Giảm môn nào để học đại học 3 năm?
Với câu hỏi này, các chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đưa ra một số phương án thực hiện.
Ông Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Đảm bảo chất lượng Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho biết theo quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống quốc dân do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 18/10, quy định thời gian đào tạo đại học từ 3 – 5 năm.
Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 18/10 quy định Bậc 6 – đại học yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 120 tín chỉ.
Ông Khuyến phân tích, theo thiết kế chuẩn của thế giới, mỗi năm học được thiết kế bao gồm 30 tín chỉ. Như vậy, 120 tín chỉ ở bậc đại học tương đương với thời gian đào tạo 4 năm.
Giảm khối lượng hay tăng cường độ học?
“Nếu hai văn bản nói trên không mâu thuẫn thì nếu rút chương trình đại học xuống còn 3 năm, phải tăng nội dung học của mỗi năm lên chứ không được bớt số lượng tín chỉ đi, hoặc chương trình phổ thông phải nặng lên. Hiện nay đã kêu chương trình phổ thông nặng, thêm nữa sẽ thành quá tải. Như vậy, chương trình đại học phải nặng lên.
Tuy nhiên, chương trình là thiết kế đại trà cho cả hệ thống. Nếu thiết kế quá nặng, sinh viên trung bình, khá sẽ thiệt. Không thể lấy tiêu chuẩn của những sinh viên giỏi để thiết kế cho chương trình chung được. Dồn học 40 tính chỉ/năm, sinh viên trung bình sẽ không đáp ứng được”, ông Khuyến lưu ý.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2016 . Ảnh: VietNamNet.
Ông Khuyến cũng cho rằng chương trình đào tạo đại học với 120 tín chỉ như hiện nay thực ra còn nhẹ. Nếu thiết kế lại, đổi mới nội dung học, chương trình phải theo hướng tích hợp các môn chứ không phải giảm khối lượng.
“Có như vậy mới tương đương trình độ khu vực, thế giới. Đào tạo thấp quá khi ra trường sẽ phải đào tạo lại”, ông Khuyến khẳng định.
“Nói ‘tinh giản những nội dung thừa’ là cảm tính. Theo quy định, một tín chỉ gồm 45 giờ học lý thuyết, thực hành, tự học, nếu cần tăng cường thời gian thực hành, các trường hoàn toàn có thể điều chỉnh, phân phối lại tương quan lý thuyết – thực hành chứ không giảm số lượng tín chỉ. Như vậy, muốn giảm thời gian chỉ có cách tăng cường độ học lên”.
Ông Khuyến cho rằng thiết kế chính sách phải thiết kế cho đại trà. “Còn những sinh viên khá giỏi, hoàn toàn có thể học rút ngắn thời gian”.
Ông Nguyễn Văn Nhã, nguyên Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội, khẳng định việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học là phù hợp việc hội nhập quốc tế. Rất nhiều chương trình đào tạo của các nước châu Âu đều rút ngắn thời lượng học, điều này phù hợp phương thức đào tạo theo tín chỉ mà Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo.
“Vấn đề là cần có sự thống nhất nên rút ngắn như thế nào để nâng cao được chất lượng và hiệu quả đào tạo”.
Chương trình đào tạo bao gồm 4 khối kiến thức: Kiến thức chung (chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương…), kiến thức cơ sở, sau đó vào kiến thức ngành, rồi chuyên ngành.
Khối kiến thức chung, gần như trường nào cũng có, tổng cộng khoảng 30 tín chỉ, chiếm khoảng 1 năm học. Như vậy chỉ có 3 năm học chuyên ngành và chuẩn bị tốt nghiệp.
“Nếu chúng ta đào tạo 3 năm thì có nghĩa thời gian đào tạo ngành không thể rút đi được, bởi vì lý thuyết có thể điều chỉnh ngắn đi nhưng phải tăng thời gian thực hành. Nếu rút ngắn thời gian đào tạo mà lại giữ khối kiến thức chung, cắt vào kiến thức ngành thì có khác nào trong một bữa ăn cắt đi món chính và để lại toàn món phụ? Muốn giảm bớt thời lượng chương trình đào tạo đại học, chắc chắn không thể cắt giảm một cách cơ học, cẩu thả, duy ý chí được”.
Video đang HOT
Ông Nhã cho biết các trường ở châu Âu áp dụng chương trình đào tạo 3 năm không có khối kiến thức chung như Việt Nam. Khối kiến thức chung với một số môn học bắt buộc đều được đẩy ra khỏi chương trình đào tạo chính thức, trở thành điều kiện cần cho các sinh viên tốt nghiệp. Ví dụ như ngoại ngữ, sinh viên được yêu cầu phải có được chứng chỉ đúng theo quy định, còn việc họ học ở đâu là tùy ý.
Theo ông Nhã, nhiều người đang nhầm tưởng sinh viên thiếu kỹ năng mềm, thiếu ngoại ngữ, cần tăng cường những cái đó trong chương trình đào tạo. “Nhưng đã là đại học thì cần phải dạy kiến thức để sau này đi hành nghề, chứ không phải để đi thuyết trình, hay nói chuyện với người nước ngoài”.
“Nếu rút chương trình học, cần đảm bảo các điều kiện sau: Thứ nhất là những môn ngoại ngữ, toán cơ bản… phải là điều kiện cần để vào học đại học, như vậy sẽ rút được thời gian học các môn đó đi. Thứ hai, thiết kế chương trình cho sinh viên được quyền tự chọn, sâu sắc đến từng cá thể chứ không phải theo niên khóa, theo lớp nữa. Thứ ba, phải có những môn học hết sức cơ bản để sinh viên ra trường hành nghề được, chứ không phải dạy những môn chung chung.
Làm được những điều đó, rút thời gian học xuống 3 năm là phù hợp. Nên thiết kế một khung 3 năm, nhưng linh hoạt, sinh viên có quyền ‘du di’ thời gian học”.
Vẫn phải cho sinh viên nền tảng cần thiết
Là người trực tiếp làm việc ở cơ sở, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khẳng định không thể cắt bớt những môn thuộc chương trình giáo dục đại cương vì đây là những môn học nền tảng.
“Trong kỷ nguyên công nghệ số, việc thay đổi ngành nghề của sinh viên sau khi ra trường là bình thường.Theo nghiên cứu, chỉ có 40% sinh viên ra trường làm đúng ngành học, 60% còn lại phải học thêm, học chuyển ngành…
Những môn học đại cương chính là phao cứu sinh của họ, các môn học đại cương chiếm tới 50% thời lượng. Cấu trúc này không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới, giúp sinh viên chuyển đổi ngành nghề khi không làm đúng việc”, ông Dũng cho biết.
Theo ông Dũng, trong các môn đại cương, các môn giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, ngoại ngữ nên đưa ra ngoài chương trình. Trong đó, môn Giáo dục quốc phòng nên đổi thành chương trình, sau khi sinh viên tốt nghiệp sinh viên có một thời gian phục vụ quân đội. Môn giáo dục thể chất cho sinh viên tự học. Ngoại ngữ được quy đổi thành những chứng chỉ.
Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo ĐH Nông Lâm TP.HCM chia sẻ khi tiến hành khảo sát sinh viên về thời gian đào tạo, đa số sinh viên đều đồng ý rút xuống thời gian 3 năm và nên ngắn hơn nữa. Tuy nhiên, việc rút ngắn chương trình phải tùy thuộc vào nhóm ngành nghề.
Với các ngành kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, kinh doanh nông nghiệp có thể rút ngắn. Riêng các nhóm ngành kỹ thuật công nghệ đòi hỏi quy trình thực hành, thực tập, thí nghiệm phải đảm bảo độ dài.
Ông Lý cho biết: “Trường chúng tôi khuyến khích sinh viên không rút ngắn thời gian học với một số ngành như công nghệ môi trường, công nghệ sinh học; dù sinh viên có quyền rút ngắn vì liên quan các yếu tố kỹ thuật công nghệ”.
Với các môn đại cương, ông Lý thừa nhận muốn giảm một số môn ở cả hai lĩnh vực xã hội và tự nhiên, thậm chí những môn đã có trong chương trình cấp ba nay cũng nằm trong chương trình đại học là không nên.
“Cần tập trung những môn liên quan trực tiếp đến các môn chuyên ngành. Giữ lại những môn học góp phần tích cực vào kỹ năng nghề nghiệp. Những môn học bổ sung gián tiếp bên ngoài nên giảm bớt để chương trình gọn nhẹ”, ông Lý đề xuất.
Trong khi đó, lãnh đạo ĐH Công nghiệp Thực phẩm đề xuất đối với môn đại cương không nên cắt giảm nhưng có thể tổ chức thành những nhóm môn tích hợp và tăng cường tính tự học của người học, thông qua các hệ thống học trực tuyến, E learning.
“Rút ngắn ở đây không phải cắt chương trình đào tạo, mà là phương pháp tổ chức đào tạo, phương pháp tổ chức dạy học vì chương trình, tín chỉ vẫn giữ nguyên”.
Theo lãnh đạo trường, hiện tại, ĐH Công nghiệp Thực phẩm đang thí điểm môn ngoại ngữ theo mô hình vừa học trên lớp, học một phần ở nhà thông qua hệ thống Elearning, áp dụng đánh giá theo chuẩn.
Nhóm môn giáo dục thể chất học theo mô hình câu lạc bộ, khối lượng học không ít đi, nhưng hình thức tổ chức nhẹ nhàng. Sắp tới, những nhóm môn khoa học xã hội sẽ được dạy theo phương pháp tích hợp để giảm bớt thời gian và số lượng giảng viên phải dạy những môn lẻ tẻ.
Theo Ngân Anh – Lê Huyền / VietNamNet
Học đại học 3 năm: Các trường lo thiết kế lại chương trình
Các trường sẽ phải thiết kế lại chương trình dựa trên cơ sở xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên của mình.
Với việc ban hành Khung hệ thống giáo dục quốc dân cho phép rút ngắn thời gian đào tạo các bậc ĐH, CĐ xuống 1 năm và Khung trình độ quốc gia, các trường sẽ phải thiết kế lại chương trình dựa trên cơ sở xây dựng chuẩn đầu ra.
Rút ngắn thời gian đào tạo ĐH là hợp lý
Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Nông Lâm TP.HCM cho rằng trước khi Thủ tướng ban hành Khung hệ thống giáo dục quốc dân trong đó quy định đào tạo đại học rút ngắn xuống còn 3-5 năm thì trong thực tế, sinh viên của các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ cũng đã rút ngắn được thời gian đào tạo khá nhiều.
Tại ĐH Nông Lâm TP.HCM, tính đến nay, trong số 15.000 sinh viên tốt nghiệp theo hệ thống tín chỉ khoảng 300 sinh viên tốt nghiệp trong vòng 3 năm, khoảng 11% tốt nghiệp trước thời hạn (3-3,5 năm).
"Vấn đề đáng để ý là các em tốt nghiệp trước thời hạn xếp loại xuất sắc, giỏi rất nhiều. Như vậy, thực tế chứng minh rút ngắn thời gian học đại học là hết sức hợp lý và có tính cạnh tranh tốt trong xu thế hội nhập hiện nay", ông Lý phân tích.
Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho biết từ khi trường này chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, chương trình cũng đã được thay đổi phù hợp thời gian đào tạo từ 3-5 năm của Khung hệ thống giáo dục quốc dân vừa được ban hành.
"Thời gian đào tạo của ĐH Kinh tế Quốc dân thông thường là 4 năm. Tuy nhiên, với hệ thống đào tạo tín chỉ, sinh viên có thể rút ngắn được 1 năm. Về thời gian đào tạo tối thiểu, ĐH Kinh tế Quốc dân cũng có quy định là 3 năm", ông Triệu thông tin.
Theo ông Triệu, mặc dù quy định về khung chương trình đào tạo đại học tối thiểu là 120 tín chỉ, song ĐH Kinh tế Quốc dân vẫn xây dựng thực tế là 130 tín chỉ. Mặc dù vậy, nhiều sinh viên vẫn có thể tốt nghiệp trong thời gian từ 3-3,5 năm.
Từ đó, ông Triệu khẳng định rằng quy định mới được ban hành trong Khung hệ thống giáo dục quốc dân là khá phù hợp với thực tế.
Còn ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khẳng định rút ngắn thời gian đào tạo đại học là phù hợp xu thế của thời đại, cũng như văn hóa làm việc của con người trong thời đại mới.
"Trong thời đại số, mọi thông tin đều có trên mạng Internet. Ngay cả việc lên lớp của thầy và trò cũng có thể được thực hiện qua phương pháp online kết hợp với truyền thống", ông Dũng khẳng định.
Ông Dũng cũng cho biết ngay tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, sinh viên tốt nghiệp trước 1 năm cũng không phải hiếm.
Cắt ngắn những gì kéo dài lê thê
Ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo, ĐH Công nghiệp Thực phẩm cho rằng với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, việc quy định linh động thời gian đào tạo giúp các trường chủ động trong việc xây dựng chương trình đào tạo của mình.
Theo ông Sơn, đây là cơ hội để các trường xây dựng chương trình theo hướng rút ngắn thời gian đào tạo, đặc biệt là các trường theo định hướng ứng dụng.
"Các trường có thể lựa chọn hướng đào tạo rút ngắn thời gian đào tạo thông qua việc xây dựng các môn học tích hợp và tăng cường các chương trình thực tế tại doanh nghiệp" - ông Sơn phân tích - "Tuy nhiên, ở đây, ta cần làm rõ việc rút ngắn thời gian là tùy thuộc vào trường, tùy vào định hướng của từng trường chứ không phải là bắt buộc cho tất cả".
Thời gian đào tạo của các bậc học theo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Nguồn: Bộ GD&ĐT.
Còn ông Trần Đình Lý thì cho rằng quan điểm của ông là cắt ngắn những cái gì kéo dài lê thê. Tốt nhất là bám lấy chương trình, phân tầng của các trường đại học lớn, tiên tiến trên thế giới, đây là việc rất thuận tiện và xu thế hội nhập.
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng CĐ Cơ điện Hà Nội, thông tin theo quy định, thời gian đào tạo của các trường cao đẳng là 3 năm. Song, trong thực tế, nhiều ngành học thể hiện sự bất cập khi chỉ cần 2 năm là có thể đạt tay nghề ngang tầm khu vực.
"Tuy nhiên, theo các quy định cũ, các trường không được thay đổi chương trình. Với quy định hiện tại, chúng tôi có thể cắt ngay chương trình học của nhiều ngành xuống mức tối thiểu là 2 năm được", ông Ngọc chia sẻ.
Trong khi đó, ông Đỗ Văn Dũng nói với Khung trình độ quốc gia và Khung hệ thống giáo dục quốc dân, các trường chắc chắn sẽ phải thiết kế lại chương trình đào tạo. Hiện tại, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM giao các khoa xây dựng kế hoạch thay đổi chương trình.
"Cái vướng hiện nay là các môn lý luận chính trị, môn ngoại ngữ. Đây là những môn học bắt buộc chiếm thời lượng khá lớn trong chương trình nhưng các trường phải chịu, không thay đổi được", ông Dũng phân tích.
Nhờ doanh nghiệp xây dựng chuẩn đầu ra
Đại diện các trường ĐH, CĐ cho biết với Khung trình độ quốc gia, việc thay đổi chương trình đào tạo của các trường còn phải dựa trên cơ sở xây dựng lại chuẩn đầu ra, để đảm bảo sinh viên ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Theo ông Trần Đình Lý, để đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia, chương trình đào tạo phải được xây dựng dựa trên cơ sở đào tạo theo nhu cầu, chọn lọc môn học phù hợp làm gốc.
"Đặc biệt phải thường xuyên quan hệ chặt chẽ với các nhà tuyển dụng, cơ quan quản lý nhà nước để cập nhật nhu cầu từ thị trường lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sinh viên" - ông Lý nói - "Cần chọn những thí sinh phù hợp, học đúng với năng lực sở trường của mình để tránh lãng phí, học xong mà không sử dụng..."
Việc thiết kế lại chương trình của các trường cần dựa trên việc xây dựng chuẩn đầu ra. Ảnh: VietNamNet.
Còn ông Đồng Văn Ngọc cho biết, sau khi Thủ tướng ban Khung trình độ quốc gia, CĐ Cơ điện Hà Nội đã bắt đầu việc xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên của trường.
Theo ông Ngọc, CĐ Cơ điện Hà Nội là trường trọng điểm về đào tạo nghề nên vấn đề cốt lõi là sinh viên ra trường phải có việc làm. Do đó, để có thể xây dựng được chuẩn đầu ra thì phải tiếp cận các doanh nghiệp tuyển dụng lao động để biết doanh nghiệp cần những kỹ năng gì, từ đó mới xây dựng tiêu chuẩn thực hiện kỹ năng đó.
"Sau khi xây dựng tiêu chuẩn thực hiện kỹ năng mới có thể xây dựng chương trình đào tạo và phân bổ chương trình đào tạo đó cho một nghề nhất định", ông Ngọc phân tích.
Chia sẻ quan điểm này, ông Đỗ Văn Dũng cho biết ngay từ năm 2011, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã mời các bên liên quan như sở GD&ĐT, các trường học tiên tiến, doanh nghiệp để "vẽ" nên chân dung kĩ sư tương lai với các chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Từ đó, trường sẽ lập ma trận đối sánh để đưa vào các môn học.
Ông Phạm Thái Sơn cho rằng thực tế xây dựng chương trình đào tạo hiện nay các trường cũng thực hiện khá chuẩn, với sự tham gia của nhiều đối tượng, đặc biệt là người sử dụng lao động.
"Với việc linh động về thời gian cũng như hướng mở trong việc liên thông giữa các ngành học, bậc học đòi hỏi các trường nếu muốn thay đổi, cần có đánh giá cẩn thận để có thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với các chuẩn đầu ra của các ngành và trình độ", ông Sơn phân tích.
Theo Lê Huyền - Hà Phương / Vietnamnet
Học đại học trong 3 năm Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, những thay đổi của Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân sẽ là cơ sở để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành, thời gian đào tạo bậc ĐH...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tử vong khi chơi Pickleball: Không phải lần đầu gặp, nguyên nhân là gì?
Sức khỏe
12:26:07 26/04/2025
Nỗ lực như "muối bỏ biển" của Ukraine khi tìm cách hút thanh niên nhập ngũ
Thế giới
12:18:34 26/04/2025
Chi Pu diện đồ Gucci lên tạp chí Ý, liệu có thành "Bạn thân thương hiệu"?
Phong cách sao
12:10:03 26/04/2025
Giao 87.000 xe ở Việt Nam, VinFast bán được bao nhiêu ô tô tại nước ngoài?
Ôtô
12:04:01 26/04/2025
Một học sinh ở huyện Ba Tơ bị điện giật tử vong khi tham gia hội diễn văn nghệ
Tin nổi bật
11:53:37 26/04/2025
Chung khung hình cùng Hồ Ngọc Hà, Doãn Hải My bị dân mạng soi "góc kém xinh", visual không còn đỉnh như ảnh tự đăng
Sao thể thao
11:41:30 26/04/2025
Váy suông vừa giấu dáng tốt vừa mát nhẹ, dịu dàng
Thời trang
11:10:31 26/04/2025
Cuộc sống làm mẹ bỉm sữa ở tuổi 40 của Nhật Kim Anh
Sao việt
10:57:54 26/04/2025
Tháng sinh Âm lịch của người phụ nữ mang nhiều phúc khí giúp chồng giàu to
Trắc nghiệm
10:49:29 26/04/2025
Nâng tầm trang phục với loạt phụ kiện không thể thiếu
Làm đẹp
10:31:19 26/04/2025