Gian nan giữ chân học sinh vùng biên
Lào Cai – Hàng loạt học sinh nghỉ học trên địa bàn xã A Mú Sung, huyện Bát Xát vì không còn được hưởng chế độ hỗ trợ do xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Hơn 80 học sinh nghỉ học tại trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung đã quay lại trường tiếp tục học. Ảnh: CTV.
Theo Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ, các xã vùng 3 không còn được hưởng chế độ hỗ trợ cho học sinh bán trú.
Việc không còn được hưởng các chế độ hỗ trợ khiến nhiều gia đình không đủ điều kiện cho con cái theo học. Đặc biệt là những hộ gia đình nghèo, đông con.
Vừa qua, trên địa bàn huyện Bát Xát, hàng loạt học sinh trường phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung, xã A Mú Sung nghỉ học khiến ngành giáo dục huyện 1 phen lao đao.
Trao đổi với PV, em Lầu A Minh (ở thôn Tùng Sáng) cho biết: “Nhà có đến 6 anh chị em đều đang đi học từ mầm non đến lớp 7. Gia đình còn nhiều khó khăn, không có tiền để cho cả 6 đứa đi học. Vì thế em nghỉ học để ở nhà giúp bố làm việc. Em trai học lớp 4 cũng nghỉ học, ở nhà theo”.
Thầy giáo Vi Hoài Thanh – Hiệu trưởng trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung nhớ lại: “Có thời điểm học sinh tại trường nghỉ học hơn 80 em”.
Thầy Thanh kể: “Trong 3 tuần đầu năm học mới, tỉ lệ chuyên cần luôn đạt 97% – 98%. Tuy nhiên, từ ngày 27.9, có 80 học sinh bán trú ở thôn Tùng Sáng và thôn Lũng Pô đồng loạt nghỉ học.
Những ngày tiếp theo, dù đã vận động các gia đình cho con đến trường nhưng nhiều em vẫn nghỉ học”.
Video đang HOT
Nhiều trường học tại tỉnh Lào Cai chủ động trồng thêm rau màu tăng chất lượng bữa ăn cho các em học sinh bán trú. Ảnh: CTV.
Nói về vấn đề này, hiệu trưởng Thanh chia chẻ: “Nguyên nhân khiến 80 học sinh 2 thôn Tùng Sáng, Lũng Pô đồng loạt nghỉ học là do thay đổi cơ chế về chính sách hỗ trợ. Việc này ảnh hưởng đến tâm lý của không ít phụ huynh và học sinh vùng cao vốn đã quen được hỗ trợ”.
Theo đó, A Mú Sung là xã vùng 3 đã đạt chuẩn nông thôn mới từ cuối năm 2020, nên năm học 2021 – 2022, 129 học sinh bán trú có nhà ở 3 thôn là Tùng Sáng, Lũng Pô, Y Giang không còn được hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn bán trú.
Thêm vào đó, năm học này, học sinh THCS phải nộp hoàn toàn học phí (60 nghìn đồng/học sinh/tháng) và 70% tiền mua bảo hiểm y tế bắt buộc (563,2 nghìn đồng). Tính ra, mỗi học sinh bán trú phải nộp hơn 4 triệu đồng, chưa kể các khoản khác.
Do đó, ngay khi nhà trường tổ chức họp phụ huynh để thông báo sự thay đổi chính sách hỗ trợ thì 1 tuần sau, nhiều gia đình cho con nghỉ học.
Để động viên các con em đến lớp, nhà trường đã phối hợp cùng chính quyền xã đến các hộ gia đình tuyên truyền, vận động. Đến giữa tháng 10 vừa qua thì tỉ lệ đi học đã đạt 100%.
Trao đổi với chúng tôi, ông Ma Seo Củi – Chủ tịch xã A Mú Sung cho biết: “Ngay khi nắm bắt tình hình, chính quyền cùng nhà trường đã đến động viên, vận động các gia đình cho con em đến trường. Ngoài ra, xã cũng lên kế hoạch kêu gọi hỗ trợ nhằm giúp các em an tâm học hành”.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát cho biết: “Hiện tỉnh Lào Cai đã triển khai Nghị quyết 12 nhằm hỗ trợ học sinh các xã khu vực II, khu vực III hoàn thành nông thôn mới trên địa bàn tỉnh”.
Tuy vậy, theo bà Anh, về lâu dài cần nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh về những thay đổi trong chính sách mới; ngoài ra cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để giúp đảm bảo bữa ăn cho học sinh, có như vậy mới duy trì tỉ lệ học sinh đi học bền vững.
Xã A Mú Sung là điểm cực bắc của huyện Bát Xát, đây là khu vực biên giới giáp ranh với Trung Quốc, tổng chiều dài đường biên khoảng 18 km.
Nơi đây là địa đầu nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Tại đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Từ TP.Lào Cai đến trung tâm xã khoảng cách 70km nhưng đi lại khó khăn vì địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi cao xen lẫn thung lũng sâu.
Xã A Mú Sung được chia thành 11 thôn bản: Lũng Pô, Nậm Mít, Nậm Cang, Tung Qua, A Mú Sung, Tùng Sáng, Phù Lao Chải, Sa Pả, Ngải Trồ,…
Cuối năm 2020, xã A Mú Sung đã đạt chuẩn Nông thôn mới vùng III của tỉnh Lào Cai.
Lào Cai: Mô hình trường học bán trú ở Sa Pa được lòng dân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Sa Pa (Lào Cai) là thị xã vùng cao, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Trước đây, tình trạng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần diễn ra phổ biến.
Từ khi thực hiện mô hình trường học bán trú, các em được chăm lo từ bữa ăn, giấc ngủ, tỷ lệ học sinh chuyên cần đến lớp đã được nâng lên rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kiểm tra thực phẩm trước khi nhập kho trường Tả Van
Theo ông Nguyễn Trường Chinh, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa cho biết: Mô hình trường học bán trú ở vùng cao đã thực sự được lòng dân và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thị xã. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường cấp tiểu học đạt 100%, cấp trung học cơ sở đạt 97%, tỷ lệ chuyên cần đạt 98%. Đặc biệt, đối với học sinh ở bán trú, bên cạnh học văn hóa, các hoạt động trồng cây, tăng gia sản xuất, các em được rèn luyện thêm kỹ năng sống và tự biết chăm sóc bản thân mình hơn khi sống xa nhà.
Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS Tả Van (xã Tả Van, TX Sa Pa) luôn thực hiện tốt công tác chăm lo cho học sinh bán trú. Trường thực hiện tốt các chế độ chính sách của thầy cô và học sinh, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên yên tâm công tác và học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục tốt nhất.
Thầy giáo Trần Đình Hiệu, Hiệu trưởng chia sẻ.Năm học 2021 - 2022, nhà trường có 1030 học sinh (HS). Thực hiện Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú, trường có 341 học sinh được hưởng chế độ. Nằm trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn của huyện thị xã Sa Pa, với 70% học sinh là con em dân tộc thiểu số, việc duy trì đủ số học sinh đến lớp luôn là vấn đề nan giải vì địa bàn rộng, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn.
Nhiều học sinh vì hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập thiếu thốn, đường đến trường xa nên thường bỏ học giữa chừng. Từ khi trường chuyển sang mô hình bán trú, việc duy trì đủ số học sinh đến lớp học của trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sau mỗi buổi tan học, học sinh không phải quay về bản như trước đây mà được bố trí nơi ăn, chốn ở ngay tại trường; các bậc phụ huynh cũng yên tâm gửi gắm con em mình.
Giờ hoạt động giữa giờ của học sinh trường PTDTBT tiểu học và THCS Tả Van
Để thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước với học sinh bán trú, ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu đã tham mưu cho UBND xã về việc triển khai chế độ chính sách hỗ trợ cho học sinh, phối hợp tuyên truyền tới các ngành, đoàn thể, thôn, bản và các bậc phụ huynh trên địa bàn. Trường tham mưu cho UBND xã thành lập Hội đồng tuyển sinh và xét duyệt các chế độ hỗ trợ cho học học sinh theo từng năm học, được thực hiện đúng đối tượng theo quy định.
Nhiều năm nay, nhà trường tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh, với 3 bữa trên ngày, định mức ăn đối với học sinh Tiểu học là 23.636 đồng/ngày/HS, còn học sinh THCS là 20.000 đồng/ngày/HS; hàng tháng, mỗi học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo.
Ban Giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng bữa ăn cho các em. Nhà trường lựa chọn đơn vị cung ứng thực phẩm có uy tín nằm trong chuỗi cúng ứng thực phẩm trên địa bàn thị xã Sa Pa và ký cam kết trách nhiệm, đồng thời lưu mẫu thức ăn theo quy định. Thực đơn, thực phẩm được thay đổi theo ngày, niêm yết công khai.
Bảng công khai tài chính của trường Tiều học Hàm Rồng
Để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho các em, nhà trường đã phân công cán bộ, giáo viên hàng ngày giám sát nguồn thực phẩm đầu vào và quá trình chế biến thức ăn. Nhà trường thường xuyên phối hợp với UBND xã, trạm y tế xã kiểm tra chất lượng thực phẩm của đơn vị cung ứng và giám sát bữa cơm hàng ngày của HS để bữa ăn của các em luôn đảm bảo an toàn thực phẩm và đầy đủ dinh dưỡng.
Đến thăm trường Trường tiểu học Hàm Rồng thuộc phường Hàm Rồng vào đúng giờ ăn cơm bán trú của các em học sinh, chúng tôi thấy được chất lượng bữa ăn rất phong phú có rau, thịt, trứng. Năm học này, trường có 94 học sinh thuộc tổ 1, 2, 3 đây là các tổ thuộc diện đặc biệt khó khăn, các cháu ở đây được hưởng chế độ theo Nghị định 116 của Chính phủ. Tuy là không phải trường dân tộc bán trú nhưng mọi hoạt động ở đây luôn được các thầy cô đặc biệt quan tâm, chính vì thế việc duy trì số học sinh đến lớp của nhà trường luôn gần 99%.
Bữa ăn của học sinh trường TH Hàm Rồng
Việc chi trả chế độ cho HS trong trường hợp các em nghỉ học, không ăn cơm tại trường được thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định. Hàng ngày, giáo viên chủ nhiệm các lớp sẽ chấm công, tổng hợp theo từng tuần, tháng. Kết thúc năm học sẽ chi trả cho phụ huynh học sinh theo bảng chấm công của giáo viên chủ nhiệm các lớp.
Nhờ thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với HS bán trú nên những năm học gần đây, công tác duy trì sĩ số của nhà trường luôn được đảm bảo, các em yên tâm học tập, rèn luyện, tạo nền tảng để nhà trường từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Giúp trẻ em vùng cao tiếp tục tới trường Việc nhiều xã vùng cao của các tỉnh miền núi phía bắc đạt chuẩn nông thôn mới được xác định xã khu vực I, học sinh ở các xã này không còn được hưởng chế độ hỗ trợ của Nhà nước khiến thời gian qua nhiều học sinh nghỉ học do gia đình gặp khó khăn khi đóng góp kinh phí. Để tháo...