Giải mã ngôi nhà bí ẩn tự bốc cháy ở Phú Thọ
Theo các chuyên gia, rất có thể dưới ngôi nhà tự bốc cháy ở Phú Thọ chứa một nguồn khí phốt pho lớn, gây nên hiện tượng cháy dai dẳng.
Trong những ngày nắng nóng cao điểm, một hộ gia đình ở Tam Nông, Phú Thọ liên tục gặp tình trạng xuất hiện hàng chục đám cháy ở trong nhà. Theo các chuyên gia, rất có thể phía dưới lòng đất ở khu vực này chứa một nguồn khí phốt pho lớn, gây nên hiện tượng cháy dai dẳng.
Bốc cháy vì nắng nóng
Hiện tượng đang bỗng nhiên phát hiện ra đám cháy dù không có nguyên nhân gì về tác động của con người hay chập điện vừa mới xảy ra tại gia đình ông Nguyễn Hồng Hường và bà Bùi Thị Đoán tại xóm Tân Hưng, Thượng Nông, Tam Nông, Phú Thọ. Ngôi nhà tự bốc cháy ở Phú Thọ nằm trên một đồi cao giữa làng. Vào đợt nắng nóng vừa qua, gia đình ông liên tiếp gặp tình trạng tự nhiên bốc cháy. Lúc 11h30 ngày 23/6/2015, trời nắng nóng khoảng 36 độ C, ông Hường thấy có đám lửa cháy quần áo bảo hộ lao động ở khu chuồng trại chăn nuôi, gia đình kêu cứu thì dân làng chạy đến dập tắt đám cháy. Trong ngày hôm đó, liên tiếp xảy ra 6 điểm cháy nữa từ 12h45 – 13h30 trong đó có 1 điểm cháy ở đống rơm.
Đến ngày 24/6, tủ quần áo trong nhà ông Hường bỗng dưng bốc cháy, ngày 25/6 cũng có một đám lửa bốc lên nghi ngút. Kể từ ngày 23/6 đến nay đã xảy ra khoảng 40 điểm cháy trong nhà, vụ cháy lớn nhất là đống rơm cao 4m bốc cháy, may mắn không có thiệt hại về người. Hiện gia đình đã phải sơ tán một chỗ khác, chuẩn bị nhiều thùng nước để dập lửa bất cứ lúc nào.
TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết, đây là một hiện tượng lạ, cần phải có nghiên cứu cụ thể thì mới có thể kết luận được, cũng không loại trừ tình huống có ai đó bày trò nghịch ngợm. Còn nếu loại trừ chắc chắn nguyên nhân đó thì phải xem xét trước đây có gặp tình trạng này không. Trong tự nhiên, chất phốt pho trắng khi gặp ánh sáng sẽ chuyển sang màu vàng, có thể tự cháy ở nhiệt độ khoảng 34 độ C. Nhiều khả năng hiện tượng bốc cháy khi trời nắng nóng có “thủ phạm” là chất phốt pho trắng này. Chất này vào ban đêm nó có thể phát quang, ngửi có mùi hôi như tỏi, hít nhiều sẽ gây ngộ độc.
Xem nền nhà có đá phốt phát không
Cũng theo TS Trần Tân Văn, phốt pho tự cháy trong khoảng nhiệt độ cao nên những đám cháy chỉ xuất hiện khi trời nắng nóng là hợp lý. Để làm rõ nguyên nhân thì phải tìm hiểu xem dưới nền đất của khu nhà có chứa phốt pho, đá phốt phát hoặc fluor – apatit) không. Vì trong những điều kiện nhất định, nền móng đó có thể sinh ra axit photphoric và khí phốt pho. Nhờ axit đó mà khí phốt pho cũng có thể được tích lại ở thể rắn dạng sáp và có thể tự cháy. Để có kết luận chính xác thì phải khảo sát tận nơi, vì các nguyên nhân khác cũng có thể xảy ra.
TS Vũ Văn Bằng, Công ty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường tia đất bảo vệ sức khoẻ cho biết, qua mô tả thì những đám cháy nhỏ, cục bộ này nhiều khả năng xuất phát từ một luồng khí bị tích tụ bên dưới lòng đất, gặp thời tiết nắng nóng, đất nứt ra khiến luồng khí này bốc hơi và bốc cháy. Các vết nứt ở mặt đất chính là đường dẫn khí. Cần phải tìm hiểu xem dưới lòng đất ở khu vực này có các túi khí bị tích tụ lâu năm hay không. Trường hợp nếu khoan, đào gặp phải các túi khí này thì sẽ bốc cháy rất rộng chứ không phải là những đám cháy nhỏ lốm đốm kia.
Video đang HOT
Theo TS Vũ Văn Bằng, khi đã xác định được đúng nguyên nhân thì việc xử lý không có gì là quá khó. Chỉ cần đào một cái hố rộng, hút khí tập trung vào một điểm, tạo đường cho loại khí này thoát lên trên là hiện tượng cháy sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, phải có những đo đạc chính xác mới khẳng định được túi khí đó nằm ở vị trí nào, thoát lên trên để bốc cháy bằng đường nào.
TS Vũ Văn Bằng sẵn sàng hợp tác đo đạc, đưa ra giải pháp giúp người dân khắc phục được tình trạng này. Chi tiết liên hệ đến TS Vũ Văn Bằng, Công ty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường tia đất bảo vệ sức khoẻ, 111A1 tập thể Viễn thông, khu dân cư 37 đường Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
Theo Kiến Thức
Giải mã kho xe tăng hạng nặng Anh trong CTTG 2
Cũng như Mỹ, xe tăng hạng nặng Anh không quá nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó bị lu mờ hoàn toàn trước KV-1 Liên Xô hay Tiger Đức.
Cũng như Mỹ, xe tăng hạng nặng Anh không quá nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó bị lu mờ hoàn toàn trước KV-1 Liên Xô hay Tiger Đức.
Dòng xe tăng hạng nặng Anh nổi danh nhất và thậm chí là đại diện cho cả phe đồng minh là Churchill được Công ty Harland & Wolff Heavy Industries và Vauxhall Motors thiết kế, sản xuất chủ yếu bởi Vauxhall Motors trong giai đoạn từ 1941-1945 với số lượng 7.368 chiếc.
Thời kỳ đầu CTTG 2, những chiếc Churchill của Anh chủ yếu tung hoành trên chiến trường Bắc Phi cho tới khi quân đồng minh bắt đầu cuộc đổ bộ Normandy thì Churchill mới hoạt động mạnh mẽ hơn tại châu Âu. Nó từng được sử dụng một thời gian trong Chiến tranh Triều Tiên.
Xe tăng hạng nặng Churchill được đánh giá là có bộ giáp rất dày, các tấm giáp xuất hiện toàn thân thậm chí là che luôn cả phần bánh xích. Đây được xem là một trong những cỗ tăng nặng nhất của phe đồng minh tham chiến trong CTTG 2. Trong ảnh là phiên bản Churchill I trang bị tháp pháo 40mm với 150 viên đạn cùng khẩu pháo 76mm gắn cố định trên thân. Khoảng 303 chiếc được chế tạo và sử dụng suốt cuộc chiến.
Xe tăng hạng nặng Churchill có trọng lượng chiến đấu hơn 38 tấn, dài 7,44m, rộng 3,25m, kíp lái 5 người. Thân xe được bọc giáp dày từ 16-152mm tùy biến thể, trang bị động cơ 350 mã lực nên tốc độ chỉ đạt khoảng 24km/h. Nhìn chung, Churchill xoay trở kém, tốc độ chậm chạp như hầu hết dòng tăng hạng nặng thời kỳ này. Ảnh: Biến thể Churchill Mk III trang bị khẩu pháo 57mm với 84 viên đạn, loại bỏ khẩu pháo trên thân so với đời I. 675 chiếc được chế tạo sử dụng trong cuộc chiến.
Biến thể Churchill Mk VI trang bị pháo tiêu chuẩn 75mm Mk V cho khả năng công phá mạnh hơn, thiết kế lại tháp pháo. 200 chiếc được sản xuất.
Biến thể Churchill MkVIII được trang bị khẩu pháo cực mạnh 95mm, không rõ số lượng sản xuất.
Trên cơ sở thành công của tăng Churchill, người Anh còn phát triển thêm nhiều biến thể khác hoặc loại tăng mới. Điển hình là tăng hạng nặng Black Prince (A43) được thiết kế năm 1943, nhưng chỉ có 6 chiếc ra đời trong năm 1945.
Black Prince có trọng lượng lên tới 50 tấn, dài 8,81m, rộng 3,44m, cao 2,7m, kíp lái 5 người. Tăng được bọc giáp dày tới 152mm ở vị trị xung yếu nhất, trang bị khẩu pháo 76,2mm QF 17 có khả năng xuyên giáp dày 130mm cách 500m, 119mm cách 1.000m bằng đạn APCBC. Nếu dùng đạn APDS thì sức xuyên tăng lên 204mm ở cách 500m cho phép nó công phá được cả tăng hạng nặng Tiger II của Đức.
Cuối năm 1942, hãng English Electric đã nỗ lực phát triển mẫu tăng hạng nặng Excelsior (A33) trên cơ sở tăng hạng trung Cromwell. Nó nặng khoảng 40 tấn, dài 6,9m, kíp lái 5 người, bọc giáp dày từ 20-114mm, trang bị pháo chính 75mm với 64 viên đạn. Tuy nhiên, sau cùng thì dự án đã bị hủy bỏ.
Cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2, dù cục diện chiến trường đã ngã ngũ nhưng các nhà sản xuất Anh vẫn nỗ lực phát triển mẫu tăng hạng nặng mới nhằm đối phó với Liên Xô. Dẫu vậy, dự án xe tăng hạng nặng FV214 Conqueror mãi tới đầu những năm 1950 mới được hoàn thành. Khoảng 185 chiếc được sản xuất bởi nhà máy ROF, triển khai chủ yếu tại Tây Đức giai đoạn 1955-1966.
Xe tăng hạng nặng Conqueror được thiết kế nhằm đối phó với mẫu tăng IS-3 của Liên Xô. Vài trò chính của nó là cung cấp hỏa lực chống tăng tầm xa cho xe tăng hạng trung Centurion. Nó nặng tới 64 tấn, dài 12m, rộng 3,99m, cao 3,18m, kíp lái 4 người.
Tăng hạng nặng Conqueror trang bị pháo rãnh xoắn 120mm cùng bộ giáp dày 180-250mm tùy phiên bản. Với động cơ 810 mã lực, nó có thể di chuyển với tốc độ khá 35km/h.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Giải mã đợt nóng kinh hoàng đang thiêu đốt Ấn Độ Ấn Độ vẫn thường hứng chịu nắng nóng, nhưng nóng đến mức giết chết hàng nghìn người như trong 10 ngày qua thì quá bất thường. Hình ảnh người dân Ấn Độ gồng mình chống chọi với cái nóng 50 độ C Tại các bang phía đông nam là Andhra Pradesh va Telengana, nhiệt độ có lúc lên tới 50 đô C. Nhiều...