Giảm đột quỵ nhờ uống cà phê, trà theo cách này
Một loạt vấn đề tim mạch bao gồm các biến cố chết người như đột quỵ, nhồi máu cơ tim có thể được giảm thấp nhờ cách bạn uống cà phê và trà.
Theo Sci-News, một nghiên cứu mới cho thấy hoạt chất caffeine dồi dào trong cà phê và trà có thể giúp giảm tới 40% nguy cơ mắc hai hoặc nhiều bệnh tim mạch chuyển hóa, nếu như bạn nạp khoảng 200-300 mg mỗi ngày.
Số tách cà phê và trà hợp lý trong ngày có thể giúp bạn giảm mạnh nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều vấn đề tim mạch khác – Minh họa AI: ANH THƯ
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, nhóm tác giả Trung Quốc – Thụy Điển dẫn đầu bởi TS Chaofu Ke từ Đại học Y khoa Tô Châu đã xem xét dữ liệu của hơn 360.000 người từ ngân hàng dữ liệu BioBank (Anh).
Trong nhóm này, hơn 172.000 người đã có một số vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch, số còn lại là người hoàn toàn khỏe mạnh.
Họ được theo dõi sức khỏe trong thời gian trung bình là 11 năm.
Một nhóm nhỏ những người uống caffeine và những người uống cà phê và trà đã được nghiên cứu thêm về các dấu hiệu sinh học trong máu
Xét nghiệm máu cho thấy mối liên hệ giữa đồ uống có caffeine và các dấu hiệu giảm cholesterol và cải thiện tình trạng kháng insulin.
Để đạt được mốc 200-300 mg cà phê mỗi ngày và nhận được các lợi ích nói trên, bạn sẽ phải uống khoảng 3 ly cà phê hoặc 5 tách trà mỗi này.
Trong phân tích riêng biệt, 3 tách cà phê mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ thấp đối với bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim mạch vành (dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ.
Bên cạnh đó, 5 tách mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng như nguy cơ bệnh này dẫn đến bệnh tim mạch vành; cũng như giảm nguy cơ đột quỵ ở người đã bị tiểu đường type 2.
Video đang HOT
Các tác giả cho biết họ hy vọng việc xác định mối liên hệ chặt chẽ giữa caffeine và sức khỏe tim mạch sẽ cung cấp manh mối để khám phá ra cơ chế sinh học đằng sau tác dụng tổng thể của caffeine với sức khỏe.
Sự thật về việc uống nước để qua đêm có hại cho sức khỏe
Nhiều người cho rằng uống nước để qua đêm có thể gây hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Vậy sự thật là gì?
Việc để nước qua đêm và tiếp tục sử dụng vào ngày hôm sau là thói quen của nhiều người. Nhưng một số quan điểm cho rằng nước để qua đêm không còn an toàn để uống. Vậy thực hư như thế nào?
1. Uống nước để qua đêm có hại cho sức khỏe không?
Điều gì xảy ra khi để nước qua đêm? Nước không có các loại đường hay protein (yếu tố khiến vi khuẩn phân hủy và làm chúng bị thiu) giống như đồ ăn, thức uống khác. Tuy nhiên, khi để nước qua đêm sẽ có một số sự khác biệt:
- Thay đổi hương vị
Nước để qua đêm có thể có vị đắng hoặc cảm giác như bị ôi thiu. Điều này xảy ra là do carbon dioxide trong không khí hòa lẫn với nước. Một loại enzyme trong cơ thể chúng ta (gọi là carbonic anhydrase) sẽ chuyển đổi carbon dioxide này thành axit carbonic. Axit carbonic tăng lên là nguyên nhân gây ra vị đắng hoặc "ôi thiu" của nước.
- Có thể bị ô nhiễm
Nếu không có nắp đậy, những chất gây ô nhiễm có thể xâm nhập vào cốc nước của bạn như bụi, vi khuẩn, côn trùng,... Hầu như các yếu tố này đều không quá nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy nhiên, hóa chất độc hại có thể được tìm thấy trong bụi gia dụng. Theo thời gian, việc hít phải lượng lớn hóa chất này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
- Có thể chứa vi khuẩn
Nếu bạn để một cốc nước đã sử dụng qua đêm, cốc nước có thể chứa vi khuẩn từ miệng của bạn. Mặc dù vi khuẩn của chúng ta không có khả năng gây ra tác hại nếu chúng ta tái sử dụng chai nước hoặc cốc uống nước sau khi để qua đêm, nhưng những vi khuẩn này có thể gây hại cho người khác và ngược lại.
Nước để qua đêm thường sẽ bị thay đổi hương vị (Ảnh: Internet)
Vậy uống nước qua đêm có hại không?
Nhìn chung, nước để qua đêm không có sự biến đổi chất hay gây hại gì đối với sức khỏe, chỉ là hương vị sẽ không còn ngon và có khả năng bị ô nhiễm do bụi bẩn, côn trùng. Nói chung, uống nước để qua đêm là an toàn miễn là không có dấu hiệu ô nhiễm nào có thể nhìn thấy được trong nước.
Mặc dù vậy, bạn cũng nên lưu ý rằng nước để ở nhiệt độ ấm càng lâu - đặc biệt là sau khi bạn chạm vào hoặc uống nước - thì khả năng nước bị nhiễm vi khuẩn trong miệng hoặc các vi khuẩn khác càng cao.
Uống nước để qua đêm có hại khi nào?
Mặc dù nước để qua đêm có thể an toàn khi uống. Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản theo một số cách này thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Đựng nước ở trong bình đã lâu không được vệ sinh: Nếu bình đựng nước không được vệ sinh một cách thường xuyên, đây có thể trở thành hệ sinh thái của nấm mốc và vi khuẩn và làm ô nhiễm nguồn nước bạn uống.
Nếu nấm mốc xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như dị ứng, kích thích hệ tiêu hóa, các vấn đề hô hấp, nhiễm trùng.
- Đựng nước trong chai nhựa: Một số loại chai nhựa chứa BPA hoặc các hóa chất tương tự, có thể ngấm vào nước vào đi vào cơ thể. Đây là chất có thể gây rối loạn nội tiết và gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Do đó, nếu bạn bảo quản nước trong bình nhựa, đặc biệt để qua đêm hoặc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ "ngấm" nhựa vào cơ thể.
- Để nước qua đêm ở cốc không được đậy nắp: Như đã đề cập, mặc dù không quá nguy hại nhưng cách bảo quản này tiềm ẩn nguy cơ khiến cốc nước bị nhiễm bụi có hóa chất độc hại.
Nước bảo quản trong bình không được vệ sinh thường xuyên dễ bị nhiễm nấm mốc (Ảnh: Internet)
2. Cách bảo quản nước để qua đêm
Bạn vẫn có thể uống nước qua đêm một cách an toàn, miễn là bạn bảo quản đúng cách:
- Đựng nước trong bình kín để tránh bụi bẩn, côn trùng xâm nhập và vệ sinh bình sạch sẽ. Tuy nhiên, nên giữ nước trong bình thủy tinh, bạn nên hạn chế sử dụng đồ nhựa - nhất là đồ nhựa không được tái chế.
- Giữ nước ở môi trường có nhiệt độ phòng hoặc bạn cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh để giữ hương vị của nước ngon hơn.
- Không nên chạm miệng vào các đồ vật đựng nước. Bạn nên rót ra cốc với lượng vừa đủ và uống hết nước trong cốc ngay.
3. Một số loại nước không nên để qua đêm
Nước lọc có thể an toàn uống khi để qua đêm nhưng một số loại đồ uống có thể gây hại cho sức khỏe nếu để qua đêm.
- Trà
Trà để qua đêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, hầu hết vitamin sẽ bị mất và polyphenol trong trà sẽ bị oxy hóa và có thể gây hại cho sức khỏe. Tốt hơn hết, bạn không nên bảo quản trà quá 8 giờ ở nhiệt độ phòng và không nên uống trà đã để qua đêm.
- Cà phê
Cà phê để qua đêm thường đã mất hương vị và có khả năng đã bị nhiễm khuẩn nếu bạn bảo quản không đúng cách. Do đó, nếu bạn muốn thưởng thức một ly cà phê vào buổi sáng, bạn nên pha một ly mới để đảm bảo độ tươi ngon và an toàn.
Người dễ bị đột quỵ thường có 4 thói quen này khi ngủ 4 thói quen có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ rất phổ biến, có người còn mắc cả 4 thói quen này. Ảnh minh họa Việc duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là "chìa khóa" giúp phòng ngừa đột quỵ. Tuy nhiên, với lối sống hiện đại ngày nay, việc xây dựng thói quen sống lành mạnh...