Tỷ lệ chọi vào lớp tiếng Pháp trường chuyên Ngoại ngữ lên tới 1/15
Mùa tuyển sinh năm nay, tỷ lệ chọi vào lớp 10 của Trường Trung học phổ thông chuyên Ngoại ngữ cao nhất là 1/15 đối với lớp chuyên tiếng Pháp.
Trường trung học phổ thông chuyên Ngoại ngữ (Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận được tổng 3.973 hồ sơ, cao hơn năm ngoái 500. Trong đó lớp tiếng Anh có 2.012 thí sinh đăng ký. Dù vậy, với chỉ tiêu 315, tỷ lệ chọi của lớp chuyên này là 1/6,4 – thấp nhất trong các lớp tuyển sinh.
Trong khi đó, tỷ lệ chọi của lớp tiếng Pháp lên tới 1/15, có 379 hồ sơ nhưng chỉ tuyển 25 học sinh.
Tiếng Hàn và tiếng Trung cũng là hai lớp có tỷ lệ chọi trên 10, các lớp tiếng Đức, Nhật, Nga dao động 9,8-7,8.
Tỷ lệ chọi vào lớp 10 của Trường Trung học phổ thông chuyên Ngoại ngữ cao nhất là 1/15. (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Năm ngoái, mức cạnh tranh vào Trường trung học phổ thông chuyên Ngoại ngữ thấp hơn, dao động 1/8,2-1/13,9, trong đó lớp chuyên tiếng Nga cao nhất.
Năm nay, trường Chuyên Ngoại ngữ tuyển 500 học sinh tại bảy lớp, trong đó chỉ tiêu dành cho hệ chuyên có học bổng là 36, hệ chuyên là 344 và hệ không chuyên 120. Tiếng Anh là lớp duy nhất tuyển sinh hệ không chuyên, cũng là lớp có tổng chỉ tiêu cao nhất – 315.
Tiếng Nga tuyển ít nhất, chỉ 15 học sinh, Tiếng Pháp và tiếng Hàn cùng có chỉ tiêu 25, các lớp còn lại chỉ tiêu là 40.
Video đang HOT
Nhà trường tuyển sinh theo hình thức thi tuyển, diễn ra vào ngày 4/6. Thí sinh phải làm ba bài thi đánh giá năng lực các môn Ngoại ngữ, Toán và Khoa học tự nhiên, Văn và Khoa học xã hội. Cấu trúc các bài không thay đổi so với năm ngoái.
Ở bài thi đánh giá năng lực Ngoại ngữ, thí sinh làm trong 90 phút với 60 câu hỏi trắc nghiệm và một câu tự luận. Các em có thể chọn thi môn Tiếng Anh để xét tuyển vào tất cả khối chuyên và hệ không chuyên hoặc chọn thi môn Tiếng Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn Quốc vào các khối chuyên tương ứng. Bài thi môn này sẽ được nhân hệ số 2.
Với hai bài còn lại, thí sinh làm mỗi bài trong 55 phút, tính hệ số 1. Bài Toán và Khoa học tự nhiên gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm, trong khi Văn và Khoa học xã hội sẽ có 20 câu trắc nghiệm và hai câu tự luận.
Không vì đầu tư trường chuyên mà lơ là giáo dục phổ thông
Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo lưu ý, đầu tư cho trường chuyên là cần thiết nhưng không vì thế mà lơ là giáo dục phổ thông.
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án Phát triển hệ thống trường Trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020 dù nêu bật những điểm mạnh của hệ thống trường chuyên hiện nay song lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không phủ nhận những hạn chế của hệ thống này.
Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo lưu ý, đầu tư cho trường chuyên là cần thiết nhưng không vì thế mà lơ là giáo dục phổ thông.
Theo đó, tỷ lệ trường chuyên chưa đạt chuẩn quốc gia vẫn còn khá cao. Các thiết bị dạy học hiện đại chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả nhất.
Trình độ về ngoại ngữ của giáo viên chuyên và cán bộ quản lý chưa thể đáp ứng và theo kịp với tốc độ hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ.
Việc xây dựng Kế hoạch giáo dục của nhà trường ở một số nơi vẫn đang coi nặng việc tổ chức bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi;
Trường chuyên cũng chưa tăng cường nhiều cho học sinh thêm các kỹ năng thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học và các kỹ năng mềm khác.
Các chương trình tiên tiến của nước ngoài để đưa vào nhà trường tham khảo còn khiêm tốn;
Việc tổ chức dạy học thí điểm các môn khoa học bằng tiếng Anh còn hạn chế. Ngoài ra, quá trình liên thông giữa trường chuyên và đại học chưa sâu rộng.
Việc hợp tác giữa các trường chuyên với các cơ sở giáo dục ở nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều hoạt động hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài còn chưa có tính chủ động cao.
Trước thực tế nêu trên Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn yêu cầu cần phát triển trường chuyên không chạy theo thành tích. Và câu chuyện học thật, thi thật, nhân tài thật - triển khai đầu tiên phải là ở các trường trung học phổ thông chuyên.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, cần tránh quan điểm coi trường chuyên là để có học sinh giỏi, có các giải thưởng, các huân huy chương... mà cần có quan điểm đúng về phương diện đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và lấy đó làm trọng tâm trong phát triển.
Với quan điểm đào tạo phát triển toàn diện, Bộ trưởng cho rằng, đào tạo chuyên dẫu đặc biệt nhưng vẫn là đào tạo phổ thông, vẫn lấy nền tảng nhân cách, cảm xúc, thẩm mỹ, lấy phát triển con người làm đầu.
"Đào tạo chuyên cần theo hướng toàn diện, không thiên lệch, đào tạo không phải vì tấm huy chương, mà trước hết vì chính con người họ, đó cũng là nền tảng để có nhân lực chất lượng cao", người đứng đầu ngành Giáo dục yêu cầu.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay một số phụ huynh chưa có cái nhìn thấu đáo về trường chuyên, còn chạy theo trường chuyên vì mong muốn của bản thân, dẫn tới học sinh có lựa chọn không phù hợp, học sinh khổ sở vì ngồi nhầm trường.
Về việc các địa phương đầu tư lớn cho hệ thống trường chuyên, Bộ trưởng lưu ý, đầu tư cho trường chuyên nhưng không vì thế mà lơ là giáo dục phổ thông và chính sách bình đẳng trong giáo dục.
"Không nên quá đầu tư cho hệ thống trường chuyên mà quên hệ thống trường khác dẫn tới sự chênh lệch", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu.
Tư lệnh ngành Giáo dục cũng cho rằng, cần tính đến hệ thống tiêu chuẩn cơ sở vật chất riêng cho trường chuyên để mỗi trường có thể khác nhau, trong đó có thể xem xét có hệ thống chuẩn đa dạng, tôn trọng sự khác biệt trên một nền chung.
Để phát triển hệ thống trường chuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục xây dựng và trình Đề án "Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2022-2032".
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương lồng ghép thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển hệ thống trường chuyên nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển kinh tế, xã hội của Bộ, ngành, địa phương hằng năm và trong từng giai đoạn.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án mới, xây dựng các nội dung Đề án mới thành chương trình, kế hoạch thực hiện chi tiết để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục, cơ chế;
Huy động, bố trí nguồn vốn trong kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện Đề án; phân bổ, hướng dẫn, kiểm tra việc chi kinh phí thực hiện Đề án theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện việc ban hành các chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên trường trung học phổ thông.
Một trường ở Việt Nam có cơ ngơi 600 tỷ, "chơi lớn" cấp 1 tỷ đồng mua nhà mời Giáo sư - Tiến sĩ về dạy, không gian không khác gì châu Âu! Được đầu tư 600 tỷ và xây dựng trên khuôn viên 3,9 ha, đây nhất định là trường học có không gian đẹp nhất ở Việt Nam. Nhiều năm trở lại đây, hệ thống giáo dục tại Bắc Ninh luôn được công nhận là điểm sáng toàn quốc với rất nhiều cái nhất. Bắc Ninh từng là tỉnh đầu tiên của cả nước...