Giám đốc Sở Giáo dục Quảng Bình: giáo viên bất ngờ khi được chuyển về gần nhà
Những giáo viên cùng dạy bộ môn có nguyện vọng hoán đổi vị trí cho nhau để được về giảng dạy, công tác gần nhà sẽ được ngành giáo dục tạo điều kiện cho đổi.
Nhiều nguyện vọng đăng ký
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình, bắt đầu từ năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo, Sở đã thống nhất thực hiện chủ trương sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo hướng tạo điều kiện công tác gần nhà để ổn định cuộc sống lâu dài.
Giáo viên vượt lũ đến với học trò người Rục ở Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình). Ảnh: NP
“Khoảng giữa tháng 5 thì Sở đã có công văn gửi các cơ sở giáo dục trực thuộc yêu cầu quán triệt chủ trương này đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của đơn vị mình.
Đồng thời, Hiệu trưởng các trường thực hiện rà soát, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để lập danh sách báo cáo cho Sở.
Trên cơ sở những đăng ký nguyện vọng của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, Phòng tổ chức – cán bộ của Sở sẽ rà soát lại, đối chiếu theo các quy định để thuyên chuyển, hoán đổi công tác cho những trường học này”, một cán bộ Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình cho biết.
Mục đích của việc thuyên chuyển, hoán đổi này là nhằm tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên được công tác gần nhà, ổn định cuộc sống lâu dài.
Sau khi ngành giáo dục Quảng Bình có chủ trương này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía đội ngũ giáo viên.
Trong đó, có nhiều giáo viên đã có nhiều năm công tác tại các huyện miền núi, rẻo cao cũng mong ngóng được chuyển đổi về miền xuôi để được gần gia đình.
Cô Nguyễn Thị Lan (một giáo viên công tác ở huyện Minh Hóa) cho biết: “Khi nhận được thông báo, tôi đã trình bày nguyện vọng với ban giám hiệu về việc muốn chuyển về giảng dạy ở gần nhà tại huyện Bố Trạch.
Video đang HOT
Gần năm năm công tác ở Minh Hóa, hàng tuần tôi phải đi cả gần trăm cây số mới về đến nhà nên muốn được ổn định để có thêm thời gian chăm sóc chồng, con”.
Trên cơ sở nguyện vọng của cô Lan, ngành giáo dục sẽ sắp xếp, trường hợp có giáo viên dạy Ngữ văn nào ở Bố Trạch muốn chuyển về Minh Hóa để gần nhà thì Sở sẽ sắp xếp để hai giáo viên này có thể hoán đổi.
Ngoài ra, nếu trường hợp có trường nào ở huyện Bố Trạch còn thiếu giáo viên môn Ngữ văn thì cô Lan cũng sẽ nằm trong diện được xem xét, luân chuyển.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình thì ngay trong năm học này đã có 238 nguyện vọng của giáo viên đề đạt muốn luân chuyển. Trong số này thì Sở đã giải quyết cho 26 trường hợp trong năm học nay, còn có một số vị trí sẽ tiếp tục cho chuyển trong thời gian tới.
Tạo thuận lợi cho giáo viên
Trao đổi với Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam , ông Đặng Ngọc Tuấn – Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình cho biết, kế hoạch này bắt đầu triển khai từ năm học 2021-2022.
Tuy nhiên, để chuẩn bị cho sự luân chuyển, điều động này thì ngành giáo dục địa phương đã có sự chuẩn từ khá lâu.
Trong đó, các cơ sở giáo dục sẽ tập hợp các nguyện vọng của giáo viên muốn được chuyển, đổi về công tác gần nhà thì báo cáo về Sở để sắp xếp.
“Mục đích của việc này là tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên yên tâm công tác, giảng dạy. Mà khi giáo viên đã yên tâm dạy học thì học sinh cũng sẽ là đối tượng hưởng lợi, chất lượng giảng dạy cao hơn.
Trong số những giáo viên có nguyện vọng chuyển đổi thì có nhiều người bố mẹ ốm đau, hoàn cảnh gia đình khó khăn thì Sở sẽ ưu tiên sắp xếp cho phù hợp. Cái này thì Phòng tổ chức cán bộ rà soát và giám đốc sở quyết định việc luân chuyển”, ông Tuấn nói.
Để hạn chế tình trạng “chạy chọt” về các trường trung tâm, ông Tuấn cho biết, trên cơ sở nguyện vọng của giáo viên, Sở sẽ đến làm việc trực tiếp công khai với giáo viên, trường học, để làm thế nào lo lắng được tốt nhất cho giáo viên.
“Có nhiều giáo viên bất ngờ khi chúng tôi đến làm việc để chuyển công tác cho họ. Tức là họ không biết trước. Chứ mình không phải làm để lọt, lộ thông tin ra cho họ chạy chọt.
Đa số giáo viên có nguyện vọng chuyển từ miền núi về đồng bằng, chỉ một số ít từ Đồng bằng chuyển ngược lên miền núi để được dạy học gần nhà. Trên cơ sở nguyện vọng của giáo viên nhưng phải trùng với nơi đang thiếu giáo viên bộ môn đó.
Thực ra các giáo viên này không biết nhau, trên cơ sở hướng dẫn của Sở thì hai giáo viên nếu hoán đổi được vị trí cho nhau thì Sở cũng sẽ đổi (với điều kiện trùng bộ môn giảng dạy). Theo những phương án như vậy thì mới đáp ứng được nguyện vọng của giáo viên”, ông Tuấn giải thích thêm.
Sẵn sàng triển khai chương trình lớp 6 trong điều kiện dịch bệnh
Các địa phương đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, chủ động khắc phục khó khăn để bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 6.
Ban tuyển sinh trường THCS Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội hỗ trợ phụ huynh kiểm tra hồ sơ, giải đáp thắc mắc trong cách thức tuyển sinh trực tuyến cho con em vào lớp 6. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục Trung học diễn ra trong hai ngày (12-13/8), đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố cho biết các địa phương, cơ sở giáo dục đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất; chủ động khắc phục khó khăn để bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 6 cấp trung học cơ sở , bắt đầu từ năm học 2021-2022.
Là một trong những địa phương chịu tác động lớn của dịch COVID-19, ông Trịnh Khôi, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh, cho biết hiện tỉnh đang xây dựng để có kế hoạch linh hoạt cho năm học mới phù hợp với diễn biến dịch bệnh vẫn còn phức tạp và khó lường.
Tỉnh dành sự quan tâm đặc biệt cho việc chuẩn bị tốt nhất các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để triển khai chương trình lớp 6 .
Khẳng định Quảng Ninh đã sẵn sàng cho năm học mới, đặc biệt là việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 6, ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, chia sẻ tỉnh đã rà soát, tập huấn, chuẩn bị kịch bản sẵn sàng nếu dịch bệnh xảy ra vẫn có thể triển khai được chương trình.
Khó khăn đặt ra là thời gian bồi dưỡng trực tiếp giáo viên dạy chương trình mới còn hạn chế, chủ yếu bồi dưỡng trực tuyến; đội ngũ giáo viên cốt cán có biến động về khách quan, chủ quan; giáo viên được đào tạo đơn môn nhưng tới đây dạy liên môn nên khó khăn.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, để chuẩn bị cho triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 6 , từ năm học trước, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố đã làm việc với Trường Đại học Sài Gòn để bồi dưỡng các môn học tích hợp trong chương trình lớp 6. Việc chủ động bồi dưỡng tạo thuận lợi cho triển khai trong năm học mới.
Tiền Giang là địa phương hiện đang nằm trong vùng tâm dịch COVID-19 , với số ca mắc mới vẫn ở mức cao mỗi ngày, chuẩn bị cho năm học mới, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho biết từ khung kế hoạch thời gian năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành khung kế hoạch năm học của địa phương. Trong số đó, đưa ra nhiều phương án dự trù nhưng có thể tập trung sớm nhất vào giữa tháng Chín, so với kế hoạch năm trước trễ khoảng 2 tuần.
Lo lắng của địa phương hiện nay là do ảnh hưởng của dịch nên một số công việc như sửa chữa trường lớp, cải tạo cơ sở vật chất, tập huấn giáo viên... bị ảnh hưởng.
Chia sẻ với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận định ngành giáo dục đang đứng trước hai thách thức lớn, đó là thách thức trước yêu cầu phát triển, đổi mới và thách thức về dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi hệ thống để thích ứng với tình hình dịch bệnh, tăng sức chống chịu, hạn chế tổn thương trước dịch sẽ là tất yếu và không thể lảng tránh.
Bộ trưởng cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động nhằm ứng phó và thích nghi với tình hình dịch bệnh; trong đó, có ban hành chính sách, hướng dẫn, quy định để chuẩn bị và triển khai năm học mới.
Từ khung kế hoạch của Bộ, các tỉnh, thành phố cần ban hành kế hoạch năm học mới phù hợp với tình hình đặc thù của địa phương. Tất cả cần phải thay đổi để thích ứng, từ cán bộ quản lý cho tới mỗi giáo viên, cần linh hoạt, sáng tạo trong triển khai, đảm bảo chất lượng đối với các yêu cầu cốt lõi.
Để thực hiện được yêu cầu về chất lượng giáo dục trong điều kiện dịch bênh, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành các yêu cầu nội dung cốt lõi. Chương trình lõi cần được tận dụng giảng dạy trong thời gian vàng - học tập trực tiếp. Trong trường hợp dịch bệnh phức tạp vẫn chủ động đảm bảo đạt được các yêu cầu nội dung cốt lõi này.
Học sinh học trực tuyến. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Lưu ý với giáo dục trung học trong năm học mới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặc biệt nhấn mạnh tới tinh thần học thật, thi thật. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường cần triển khai việc học, kiểm tra đánh giá sao cho đúng và thực chất. Quá trình dạy học cần quan tâm tới thực tiễn, trải nghiệm; chú ý đến việc tự học; chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách, củng cố dạy tiếng Việt và phát triển toàn diện cho học sinh.
Với môn Ngữ văn, Bộ trưởng lưu ý cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò.
Bộ trưởng đề cập tới một số nhiệm vụ cụ thể của giáo dục Trung học trong năm học mới như chú trọng tiếng nói chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong lựa chọn sách giáo khoa mới; củng cố thư viện trường học để hỗ trợ học liệu, sách cho học sinh; tổ chức các khóa tập huấn để nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến cho đội ngũ giáo viên.
Xác định đội ngũ quyết định chất lượng giáo dục chính là các nhà giáo, Bộ trưởng đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm chăm lo cho giáo viên, chú ý bảo đảm đủ số lượng giáo viên cho các môn học, bậc học. Đồng thời, triển khai giải pháp hỗ trợ cho học sinh trong thời gian học tập trực tuyến, giúp các em khắc phục được khó khăn về vật chất, tâm lý./.
Năm học đầu tiên thực hiện chương trình mới với lớp 6 được chuẩn bị ra sao? Trong 2 ngày 12 và 13/8, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục trung học. Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm học 2020-2021, cả nước có 522.320 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; trong đó, cấp THCS là 358.501, cấp THPT là 163.819....