Giảm giờ làm bậc mầm non: Quy định cho vui!
Đang làm việc trên 10 giờ/ngày nay được giảm còn 6 giờ/ngày nhưng chẳng giáo viên nào mừng.
Cách đây hơn một tháng, khi biết tin có quy định chế độ làm việc mới, nhiều giáo viên (GV) chỉ dám nhoẻn miệng cười được xòa vì biết nó không khả thi. Cô Cao Thị Mai Loan, Hiệu trưởng Trường Mầm non 5 (Bình Thạnh, TPHCM), chia sẻ: “Xét về lý thuyết, GV mầm non rất vui mừng vì chia sẻ phần nào những vất vả lâu nay của họ. Nhưng trên thực tế, thông tư này không khả thi. Công việc thường ngày của một GV mầm non thường phải bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều, nếu phụ huynh đón con trễ thì GV cũng phải ở lại trông giữ. Mỗi lớp do hai GV phụ trách nhưng trung bình có đến 40 học sinh và không có bảo mẫu nên họ phải làm tất cả mọi việc. Nếu thời gian làm việc là 6 giờ/ngày thì trường không biết sắp xếp thế nào”.
Trên thực tế, GV mầm non sẽ phải làm ít nhất 10 giờ một ngày, ngoài giảng dạy còn phải làm nhiều việc khác như trông các cháu ngủ, cho các cháu ăn, làm vệ sinh trường lớp, chờ phụ huynh đón… Các cấp học khác, có thể quy đổi ra tiết để giảm tiết được nhưng với mầm non là không thể.
Một GV mầm non tại Gò Vấp cũng cho hay quy định này không khác gì “đánh đố” ngành mầm non. Đặc thù của ngành mầm non là chăm sóc các cháu, giờ sinh hoạt nào của các cháu cũng phải có GV trông coi. Vậy GV sẽ nghỉ vào giờ nào? “Với trẻ nhỏ, giờ nào GV cũng phải túc trực. Không có GV, trẻ phát sốt, tè dầm trong lúc ngủ thì ai lo? Có GV trông coi mà trẻ còn nghịch phá, chơi đùa đến sứt đầu mẻ trán, huống gì vắng mặt GV không biết sẽ ra sao” – cô nói.
GV mầm non phải thường trực trong mọi hoạt động của các cháu. Trong ảnh: GV vừa cùng chơi vừa trông giữ các cháu giờ vui chơi tại Trường Mầm non Vàng Anh, quận 5, TPHCM.
Video đang HOT
Trước đây, khi có quy định GV mầm non dạy 8 tiếng/ngày, nhiều người đã cho rằng quy định đó không khả thi vì lấy thời gian đâu cho GV chuẩn bị giáo án, dụng cụ học tập. Nay với chế độ giảm giờ làm (6 giờ/ngày), vấn đề thực hiện lại càng rối hơn. Nếu theo thông tư này, mỗi lớp phải có thêm bảo mẫu trông coi nhưng với chế độ thấp như hiện nay, việc tuyển bảo mẫu cũng không phải dễ dàng.
Đã vậy, sau khi có quy định giảm giờ làm, nhiều GV sinh ra lo lắng vì nghĩ rằng họ sẽ bị mất khoản tiền phụ trội thêm giờ hằng tháng (tiền hưởng thêm 1 giờ/ngày). Một số phụ huynh thì lo lắng vì không biết con của họ sẽ được trông giữ thế nào nếu họ không có điều kiện đưa đón con đúng giờ quy định.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng Giáo dục mầm non Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết: “Hiện tại, chúng tôi chưa thể triển khai thông tư này đến các phòng giáo dục và các trường vì chế độ làm việc này chưa khả thi, rất khó thực hiện trong thực tế ngành mầm non hiện nay. Chúng tôi đang xem xét và kiến nghị lại với Bộ GD&ĐT để có hướng giải quyết cụ thể”.
Có thể huy động phụ huynh! Bộ nên dựa vào đặc thù thực tế của ngành để có sự quan tâm phù hợp. Không nên quan tâm bằng cách áp đặt phải giảm giờ làm. Có thể quy định thu tiền từ phụ huynh để chi trả cho GV những giờ làm thêm vì buổi chiều GV làm theo nhu cầu của phụ huynh là chính. – Cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt,Phó phòng Giáo dục phụ trách mầm non quận 3 Đổi giờ làm thêm thành tiền lương!
Theo Phạm Anh
Pháp luật TPHCM
"Ngán" như... dự giờ
Cô giáo phải soạn giáo án từ trước cả tuần lễ, học sinh về chuẩn bị bài kỹ đến khi thuộc lòng và tất cả nín thở... chờ tới khi các cô, thầy cùng xách cặp vào lớp. Dự giờ, bấy lâu nay là nỗi chán ngán của học trò.
Học thuộc lòng câu trả lời
Dự giờ là một trong những hoạt động thường xuyên của các lớp học mọi cấp học, để kiểm tra, đánh giá trình độ của giáo viên, học sinh. Hoặc đôi khi tiết dự giờ của nhiều trường chỉ là để các giáo viên học tập, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Thế nhưng, thực tế, trừ những tiết ban giám hiệu cùng các giáo viên tới đột xuất dự giờ bất thường, thì các tiết dự giờ, cả cô và trò đều biết trước và đều có sự chuẩn bị. Bình thường có thể học chay nhưng cứ có giờ dự giờ là phải bảng biểu, máy chiếu đàng hoàng.
Nhìn ánh mắt cô tha thiết động viên "đây là giờ học rất quan trọng của chúng ta, nên các em phải chú ý" học sinh nào cũng sợ và nhủ cố gắng đừng để cô giáo buồn. Học trò nói lưu loát, học giỏi là được giao các nhiệm vụ trả lời bài cũ, phát biểu ý kiến. Nguyễn L. (cựu học sinh chuyên văn- THPT H L.) cho biết để có một giờ thao giảng cho cô giáo chủ nhiệm trọn vẹn, L. và các bạn phải kì công sửa đi sửa lại cái tranh minh họa một cảnh trong vở kịch Romeo- Juliet của W. Shakespear.
Phạm Hương L. (học sinh chuyên văn) cũng kêu trước giờ dự giờ cả mấy ngày là đã được cô giáo đọc cho chép cả hệ thống các câu hỏi, cả đáp án từ tác giả, tác phẩm đến mở rộng, để về nhẩm sẵn trả lời cho tốt. Nếu là buổi thao giảng thì còn "chán" hơn nữa, cô giáo có khi còn sắp xếp cả một buổi để dạy thử cho học sinh.
Đa phần các tiết dự giờ đều lên khuôn, khiến giờ học chỉ như một vở kịch mà cả thầy và trò đều căng thẳng nhập vai cho một kịch bản đã chuẩn bị từ trước. (Ảnh minh họa).
Chỉ là đối phó
Phan Anh Đ. (cựu học sinh trường THCS H.K- Hà Nội) cho biết, em ấn tượng nhất với những buổi dự giờ. Lớp im phăng phắc, cô giáo giảng những điều các em đã thuộc lòng, và học sinh phát biểu cũng là những câu đã được "mớm" lời từ trước. Cả tiết đó, lớp học ai cũng đúng, chẳng có sự tranh luận nào.
Vũ Phương N. thì cho biết, bạn rụt rè nên những giờ dự giờ chỉ việc ngồi chép bài chăm chỉ, nhiều khi giơ tay cao cho lớp có tinh thần học, nhưng N. biết chắc rằng cô chẳng bao giờ gọi.
Bạn nào được cử lên làm bài tập, hoặc phát biểu mà hôm đó trục trặc gì thì cả giờ hôm đấy, và cả tuần đó cứ gọi là căng thẳng khi gặp cô giáo - Một học sinh trường P. Đ. P cho biết.
Ngay cả những sinh viên các Trường ĐH cũng cho biết, họ không thích những giờ dự giờ, thao giảng khi còn học phổ thông. Bình thường lớp học rất thoải mái, ngẫu hứng, ai cũng có thể phát biểu, giờ học bùng nổ, sáng tạo. Nhưng đa phần các tiết dự giờ đều lên khuôn, khiến giờ học chỉ như một vở kịch mà cả thầy và trò đều căng thẳng nhập vai cho một kịch bản đã chuẩn bị từ trước.
Theo lao động
Lớp học dưới chân cầu tại TP.HCM: Lấy đùi làm bàn! Để đến dạy và duy trì lớp học này, các sinh viên trong nhóm tình nguyện phải vượt qua không ít trở ngại bằng sự kiên trì, nhiệt tình, và lòng yêu trẻ. Họ đã liên hệ với một ngôi đình gần đó để xin chỗ dạy, còn dụng cụ học tập thì xin từ nhiều nguồn để các em có chỗ học...