Gian nan đường về quê đón Tết của người lao động Trung Quốc
Người dân xa quê ở Trung Quốc, nhất là các lao động nhập cư, đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về việc có về quê đoàn tụ vào dịp Tết này, giữa lúc chính phủ chạy đua để kiểm soát dịch Covid-19.
Công tác khử trùng trên một đoàn tàu ở khu tự trị Choang Quảng Tây, miền nam Trung Quốc (Ảnh: AP).
SCMP đưa tin, khi thành phố Hàng Châu, miền đông Trung Quốc phát hiện một ca nhiễm Covid-19 vài ngày trước, cô Liu Ling, một chuyên gia quan hệ công chúng, rất lo lắng vì có nguy cơ không thể về quê dịp Tết.
Và đúng như vậy. Các nhà chức trách đã ngay lập tức vào cuộc theo chiến dịch chống dịch đã được thực hiện lâu nay ở khắp Trung Quốc trong 2 năm qua: truy vết chặt chẽ, xét nghiệm hàng loạt và phong tỏa nghiêm ngặt. Mãi cho đến khi cô Liu tra cứu các chính sách đi lại chính thức, cô mới nhận ra là sẽ không thể về quê đón Tết.
Cả thành phố quê nhà Vũ Hán của Liu, nơi được cho là nguồn gốc bùng phát đại dịch Covid-19, và Hàng Châu đều thuộc danh sách cảnh báo. Và theo quy định, bất kỳ ai trở về từ đó phải cách ly trong 2 tuần. Ngoài ra trong danh sách còn có các khu vực khác đã bùng phát dịch từ tháng 12/2021, bao gồm các khu vực của thành phố Tây An và Thiên Tân, cũng như tỉnh Hà Nam.
Video đang HOT
Điều đó thực sự là một khác biệt, vì Liu không gặp các hạn chế trong cuộc sống hàng ngày của cô ở Hàng Châu. “Bạn cùng phòng của tôi thậm chí còn đi ăn ở ngoài và đi mua sắm như bình thường”, cô nói. “Nhưng Vũ Hán thì rất nghiêm ngặt”.
Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, hầu như không phát hiện ca nhiễm mới nào kể từ khi chìm trong khủng hoảng vì bùng phát dịch từ hồi tháng 12/2019. Nhưng trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã chứng kiến sự trỗi dậy của các biến chủng Delta và Omicron ở nhiều tỉnh khi chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết âm lịch.
Các thành phố bị ảnh hưởng bao gồm thủ đô Bắc Kinh, nơi đăng cai Thế vận hội Mùa Đông từ ngày 4/2 và diễn ra hai phiên họp quan trọng của chính phủ Trung Quốc vào tháng 3.
Theo chính sách chống dịch “Không Covid-19″ của Trung Quốc, các chính quyền địa phương đã tăng gấp đôi các hạn chế đi lại vì lo ngại đợt xuân vận ồ ạt này có thể khiến dịch bùng phát mạnh hơn.
Tuy nhiên, các chính sách đi lại ở mỗi nơi lại khác nhau và có thể thay đổi nhanh chóng khiến người dân bối rối.
Anh Xie Yifei, một công nhân nhà máy, gần đây đã nhận được điện thoại từ chính quyền nơi quê nhà ở khu tự trị Choang Quảng Tây, đề nghị anh không về nhà trong dịp Tết này. “Anh đang ở Thâm Quyến, phải không?”, người gọi nói. “Đừng về quê nhé. Kể từ bây giờ, tất cả mọi người trở về từ Thâm Quyến, Chu Hải và Trung Sơn đều phải cách ly”.
Tất cả 3 thành phố ở phía nam tỉnh Quảng Đông gần đây đã báo cáo các ca nhiễm Covid-19. Khi chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết, việc cách ly 14 ngày đồng nghĩa với việc hết Tết.
Đó là một nỗi buồn lớn hơn nữa cho Xie, người có vợ và hai con trai sống ở một thành phố khác tại tỉnh Quảng Đông cách đó khoảng 200 km. Các con của anh đi học ở đó, vì hai vợ chồng cố gắng tránh chi phí sinh hoạt cao ở thành phố hạng nhất – Thâm Quyến. Họ đã hy vọng sẽ đoàn tụ vào dịp Tết ở quê nhà Quảng Tây. “Mẹ tôi, gần 90 tuổi, đang đợi tôi về… Tôi đã không gặp các con mình trong 2 năm qua”, anh Xie nói.
Theo SCMP, anh Xie, sống ở một khu vực ít rủi ro của Thâm Quyến, bày tỏ thất vọng khi không thể trở về quê. Các cư dân khác của tỉnh Quảng Đông cũng đã liên tục phàn nàn trên mạng xã hội về các chính sách của chính quyền, yêu cầu thay đổi.
Các nhà chức trách dường như đã lưu ý đến việc này. Hôm 22/1, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) đã kêu gọi các cấp chính quyền nên có chính sách chung cho tất cả. “Họ nên tiếp cận theo từng trường hợp cụ thể và phân tích mức độ rủi ro của từng khu vực, từng trường hợp cụ thể”, Mi Feng, phát ngôn viên NHC cho biết.
Trong khi đó, một số thành phố khác ở Trung Quốc, trong đó có Thiệu Hưng thuộc tỉnh Chiết Giang và Vu Hồ thuộc tỉnh An Huy, đang áp dụng chính sách trợ cấp để khuyến khích người lao động không về quê nhằm tránh nguy cơ bùng phát dịch Covid-19.
Các nhà chức trách Trung Quốc vẫn hy vọng sẽ có khoảng 1,18 tỷ chuyến đi được thực hiện trong mùa nghỉ lễ Tết này bất chấp mối lo đại dịch, ABC dẫn nguồn tin truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết.
Tuy nhiên, anh Wanru Zhang sẽ không nằm trong số đó. Anh quyết định ở lại Hợp Phì, thủ phủ của tỉnh An Huy, nơi vợ chồng anh mở một nhà hàng nhỏ. Chính quyền địa phương đã cam kết hỗ trợ cho mỗi lao động ngoại tỉnh 1.000 nhân dân tệ (khoảng 218 USD) nếu quyết định ở lại. Dù vậy, theo anh khoản trợ cấp này không mấy ý nghĩa.
“Người nghèo như chúng tôi không thuộc diện được hưởng, còn những người làm cho các công ty lớn, đủ điều kiện đăng ký thì không muốn ở lại”, anh Zhang nói và cho biết không thể xin trợ cấp ở lại thành phố do không đóng đúng loại bảo hiểm theo yêu cầu.
Dù không về quê nhưng anh vẫn vui vì nhà hàng của mình sẽ hoạt động như bình thường. Điều đó có thể xảy ra Hợp Phì hiện không có ca nhiễm nào. “Cuộc sống hầu như diễn ra bình thường”, anh cho biết.
Khai mạc Hội nghị kinh tế số thế giới 2021 tại Trung Quốc
Hội nghị kinh tế số thế giới 2021 và Triển lãm kinh tế thông minh và thành phố thông minh lần thứ 11 đã khai mạc vào ngày 15/10 tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc.
Khai mạc Hội nghị kinh tế số thế giới 2021. Ảnh: chinadaily.com.cn
Với chủ đề "Xu hướng số phát triển thông minh", hội nghị sẽ diễn ra 3 ngày với các diễn đàn trực tuyến và trực tiếp, bên cạnh các hội thảo cùng hoạt động giao lưu xoay quanh đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Triển lãm được tổ chức tại khu vực rộng 20.000 m2, trưng bày các kỹ thuật tiên tiến, các sản phẩm và thành tựu mới nhất trong lĩnh vực cải cách số và kinh tế số của Trung Quốc cũng như trên thế giới. Khoảng 200 tổ chức đến từ Trung Quốc và các nước khác sẽ tham gia triển lãm này.
Theo các số liệu thống kê, quy mô nền kinh tế số của Trung Quốc đã tăng lên đến 39.200 tỷ nhân dân tệ (khoảng 6.070 tỷ USD), chiếm 38,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Ước tính, tốc độ tăng trưởng trung bình của nền kinh tế số tại Trung Quốc vào khoảng 9,7% mỗi năm .
Hơn 40 quan chức Trung Quốc bị kỷ luật, cách chức trong đợt dịch mới Hơn 40 quan chức ở 4 tỉnh của Trung Quốc, gồm Giang Tô, Hồ Nam, Hà Nam và Sơn Đông, đã bị phạt với nhiều hình thức do phản ứng chậm chạp và quản lý yếu kém trong đối phó với đợt dịch mới nhất ở nước này. Người dân xếp hàng đợi lấy mẫu xét nghiệm PCR ở thành phố Dương Châu,...