“Giải mã” những cơn co giật mí mắt, nháy mắt
Nhiều người vẫn cho rằng nếu bị giật mí mắt, nháy mắt liên tục là “điềm báo” một việc gì đó bất thường mang tính tâm linh. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, đó có thể là cảnh báo một vấn đề bệnh lý.
Nguyên nhân phổ biến nhất của co giật mí mắt là do căng thẳng, mệt mỏi và sử dụng caffein quá nhiều
Co giật mí mắt là một hoạt động co thắt lặp đi lặp lại, không tự chủ của cơ mí mắt. Co giật thường xảy ra với mí mắt trên, nhưng cũng có thể xảy ra cả với mí mắt dưới. Với đa số mọi người, sự co thắt này rất nhẹ và thường chỉ giống như sự co kéo nhẹ vào mí mắt.
Co giật mí mắt thường không gây đau đớn và không gây hại. Đa số các cơn co giật sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Trong những trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là một dấu hiệu sớm của một rối loạn vận động mãn tính, đặc biệt là nếu co giật đi kèm với việc co giật các phần khác của mặt hoặc các chuyển động không kiểm soát được.
Co giật mí mắt là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe
Khối u. Mặc dù xác suất xảy ra điều này là vô cùng thấp nhưng bạn không nên bỏ qua hiện tượng giật mí mắt. Bởi nếu mắt bạn có khối u thì sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho đôi mắt, thậm chí còn làm ảnh hưởng tới tính mạng. Đặc biệt, nếu nó bị giật thường xuyên thì có thể là do các khối u đang dần hình thành, chèn lên dây thần kinh và dẫn đến hiện tượng co giật mắt.
Uống nhiều cà phê. Chính việc uống cà phê hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mí mắt bị co giật liên hồi. Do trong cà phê có chứa chất caffeine nên khiến nhịp tim dễ bị tăng cao, từ đó kích thích quá trình trao đổi chất và hoạt động của các cơ, bao gồm cả cơ mắt. Nếu có thói quen lạm dụng chất này, bạn thử cắt giảm lượng cà phê, trà và đồ uống có chứa caffein trong một vài tuần để đánh giá hiệu quả.
Căng thẳng quá mức. Co giật mí mắt cũng là một biểu hiện phản ánh đôi mắt của bạn đang gặp căng thẳng, mệt mỏi quá mức. Khi cơ thể làm việc quá sức, mắt sẽ có những xung đột từ nhẹ đến mạnh mà đôi khi chính bản thân bạn cũng không nhận ra được. Để cải thiện tình trạng, bạn có thể thử các động tác yoga và các bài tập thở. Phương pháp này còn giúp bạn cân bằng cảm xúc và giải tỏa căng thẳng.
Thiếu ngủ trầm trọng. Tình trạng thiếu ngủ thường xuyên cũng có thể phản ứng qua hiện tượng co giật mí mắt. Khi thiếu ngủ, đôi mắt là nơi phản ánh tình trạng này rõ rệt nhất. Nếu xác định nguyên nhân co giật mí là do chất lượng giấc ngủ, bạn có thể khắc phục dễ dàng bằng cách thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Sử dụng thiết bị công nghệ quá thường xuyên. Những người làm văn phòng thường xuyên phải nhìn quá lâu vào màn hình máy tính, điện thoại mà không có thời gian nghỉ. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chứng co giật mí mắt. Với trường hợp này, bạn hãy thử làm theo quy tắc 20-20-20. Cụ thể, bạn để mắt tránh xa khỏi màn hình sau mỗi 20 phút làm việc bằng cách tập trung nhìn vào một thứ cách bạn 20 feet (6 mét) trong 20 giây hoặc lâu hơn.
Chế độ ăn uống kém khoa học. Nếu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tình trạng co giật mí mắt sẽ xuất hiện. Vitamin và khoáng chất là các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ bắp và hệ thần kinh của con người, làm ổn định các nhóm cơ, trong đó có cơ mắt. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, các vấn đề về cơ cũng được cải thiện đáng kể.
Video đang HOT
Dị ứng. Những người có tiền sử dị ứng thường chảy nước mắt thường xuyên, dụi mắt nhiều hơn dẫn đến kích ứng và co giật các cơ quanh mắt. Trường hợp này bạn nên hạn chế tối đa việc cho tay lên mắt để tránh vi khuẩn xâm nhập. Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt để điều trị.
Điều trị và phòng ngừa co giật mí mắt
Đa số các tình trạng co giật mí mắt sẽ biến mất mà không cần điều trị. Nếu tình trạng này không tự biến mất, bạn có thể cố gắng loại trừ hoặc làm giảm các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Nếu co giật mí mắt thường xuyên xảy ra, hãy ghi chép lại thời gian và những triệu chứng đi kèm. Ngoài ra, bạn có thể thử các cách sau:
Chườm ấm . Bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn hoặc vải sạch, làm ướt bằng nước ấm. Sau đó, bạn đắp khăn che kín mắt. Khi khăn nguội, bạn nhúng lại vào nước ấm và giữ trên mắt đến khi cơn co giật biến mất hoàn toàn.
Bài tập mắt. Với động tác này, bạn nhắm chặt mắt trong một phút, dồn lực vào phần cơ đang bị co thắt. Sau đó, bạn thư giãn mắt trong 10 giây và lặp lại thêm 3 lần nữa.
Xoa bóp mí mắt dưới. Với cách massage này, bạn có thể cải thiện tuần hoàn quanh mắt và kích thích các cơ. Để thực hiện, bạn dùng ngón tay giữa xoa bóp nhẹ mi mắt dưới theo chuyển động tròn, liên tục trong khoảng 30 giây. Bên cạnh đó, bạn nên tìm kiếm trợ giúp y tế nếu gặp các triệu chứng như co giật kéo dài, mí mắt bị tê liệt khi co giật, sụp mí, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến các vùng cơ khác trên khuôn mặt.
Trẻ em vật lộn với 'đại dịch' chấn thương tâm lý giữa khủng hoảng COVID-19
Vào thời điểm cha mẹ đưa Pablo đến bệnh viện, cậu bé 11 tuổi dường như đã không ăn gì suốt nhiều ngày. Cậu bé bị suy nhược nghiêm trọng, tim đập chậm và thận cũng suy yếu.
Cô gái trẻ nhìn ra cửa sổ tại khoa nhi của bệnh viện Robert Debre, ở Paris, Pháp. Ảnh AP
Các bác sĩ đã truyền nước và thức ăn cho cậu bé qua đường ống thông dạ dày. Đó là những bước đầu tiên chữa lành những tổn thương về mặt thể chất cho cậu bé. Song Pablo chỉ là một trong nhiều đứa trẻ đang phải vật lộn với những chấn thương tâm lý, khi bị tách biệt khỏi hỗn loạn của cuộc khủng hoảng COVID-19.
Bác sĩ điều trị cho những đứa trẻ này cho biết tác động của đại dịch COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần của chúng đang ngày càng đáng báo động. Bệnh viện nhi Paris, nơi đang chăm sóc cho Pablo, đã chứng kiến số trẻ em và thanh thiếu niên cần điều trị tăng gấp đôi sau nhiều vụ tự tử kể từ tháng 9/2020.
Ở nhiều khu vực khác, các bác sĩ cũng ghi nhận xu hướng trẻ em tự tử gia tăng tương tự. Một số trẻ chỉ mới 8 tuổi đã uống thuốc quá liều và tự làm hại bản thân. Theo Bộ Giáo dục Nhật Bản, số vụ tự tử ở trẻ em và trẻ vị thành niên đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2020.
Một cậu bé ngồi cùng một nhân viên y tế trong khoa nhi của bệnh viện Robert Debre ở Paris, Pháp. Ảnh AP
Các bác sĩ tâm thần nhi khoa cho biết họ cũng đang chứng kiến số trẻ mắc hội chứng Tic (rối loạn vận động, âm thanh) và rối loạn ăn uống liên quan đến dịch COVID-19 ngày càng tăng. Ngoài ra, nhiều đứa trẻ còn bị ám ảnh nhiễm virus, chúng rửa tay diệt khuẩn quá nhiều đến nỗi ra máu, bôi gel khử trùng lên khắp cơ thể và sợ nhiễm virus từ thức ăn.
Bên cạnh đó, nhiều triệu chứng khác cũng đang rất phổ biến, như hoảng loạn, tim đập nhanh và các triệu chứng đau đớn về mặt tinh thần khác. Nhiều em bị "nghiện" thiết bị di động và màn hình máy tính trong thời gian phong tỏa, giới nghiêm và đóng cửa trường học.
Tiến sĩ Richard Delorme, trưởng khoa tâm thần điều trị cho Pablo tại Bệnh viện Nhi đông đúc nhất ở Pháp, Robert Debré, cho biết: "Việc những đứa trẻ đang trải qua những chấn thương này liên quan đến tất cả chúng ta".
Cha của Pablo, ông Jerome, vẫn đang cố gắng tìm hiểu lý do con trai mình mắc bệnh rối loạn ăn uống mãn tính khi đại dịch bùng phát. Cậu bé từ từ bỏ đói bản thân cho đến khi chỉ ăn loại thức ăn duy nhất là là cơm, cá ngừ và cà chua bi.
Jerome nghi ngờ những gián đoạn trong sinh hoạt của Pablo vào năm ngoái có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của cậu. Do nước Pháp bị phong tỏa, cậu bé không thể đến trường trong nhiều tháng, Pablo cũng không có cơ hội trò chuyện với bạn bè trong suốt một năm.
"Điều đó rất khó khăn. Đây là một thế hệ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19", ông Jerome nói.
Bác sĩ tâm thần Coline Stordeur nói chuyện với bé gái tại khoa nhi của bệnh viện Robert Debre, ở Paris, Pháp. Ảnh AP
Khi nhập viện vào cuối tháng 2, Pablo đã giảm 1/3 cân nặng so với trước đó. Nhịp tim của cậu bé quá chậm khiến các bác sĩ phải vật lộn để tìm mạch, một quả thận của cậu bé cũng đã bị hỏng.
"Cơn ác mộng thực sự là khi chứng kiến một đứa trẻ đang tự hủy hoại chính mình," cha của Pablo nói.
Coline Stordeur, bác sĩ tâm thần của Pablo, cho biết một số bệnh nhân trẻ khác của cô cũng mắc chứng rối loạn ăn uống, chủ yếu đều chỉ từ 8 đến 12 tuổi.
Những đứa trẻ này chia sẻ với cô rằng chúng bắt đầu bị ám ảnh về việc tăng cân vì không thể duy trì các hoạt động thể chất thường ngày. Một cậu bé đã cố giảm cân bằng cách chạy nhiều vòng trong tầng hầm hàng giờ mỗi ngày. Nhưng cậu bé đã sụt cân nghiêm trọng đến mức phải nhập viện.
Một vài đứa trẻ khác cho biết chúng đang dần hạn chế chế độ ăn uống của mình: "Không còn đường, sau đó không còn chất béo, và cuối cùng không còn bất cứ thứ gì nữa", cô nói.
Thậm chí, các em còn cố gắng giữ những áp lực về tinh thần cho riêng mình vì không muốn gia tăng gánh nặng cho người lớn, những người đã mất đi người thân hoặc thất nghiệp vì COVID-19.
"Chúng cố gắng trở thành những đứa trẻ bị lãng quên để không gây thêm phiền phức cho cha mẹ chúng," cô Stordeur nói.
Trẻ em chơi trong hành lang tại khoa nhi của bệnh viện Robert Debre ở Paris, Pháp. Ảnh AP
Tiến sĩ David Greenhorn cho biết khoa cấp cứu Bệnh viện Hoàng gia Bradford, miền bắc nước Anh, nơi ông làm việc, từng điều trị cho 1 hoặc 2 trường hợp trẻ em gặp các vấn đề khẩn cấp về sức khỏe tâm thần mỗi tuần, bao gồm cả tự tử. Hiện tại, số lượng bệnh nhân đã tăng lên, trung bình gần một hoặc hai ca mỗi ngày, đôi khi liên quan đến trẻ em dưới 8 tuổi.
"Đây là một dịch bệnh toàn cầu nhưng chúng ta đã không nhận ra nó," ông Greenhorn nói. "Trong cuộc đời của một đứa trẻ 8 tuổi, 1 năm là một khoảng thời gian thực sự rất dài. Chúng không thể tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm COVID-19".
Maelle Allanore, một nhà trị liệu tâm lý nắm tay một cậu bé đi dạo trong khoa nhi của bệnh viện Robert Debre ở Paris, Pháp. Ảnh AP
Khoa tâm thần bệnh viện Robert Debré thường tiếp nhận khoảng 20 trường hợp tự tử mỗi tháng liên quan đến trẻ em từ 15 tuổi trở xuống. Ông Delorme nói con số này không chỉ tăng gấp đôi kể từ tháng 9, mà một số trẻ em dường như ngày càng quyết tâm kết liễu cuộc đời mình hơn.
"Chúng tôi vô cùng hoảng sợ trước sự khao khát được chết của những đứa trẻ mới có 12 hoặc 13 tuổi. Đôi khi có những đứa trẻ 9 tuổi đã muốn kết liễu cuộc đời mình. Đó không đơn giản là một hành động khiêu khích hay do một vụ tống tiền. Đó là mong muốn thực sự để kết thúc cuộc sống của chúng. Mức độ áp lực ở trẻ em thực sự rất lớn. Cuộc khủng hoảng đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, từ những đứa trẻ 2 tuổi đến cả những người già 99 tuổi", ông nói.
Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến cận thị học đường gia tăng nhanh chóng? Cận thị là một loại tật khúc xạ hay gặp nhất ở lứa tuổi học đường với tên gọi cận thị học đường. Hiện nay, xu hướng cận thị học đường ngày càng gia tăng, vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này? Trẻ em khi bị cận thị sẽ gặp trở ngại trong việc nhìn xa, vì vậy trẻ...