Giải mã hiểu lầm “học Quản trị Kinh doanh dễ thất nghiệp”
Trong bối cảnh nền kinh tế với công nghiệp 4.0, ngành Quản trị Kinh doanh (QTKD) càng có sức hút hơn bao giờ hết.
Đặc biệt là khi ngày càng nhiều người trẻ khao khát tinh thần khởi nghiệp đã tự sáng lập và điều hành các công ty. Liệu những định kiến về học QTKD sau này khó xin việc có còn đúng trong thời đại hiện nay?
Quản trị Kinh doanh – ngành học thiết yếu đồng hành cùng phát triển kinh tế
QTKD bao gồm toàn bộ các hành vi quản trị quá trình kinh doanh nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp. Không chỉ gắn liền với những hoạt động kinh doanh như quảng bá thương hiệu, truyền thông marketing… mà QTKD còn bao gồm cả những hoạt động “thầm lặng” như tổ chức nhân sự, logistics, nghiên cứu thị trường, quản lý sản xuất… Hầu hết các dự án kinh doanh đều diễn ra những hoạt động này, vì thế nên cơ hội nghề nghiệp đối với cử nhân ngành QTKD là khá đa dạng và rộng mở.
Quản trị kinh doanh luôn là nhóm ngành chưa bao giờ hạ nhiệt trong mỗi mùa tuyển sinh đại học
Nền kinh tế càng phát triển đã thúc đẩy QTKD trở thành một trong những ngành học dẫn đầu về nhu cầu nhân lực, có mức thu nhập cao. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM, đến năm 2025, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 21.600 nhân lực trong ngành này. Số liệu trên đã nói lên cơ hội việc làm rộng mở của ngành QTKD trong tương lai, đồng thời lý giải phần nào nguyên nhân khiến ngành học này luôn dẫn đầu xu hướng lựa chọn của các bạn học sinh.
Gen Z thế hệ nổi trội với nhiều tố chất để thành công trong Quản trị Kinh doanh
Được sinh ra trong môi trường với sự bùng nổ của Internet và có nhiều điều kiện để phát triển, Gen Z chính là một trong những thế hệ phù hợp với ngành QTKD. Với tính cách độc lập, suy nghĩ cởi mở và tự tin vào quan điểm cá nhân, thế hệ Z tự do thể hiện “cái tôi” sáng tạo để khẳng định bản thân. Chỉ khi tự tin với quyết định của chính mình thì con người mới có thể đưa ra những quyết định lớn cho đội nhóm, tổ chức và doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp thế hệ Z thành công trong ngành QTKD.
Video đang HOT
Gen Z – thế hệ mang nhiều tố chất nổi trội đã phá tan định kiến học Quản trị Kinh doanh dễ thất nghiệp
Sinh ra trong thời đại mạng xã hội và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ, không ngạc nhiên khi thế hệ Z. Mạng xã hội giờ đây không đơn thuần là phương tiện thiết yếu để Gen Z kết nối với bạn bè, gia đình và cập nhật những gì đang xảy ra xung quanh, mà còn trở thành là nơi để các bạn trẻ tạo ra xu hướng cho cộng đồng. Bên cạnh đó Gen Z cũng được tạo điều kiện trải nghiệm sớm qua các lớp học kỹ năng,… giúp các bạn nhanh chóng bắt kịp xu hướng thời đại. Điều này rất có lợi khi theo đuổi ngành QTKD và đặc biệt muốn khởi nghiệp sau này. Với những lợi thế trên, Gen Z chắc chắn sẽ là thế hệ tạo nên những thành tựu đáng nể trong QTKD cũng như nền kinh tế hiện đại.
Chọn môi trường đại học nào để thành công với ngành Quản trị Kinh doanh?
Định hướng và lựa chọn nghề nghiệp tương lai đóng vai trò quan trọng để gặt hái thành công. Tuy nhiên, với bất cứ ngành nghề khác không chỉ riêng QTKD, việc chọn đúng chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Thí sinh cần cân nhắc lựa chọn một môi trường đào tạo năng động, gắn đào tạo với thực tiễn cũng như đòi hỏi của thị trường lao động. Chọn đúng môi trường học tập tốt sẽ là bước đệm vững chắc để bạn tiến xa và thành công trong công việc sau này. Hãy tìm một môi trường mà bạn được thực hành liên tục trong những năm học còn ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời, cam kết về tỷ lệ sinh viên có việc làm được xem là một đòi hỏi quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của các trường.
Sinh viên Trường Đại học CMC sẽ được trải nghiệm trực tiếp môi trường làm việc thực tiễn ngay từ năm thứ 2 tại Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Với tinh thần giáo dục khai phóng, chú trọng trải nghiệm thực tiễn cùng phương pháp giảng dạy tiên tiến, Trường Đại học CMC chính là địa chỉ đào tạo uy tín cho ngành học này. Thông qua chương trình “Nhà cộng sự tương lai TOP500″, sinh viên sẽ được trải nghiệm trực tiếp môi trường làm việc thực tiễn ngay từ năm thứ 2 tại Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Bên cạnh đó, sinh viên Trường Đại học CMC còn được trang bị khả năng ngoại ngữ tốt, giúp tiếp cận nhanh các kiến thức thế giới và mở ra cơ hội việc làm tại môi trường quốc tế. Đặc biệt, ngôi trường này còn mang đến cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các công ty thành viên của Tập đoàn CMC như: CMC Telecom, CMC Global, CMC TS, mà còn rộng mở cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp đối tác liên kết toàn cầu của CMC như Microsoft, Samsung SDS… Nếu bạn là Gen Z và đam mê với QTKD thì Trường Đại học CMC là một trong những lựa chọn đáng cân nhắc để theo đuổi ngành học đầy thử thách và không kém phần thú vị này!
Những hiểu lầm "trời ơi đất hỡi" về các ngành học: Học IT auto biết sửa máy tính, dân Quản trị kinh doanh sau làm Giám đốc!
Những hiểu lầm không đáng có về ngành học này khiến các bạn sinh viên đang theo học chỉ biết lắc đầu cười trừ.
Mùa tuyển sinh Đại học đang rộn ràng hơn bao giờ hết. Thời điểm này, các bạn đang tìm hiểu xem chuyên ngành nào sẽ phù hợp với mình, tính toán xem con đường nào là ngắn nhất dẫn tới một công việc ổn định, song sâu bên trong lại mong muốn có những cánh cửa rộng mở hơn với niềm đam mê của bản thân.
Và bạn biết đó, khi càng hiểu sâu về chuyên ngành đấy sẽ được nghe nhiều hơn về một số định kiến đặt ra mà mọi người hay trêu đùa như:
- Học Marketing ra trường chỉ có đi bán hàng
- Học Nông lâm là để "đi cày ruộng" hay "trồng cây hái quả"
- Học IT thì tự động biết sửa máy tính...
Những suy nghĩ trên nghe có vẻ buồn cười và vô lý nhưng thực sự đó là suy nghĩ trong đầu của rất nhiều người, thậm chí, chuyện hiểu nhầm nghiêm trọng đến nỗi nhiều cụm từ chỉ cần nhắc đến là người ta nghĩ ngay đến ngành nghề đó.
Ngưng ngay suy nghĩ học IT ra auto đều phải biết sửa hết tất cả mọi món đồ trên đời này liên quan đến công nghệ đi mọi người ơi! Bởi IT (Information Technology) ở đây là Công Nghệ Thông Tin, đó là một ngành nghề bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như Developer, IT HelpDesk,...
"Mình học Ngôn ngữ Anh đi đâu với bạn bè cũng được xem là một chiếc Google dịch thứ thiệt vì mọi người đều tưởng mình biết tường tận và nói tiếng Anh như gió" - một sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh chia sẻ.
"Học Luật làm cho người ta khô khan, cứng nhắc, học Luật chắc giỏi cãi lắm" - Đây đều là những lầm tưởng "kinh điển" nhất mà số đông vẫn thường nghĩ đến khi đề cập tới chuyện học Luật
Cụm từ "Quản trị" khiến mọi người lầm tưởng về một vị trí cao cấp hay giám đốc. Tuy nhiên sự thật thì không phải vậy, vì chẳng có doanh nghiệp nào tuyển một sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm vào vị trí quản lý cả đâu quý dị ơi
Với bối cảnh xã hội hiện nay, việc làm trái nghề là chuyện hết sức bình thường. Một người học Sư phạm hoàn toàn có thể trở thành một CEO công ty tài chính nhé!
Điểm chuẩn đầu vào chuyên ngành Marketing cũng 24, 25 điểm mà chỉ biết đi bán hàng thì cũng có hơi sai sai phải không nào?
Dẫu biết là sinh viên Nông nghiệp sẽ phải nghiên cứu về lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp, nhưng có phải cứ học Nông nghiệp là auto đi cày ruộng đâu...
Nếu bạn vẫn lo lắng định kiến của mọi người về những điều này thì hãy nhớ rằng lựa chọn chuyên ngành đại học chỉ là bước đầu trong việc định hướng công việc, tương lai của bạn. Đây cũng có thể coi là một cơ hội để bạn tranh thủ "kiểm tra" lại xem mình có thật sự hứng thú, say mê với ngành hay không. Nếu chưa yêu thích ngành học đến vậy, bạn sẽ sớm nhận ra ngay sau một vài cuộc trò chuyện đầu tiên.
Điều quan trọng nhất là bạn có sự đầu tư công sức và nhiệt huyết vào chuyên môn mà mình có hứng thú và cố gắng phát triển đa dạng các kĩ năng, chẳng còn gì có thể làm khó bạn!
Tuyển sinh Đại học Thái Nguyên: Vì sao ngành ngoại ngữ 'lên ngôi'? Học ngoại ngữ hay chương trình giảng dạy bằng ngoại ngữ tại các trường đại học đang được nhiều thí sinh lựa chọn đăng ký trong mùa tuyển sinh năm 2022. Mặt khác, đào tạo nghề nghiệp đa dạng tại các trường thuộc Đại học Thái Nguyên bằng tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác cũng là xu hướng được các doanh...