Giảm gánh nặng cho xã hội
Ông Dương Anh Đức – phó chủ tịch UBND TP.HCM – bày tỏ lo ngại về khâu chấm thi sắp tới của TP.HCM sẽ phải tổ chức ở 1 điểm với khoảng 600 người. Việc này sẽ phạm vào quy chế tập trung đông người nên cần xin ý kiến chỉ đạo hướng giải quyết.
Học sinh nhận giấy báo dự thi tốt nghiệp THPT tại Đà Nẵng năm 2020 – Ảnh: Đ.C.
Tại hội nghị trực tuyến giữa Ban chỉ đạo quốc gia về thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với 63 tỉnh, TP chiều 31-7, lãnh đạo nhiều địa phương băn khoăn trước tình hình phức tạp của dịch bệnh không lường trước điều gì xảy ra, nên đề nghị Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể hơn.
Một số địa phương kiến nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT cho tất cả thí sinh.
Ông Dương Anh Đức – phó chủ tịch UBND TP.HCM – bày tỏ lo ngại về khâu chấm thi sắp tới của TP.HCM sẽ phải tổ chức ở 1 điểm với khoảng 600 người. Việc này sẽ phạm vào quy chế tập trung đông người nên cần xin ý kiến chỉ đạo hướng giải quyết.
Theo các chuyên gia, tổ chức kỳ thi trong lúc dịch COVID-19 bùng phát sẽ vô cùng vất vả, tốn kém. Bên cạnh đó, tâm lý của cả xã hội đang rất lo sợ nhiễm bệnh nên chắc chắn ảnh hưởng tới chất lượng kỳ thi.
Sự lo lắng, bất an của nhiều thí sinh tăng lên sau số ca mắc mới được công bố mỗi ngày. Thậm chí một số phụ huynh ở Đà Nẵng còn tính đến chuyện cho con bỏ thi nếu dịch bùng phát mạnh. Do vậy, không ít chuyên gia, nhà giáo cho rằng việc hủy kỳ thi này là cần thiết.
Việc hủy kỳ thi có vẻ như hơi bất công cho học sinh lớp 12 đang chuẩn bị thi, đã tốn nhiều công sức ôn tập nhiều tháng, năm qua để còn vài ngày bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời.
Video đang HOT
Nhưng trong khi cả nước đang phải gồng mình trước sự trở lại của đại dịch COVID-19 thì ưu tiên hàng đầu vẫn là mặt trận chống dịch. Công sức, nhân lực, tài lực nên ưu tiên cho mặt trận này. Đồng thời, đó cũng nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả những người tham gia công tác thi cũng như thí sinh.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức với mục đích để xét tốt nghiệp và lấy kết quả để xét tuyển ĐH. Ở kỳ thi năm 2019, tỉ lệ tốt nghiệp THPT cả nước đạt 94,06%.
Năm 2018, tỉ lệ tốt nghiệp THPT toàn quốc là 97,57%. Như vậy, tổ chức một kỳ thi với gần cả triệu thí sinh chỉ loại vài phần trăm thì mục tiêu xét tốt nghiệp là không có ý nghĩa.
Nhưng nếu hủy kỳ thi tốt nghiệp THPT – một trong những căn cứ để tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ – thì việc tuyển sinh sẽ ra sao? Về việc này các trường ĐH, CĐ đều khẳng định nếu hủy thi tốt nghiệp THPT vẫn tuyển sinh được.
Nếu không có kỳ thi, chắc chắn các trường sẽ điều chỉnh chỉ tiêu cho các phương thức khác. Điều quan trọng là Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn việc công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh trong trường hợp kỳ thi bị hủy. Vì các trường ĐH muốn tuyển theo phương thức nào cũng bắt buộc thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
Thực tế đến nay đã có hàng chục ngàn thí sinh biết mình trúng tuyển vào nhiều trường ĐH theo đề án tuyển sinh riêng, ưu tiên xét tuyển, xét học bạ…chỉ chờ tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện nhập học.
Đối với các trường tốp trên, việc tuyển chọn cũng gọn nhẹ hơn khi thí sinh được công nhận tốt nghiệp có nguyện vọng xét tuyển sẽ được nhà trường sàng lọc theo nhiều tiêu chí khác nhau (kết quả học tập, tiếng Anh, phỏng vấn hoặc kiểm tra năng lực… sau khi dịch bệnh lắng xuống).
Rõ ràng, các phương án tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ là đảm bảo cho mùa tuyển sinh 2020 thì việc xét công nhận tốt nghiệp THPT là một giải pháp cần thiết để giảm gánh nặng cho xã hội và cộng đồng.
Ngăn chặn thông tin thất thiệt trước kỳ thi
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc phối hợp chỉ đạo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và công tác tuyển sinh năm 2020 trên tinh thần đảm bảo kỳ thi tuyệt đối an toàn, trung thực, tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh.
Đảm bảo kỳ thi tuyệt đối an toàn
Bộ GD&ĐT đề nghị Thanh tra Chính phủ quán triệt thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp năm 2020, chỉ đạo Thanh tra các tỉnh cử người tham gia Ban chỉ đạo cấp tỉnh và các đoàn thanh tra, kiểm tra của địa phương nhằm tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT, bảo đảm tổ chức kỳ thi tuyệt đối an toàn, trung thực, không để xảy ra sai sót, tiêu cực, vi phạm quy chế thi.
Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Công an triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự cho các công việc chủ yếu liên quan đến công tác ra đề, bảo mật, vận chuyển đề...
Theo đó, Bộ Công an bố trí lực lượng cảnh sát bảo vệ vòng ngoài khu vực cách ly để ra đề thi và cử cán bộ an ninh phối hợp với cán bộ bảo vệ của Bộ GD&ĐT trực tiếp bảo vệ vòng trong khu vực ra đề thi trong khoảng thời gian từ trung tuần tháng 7-2020 đến hết ngày 10-8-2020; Bố trí lực lượng và phương tiện kỹ thuật để kiểm tra an ninh khu vực ra đề thi, trang thiết bị phục vụ công tác ra đề thi và cán bộ tham gia ra đề thi; có biện pháp bảo mật thông tin trong quá trình ra đề thi.
Về công tác in sao đề thi của các sở GD&ĐT: Chỉ đạo CA các tỉnh phối hợp với các Sở GD&ĐT bảo đảm an ninh, an toàn cho công tác in sao đề thi: bố trí lực lượng bảo vệ ba vòng độc lập khu vực in sao đề thi; kiểm tra an ninh khu vực in sao đề thi, trang thiết bị phục vụ công tác in sao đề thi và cán bộ tham gia in sao đề thi; có biện pháp bảo mật thông tin trong quá trình in sao đề thi trong khoảng thời gian từ cuối tháng 7-2020 đầu tháng 8-2020 đến hết ngày 10-8-2020.
Cử cán bộ an ninh cùng với cán bộ của Bộ GD&ĐT tham gia vận chuyển đề thi từ nơi ra đề thi của Bộ GD&ĐT đến các Hội đồng thi để in sao đề thi trong khoảng thời gian cuối tháng 7-2020 đến đầu tháng 8-2020.
Chỉ đạo CA các tỉnh bố trí lực lượng phối hợp với các Sở GD&ĐT để giám sát công tác vận chuyển đề thi từ địa điểm nhận đề thi về cơ sở in sao và từ địa điểm in sao đến các điểm thi trong khoảng thời gian từ đầu tháng 8-2020 đến ngày 10-8-2020.
Về công tác coi thi và chấm thi: Chỉ đạo CA các tỉnh, theo yêu cầu của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh và đề nghị của các Hội đồng thi, bố trí đủ lực lượng để tổ chức công tác bảo vệ, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn cho các điểm thi và các địa điểm chấm thi, phúc khảo.
Bộ GD&ĐT yêu cầu ngăn chặn thông tin thất thiệt ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh trước kỳ thi. Ảnh: Khánh Huy
Không để nhiễu thông tin ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh
Đặc biệt, trong công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan hữu quan trực thuộc Bộ dự báo các tình huống an ninh mạng, dự kiến các biện pháp hỗ trợ kịp thời khi xảy ra sự cố liên quan đến bảo mật cơ sở dữ liệu của kỳ thi.
Các cơ quan truyền thông, báo chí thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về kỳ thi và công tác tuyển sinh năm 2020; kịp thời ngăn chặn những thông tin thất thiệt gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh trong quá trình diễn ra kỳ thi và công tác tuyển sinh năm 2020.
Thực tế là trước mỗi kỳ thi diễn ra, năm nào cũng có những tin đồn thất thiệt về chuyện lộ đề thi, đặc biệt là đề thi văn, cũng như việc xuất hiện đề sớm ở trên mạng khi chưa hết thời gian làm bài. Nhất là trong thời gian gần đây, việc ở một số địa phương, lộ đề thi các môn kiểm tra cuối kỳ đã khiến dư luận rất băn khoăn.
Quy trình ra đề thi, bảo mật đề cho đến khi thi được vận hành các bước rất kín kẽ, nhiều bộ giám sát, hội đồng thi kiểm tra chặt chẽ... thế nhưng vẫn có trường hợp bị lọt, lộ ra ngoài đề kiểm tra cuối năm, vì thế, công tác quản lý giáo dục ở một số địa phương vẫn có vấn đề cần phải rầ soát kỹ lưỡng.
Riêng với thi tốt nghiệp THPT, có thời điểm là thi tốt nghiệp và 3 chung tuyển sinh ĐH, có thời điểm mang tên là kỳ thi THPT quốc gia, sự cố lọt, lộ đề chưa bao giờ có, nhưng thông tin về chuyện đề văn giống chỗ này, chỗ khác vẫn xảy ra, đồng thời, chuyện đề thi bị chụp ảnh đưa lên mạng trước thời gian cho phép cũng hãn hữu có.
Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT, đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khóa và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký Trưởng điểm thi, thanh tra và CA), chìa khóa do Trưởng điểm thi giữ. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của những người ký nhãn niêm phong, lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong.
Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có CA trực, bảo vệ liên tục 24/24g và phải bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải bảo đảm an toàn, chắc chắn...
Quy trình nghiêm ngặt đảm bảo an toàn tuyệt đối được Bộ GD&ĐT hết sức lưu ý. Bởi vậy, thông tin chính xác kịp thời, không gây hoang mang cho thí sinh là hết sức cần thiết.
Bộ GD&ĐT cùng đề nghị các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và CA các tỉnh phối hợp chặt chẽ với các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành vi tiêu cực hoặc tung tin thất thiệt gây hoang mang dư luận, góp phần đảm bảo kỷ cương và công bằng trong Kỳ thi và công tác tuyển sinh năm 2020.
Trường đại học sẽ 'cắm chốt' các điểm thi THPT Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 dù cán bộ, giảng viên trường đại học không coi thi, chấm thi nhưng Bộ GD-ĐT cũng huy động khoảng 6.000 người từ các trường ĐH làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và 'cắm chốt' tại điểm thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cán bộ, giảng viên trường đại học không coi thi...