Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23 năm 2020: “Thuyền trưởng” tận tâm
Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay không chỉ tôn vinh các thầy, cô giáo trực tiếp đứng trên bục giảng, mà còn tri ân các cán bộ quản lý, những vị “thuyền trưởng” luôn âm thầm phía sau, đóng góp vào sự thành công của giáo viên và tập thể nhà trường.
Không chỉ giàu kinh nghiệm sống và làm nghề, các thầy, cô còn là những tấm gương sáng về nhân cách cho các thế hệ đi sau tiếp nối truyền thống nghề giáo.
Thầy Nguyễn Văn Thành, Hiệu trưởng Trường THPT Ernst Thlmann (quận 1) và các học trò. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Vì quyền lợi của học sinh
Đối với cô Vũ Thị Yến Nga, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hướng Dương (quận Tân Phú), Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay được trao tặng là phần thưởng thật xứng đáng. Chia sẻ với chúng tôi, cô Yến Nga cho biết, năm 1996, UBND quận Tân Phú khánh thành và đưa vào sử dụng công trình Trường Mầm non Hướng Dương.
Trường mới, cơ sở vật chất khang trang với tổng diện tích hơn 7.000m2, song do mới thành lập nên đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên còn thiếu. Vượt qua khó khăn đó, sau 2 năm thành lập, cô hiệu trưởng đã lèo lái tập thể, xây dựng trường đạt danh hiệu chuẩn quốc gia, nhiều năm liền được công nhận tập thể lao động xuất sắc và nhận cờ thi đua của thành phố.
Cô Nga được các đồng nghiệp gọi vui là “người đi tiên phong xây dựng trường”. Trước khi về Trường Mầm non Hướng Dương, cô Nga đã có 15 năm công tác trong vai trò cán bộ quản lý tại 2 đơn vị là Trường Mầm non Hoa Hồng và Trường Mầm non Nhiêu Lộc (quận Tân Bình), góp phần không nhỏ vào việc xây dựng 2 ngôi trường đạt danh hiệu chuẩn quốc gia, được nhận bằng khen và Huân chương Lao động do Chủ tịch nước ký tặng.
Video đang HOT
Trước những thành quả đó. Nói về những dự định đang ấp ủ, cô Nga cho biết, tới đây sẽ đẩy mạnh các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và phát triển cảm xúc cho học sinh khối lá (mẫu giáo 5-6 tuổi) nhằm chuẩn bị nền tảng tốt hơn cho trẻ tham gia các bậc học tiếp theo.
Ở bậc tiểu học, gần 10 năm qua, nhiều thế hệ học sinh và phụ huynh Trường Tiểu học Mê Linh (quận 3) đã quen thuộc với hình ảnh thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng đều đặn mỗi sáng đón học sinh ở cổng trường. Với tác phong giản dị, miệng luôn nở nụ cười, thầy chủ động đến bắt tay, chào hỏi từng học sinh khi các em vừa bước xuống xe của ba mẹ.
Nói về việc đón học sinh mỗi sáng, thầy Hùng cho biết, bản thân luôn mong muốn học sinh đến trường với tâm trạng phấn khởi, được chào đón và cảm nhận tình cảm tốt đẹp từ các thầy, cô giáo. Việc làm của thầy tuy nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa, qua đó giúp giáo viên trong trường thay đổi dần suy nghĩ, mỗi sáng cùng nhau ra sân trường chào đón học sinh. Nhờ đó, khoảng cách thầy, trò ngày càng ngắn lại, tình cảm và sự tin tưởng được nối dài thêm.
Một điểm đặc biệt nữa ở thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng là phòng làm việc của thầy chung với thư viện của học sinh. Trước đây, do diện tích trường hạn chế, không bố trí được khu vực đọc sách cho học sinh. Lo lắng các em chịu thiệt thòi, thầy hiệu trưởng quyết định ngăn đôi phòng làm việc của mình để tận dụng khoảng trống làm chỗ đọc sách cho học sinh. Mỗi ngày trôi qua, những tiếng đọc ê a của học trò, những tràng cười giòn giã khi thầy, trò cùng nhau chia sẻ nội dung một quyển sách, hay thảo luận một vấn đề nào đó trong cuộc sống, trở thành niềm vui, nguồn năng lượng cho người thầy tiếp tục cống hiến.
Không chỉ là gần gũi học trò, thầy Nguyễn Văn Hùng còn là tấm gương sáng cho tập thể sư phạm noi theo nhờ tấm lòng nhiệt huyết, không ngại khó khăn trong công việc. Quá trình làm nghề của thầy với xuất phát điểm là một giáo viên, được đề bạt lên phó hiệu trưởng, rồi hiệu trưởng một trường tiểu học ở huyện Cần Giờ.
Khi chuyển công tác về TPHCM, thầy trở lại làm giáo viên đứng lớp tại Trường Tiểu học Lê Lợi (quận 3). Qua nhiều lần chuyển công tác, thầy được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mê Linh (quận 3). Thầy Hùng cho biết, dù ở vai trò giáo viên hay hiệu trưởng, công tác ở vùng ven hay nội thành, thầy luôn giữ tác phong chuẩn mực, lấy phương châm làm việc là vì quyền lợi của học sinh, cứ trao đi yêu thương sẽ nhận lại từ các em sự yêu thương, kính trọng.
Tấm gương sáng cho tập thể noi theo
Đối với thầy Dương Công Lý, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Hưu (huyện Nhà Bè), để xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh, ngoài lòng yêu nghề, tâm huyết với công việc, người cán bộ quản lý giáo dục phải có sự quan tâm, gần gũi, chia sẻ công việc với giáo viên và học sinh. Mỗi khi giải quyết một trường hợp bất đồng quan điểm nào đó, hiệu trưởng sẽ đặt mình vào hoàn cảnh của giáo viên, học sinh để hiểu được tâm tư, tình cảm của các em, sau đó mới tìm cách giải quyết sao cho thấu tình đạt lý.
Đến nay, sau 30 năm công tác trong ngành giáo dục, trong đó 23 năm làm cán bộ quản lý, thầy Công Lý luôn tự hào vì đã xây dựng và phát huy được sức mạnh của tập thể, tạo ra môi trường làm việc công bằng, dân chủ nhưng không thiếu sự sẻ chia.
Một điểm sáng tại Trường THCS Lê Văn Hưu, đó là mùa mưa học sinh của trường sẽ không lo bị ướt mưa, vì nhà trường trang bị áo mưa mặc một lần cho các em. Nếu trời mưa to vào giờ tan học, học sinh có thể xuống phòng đoàn đội lấy áo mưa mặc ra về. Học sinh nào từ nhà đến trường lỡ gặp mưa, quần áo bị ướt sẽ được đưa đến phòng y tế, có đồng phục dự phòng thay thế. Những việc làm tuy nhỏ nhưng thể hiện sự quan tâm của thầy hiệu trưởng đối với sức khỏe học sinh. Thầy tâm niệm, trường học không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức mà còn là mái nhà thứ hai, nơi các em được học cách sẻ chia và trưởng thành về nhân cách.
Riêng đối với thầy Nguyễn Văn Thành, Hiệu trưởng Trường THPT Ernst Thlmann (quận 1), hạnh phúc của nghề giáo chính là tình cảm và sự tri ân của nhiều thế hệ học trò.
35 năm đứng trên bục giảng, kỷ niệm đẹp nhất về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là vào đúng sinh nhật năm ngoái của thầy. Hơn 300 cựu học sinh niên khóa 1986-1989, lứa học sinh đầu tiên được thầy Thành chủ nhiệm, đã cùng nhau tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ra trường. Các em nay đã thành đạt, giữ nhiều chức vụ trong xã hội, có bạn sinh sống ở nước ngoài, nhưng vẫn tụ họp đông đủ.
Thầy, trò gặp nhau mừng mừng tủi tủi, bao kỷ niệm ngày xưa quay về. Tại buổi gặp mặt, học sinh mời thầy lên bục giảng, các em ngồi phía dưới khoanh tay nghe thầy nói. Giây phút đó, thời gian như dừng ngoài cửa lớp, thầy trò cùng nhau sống lại không khí của một tiết học ngày xưa. Buổi gặp mặt thay cho lời hứa, thời gian sẽ trôi qua nhiều năm nữa, học sinh có thể trở thành “ông này”, “bà nọ” nhưng đối với các em, thầy Thành mãi mãi là người thầy được học sinh tôn kính và nhớ về với lòng trân trọng.
Từng đi qua 3 đơn vị công tác, đến nay, thầy Nguyễn Văn Thành đã tích góp cho bản thân và những nơi mình cống hiến nhiều thành tích đáng tự hào. Để có được thành công đó, thầy cho biết, điều kiện cần đầu tiên là cái tâm của người thầy, luôn nghĩ đến quyền lợi của học sinh. Ngoài ra, điều kiện đủ là người thầy phải năng động, sáng tạo, có khả năng hòa nhập với cuộc sống thực tế và tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Với cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường, nghệ thuật quản lý đến từ cách sống, lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc của thầy hiệu trưởng là tấm gương sáng cho cả tập thể noi theo.
Danh sách cán bộ quản lý ở bậc phổ thông được nhận Giải thưởng Võ Trường Toản còn có: cô Ngô Thị Chí Hiếu, Hiệu trưởng Trường Mầm non 2/9 (huyện Hóc Môn); cô Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng Trường Mầm non Rạng Đông (quận 6); cô Nguyễn Thị Bạch Yến, Hiệu trưởng Trường Mầm non 19/5 (quận 10); cô Dương Thái Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Ba (quận Phú Nhuận); cô Trần Thị Kim Trang, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hoa Lư (quận 9); thầy Đinh Thành Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Dương (huyện Nhà Bè); và cô Phan Thị Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1).
Ngành GD-ĐT TP.HCM xét chọn giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa ban hành văn bản xét chọn giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23 năm 2020.
Các nhà giáo tiêu biểu nhận gỉải thưởng Võ Trường Toản năm 2019. Ảnh minh hoạ P. Nga
Theo đó, đối tượng bình xét là tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.HCM có tâm huyết với nghề, có nhiều cống hiến cho ngành GD-ĐT thành phố, thời gian công tác trong ngành tối thiểu 15 năm.
Có uy tín trong tập thể, được đồng nghiệp tin yêu, tín nhiệm, được phụ huynh, học sinh kính trọng;
Là những người am hiểu về nghề nghiệp, nắm bắt và thực hiện tốt các chủ trương, định hướng của ngành; nhận thức sâu sắc về vai trò của ngành GD-ĐT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Có sáng kiến, giải pháp cụ thể nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực ứng dụng CNTT trong chuyên môn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 5 năm học gần nhất.
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, việc xét chọn phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai, dân chủ, tự nguyện. Đặc biệt, chú trọng tới nhà giáo thực sự có tâm huyết với nghề, có nhiều cống hiến cho ngành, được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh tín nhiệm;
Nhà giáo đang công tác tại vùng, đơn vị có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, không mang tính luân phiên.
Được biết, giải thưởng Võ Trường Toản là giải thưởng thường niên, cao quý được ngành GD-ĐT TP.HCM triển khai nhằm tôn vinh những nhà giáo tiêu biểu, là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của ngành giáo dục và đào tạo thành phố. Hằng năm giải được trao vào dịp lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Với 22 năm phát triển, giải thưởng Võ Trường Toản đã vinh danh 714 thầy, cô giáo tiêu biểu, những tấm gương hết lòng vì đàn em thân yêu, góp phần đào tạo bao lớp công dân trẻ cho thành phố.
Thiên sứ giữa đời thường Đến với môi trường chuyên biệt đa phần giáo viên là nữ, thầy Khoa cho biết, mình gặp một số hạn chế trong việc chăm sóc sức khỏe sinh lý cho học sinh. Không có nhiều danh hiệu, thành tích vì học trò đa phần đều đặc biệt, dạy học chủ yếu bằng tình thương và sự đồng cảm, vì mỗi học sinh...