 40 tuổi, sự trao đổi chất của bạn bắt đầu chậm lại, do đó ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân khiên cho trai tim bi anh hương
Bí quyết: Bạn hãy xem khẩu phần ăn chuân môi ngay có 85gr protein, 64gr ngũ cốc, 1 bat rau. Đối với chất béo, bạn không nên tiêu thụ không quá 1 thia cà phê bơ, 1 thia canh dầu ô liu...
Cô đơn, không có bạn bè
Michael Miller - Giáo sư về y học tim mạch thuộc Đại học Y khoa Maryland cho biết: "Bạn bè rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Bạn bị cô lập xã hội khi già đi trái tim sẽ bị tàn phá". Một nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Heart cho thấy thấy sự cô đơn và cô lập xã hội gây mắc bệnh mạch vành và đột quỵ không khác gì thuốc lá. Trong thực tế, việc thiếu các mối quan hệ xã hội làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 29%. Theo các chuyên gia, dành thời gian bên gia đình và bạn bè giúp loại bỏ căng thẳng.
Bí quyết: Hãy cố gắng duy trì tình bạn của bạn. Cuộc sống sẽ tốt hơn khi bạn có người để chia sẻ cùng.
Không tập thể dục quá mức hoặc tránh nó hoàn toàn
Một số nghiên cứu cho thấy tập thể dục quá sưc có thể gây hại cho tim, đặc biệt là những năm sau 40 tuôi. Tập thể dục nặng cũng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về tim mạch.
Bí quyêt: Sau 40 tuôi, trươc khi tâp, bạn cần khoảng 5 đến 10 phút để khơi đông đê lam nong cơ thê.
Không dành thời gian để thư giãn
Căng thăng la vân đê thương găp trong cuôc sông, nhưng cach ban đôi pho vơi stress co thê giam bơt sư tac đông cua no đôi vơi sưc khoe. Stress la nguy hiêm nhưng không kiêm soat đươc se gây anh hương đên tim mach.
Bi quyêt: Ban nên ngôi thiên, nghi ngơi se giup ngăn stress anh hương đên cơ thê.
Hút thuốc la
Hút thuốc lá la thoi quen xâu gây anh hương đên trái tim. Bên canh đo, ban cung nên tư bo thoi quen hut cân sa. Bơi, cân sa co thê gây tăng nguy cơ đau tim va đôt quy.
Bí quyết: Bạn chỉ cần bỏ thuốc lá, tham khao y kiên bac si. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn và tính cách, bạn có thể dùng liệu pháp tâm ly, liệu pháp thay thế nicotine, thuốc hoặc kết hợp điều trị.
Theo Emdep
Hé lộ bất ngờ về những lần vận chuyển tạng cấp cứu xuyên quốc gia Hàng không quốc gia có 3 ca vận chuyển tạng cấp cứu bằng máy bay để thực hiện ghép tim và gan cho các bệnh nhân Hà Nội, TPHCM và Huế. Đáng nói, có trường hợp quá bất ngờ nên phi hành đoàn phải xếp thùng chứa tạng vào ngăn tủ bếp máy bay để vận chuyển đi cấp cứu. Pha "chữa cháy"...