‘Giải mã’ các phương pháp trị sỏi thận
Sỏi thận, sỏi tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị có khả năng hết sỏi cao, hạn chế tái phát. Việc quyết định lựa chọn sẽ dựa vào các tiêu chí: vị trí sỏi, kích thước, mật độ của sỏi, tình trạng của thận…
Bệnh sỏi thận là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như: uống ít nước, ăn uống nhiều canxi, rối loạn chuyển hóa, di truyền… Hơn 90% sỏi được cấu tạo bởi canxi hoặc magiê, phối hợp với oxalat, phosphat và urat.
Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân điều trị sỏi thận nhờ phải phẫu thuật đã giảm hẳn. Tỷ lệ mổ mở để lấy sỏi đã giảm xuống nhỏ hơn 10%. Các phương pháp điều trị nội khoa, phương pháp ngoại khoa kết hợp thuốc uống, bài thuốc y học cổ truyền, biện pháp ăn uống, luyện tập… mang lại hiệu quả điều trị khả quan.
Điều trị ngoại khoa
Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi
Các phương pháp tán sỏi hiện nay:
Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm.
Vị trí: Sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản.
Tán sỏi nội soi ngược dòng: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.
Tán sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4. Tán sỏi bằng laser đang được thực hiện ở những nước phát triển trên thế giới, tốt hơn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước nhỏ hơn 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polyp và sau đó tán sỏi.
Tán sỏi thận qua da: Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và hút các vụn sỏi ra ngoài. Chỉ định cho sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.
Các phương pháp phẫu thuật lấy sỏi:
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.
Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.
Phẫu thuật bằng robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí rất cao.
Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát, người bệnh cần phải kiểm soát được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức. Điều này thì các phương pháp: phẫu thuật, tán sỏi… chưa làm được. Vì vậy, việc kết hợp tán sỏi, phẫu thuật với dùng các thuốc điều trị sỏi giúp điều trị triệt để bệnh, sỏi không tái lại.
Điều trị nội khoa
Với những loại sỏi có kích thước chưa lớn hoặc chưa có biến chứng, bệnh nhân có thể tham khảo bác sĩ chuyên khoa về việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi.
Video đang HOT
Dùng thuốc Đông y như kim tiền thảo có thành phần soyasaponin I giúp ức chế và bào mòn sỏi, tăng bài tiết nước tiểu, giúp đẩy các cặn sỏi và sỏi nhỏ ra ngoài. Bên cạnh đó việc kết hợp uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng sẽ mang lại hiệu quả tốt cho tình trạng bệnh.
Khi dùng phương pháp này, bệnh nhân cần được tư vấn chuyên khoa và theo dõi bằng siêu âm thường xuyên, nếu sau 1-2 tháng thấy kích thước sỏi không giảm thì cần chuyển phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh.
Theo vietnamnet.vn
6 loại quả ngừa vô vàn bệnh chị em vẫn hay ăn mà không biết
Đây là 6 loại quả rất dễ kiếm chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày nhưng một số người lại không biết tác dụng của nó trong việc phòng và chữa bệnh hiệu quả thế nào
Ớt vàng
Ớt vàng, cùng với ớt màu cam, được thu hoạch tại thời điểm giữa của ớt chưa chín và ớt đã lớn - màu xanh là cây là "chưa chín" còn màu đỏ là "chín". Do đó ớt vàng ngọt hơn so với vị cay đắng của ớt xanh.
Ớt vàng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chúng cũng là một nguồn cung cấp vitamin A, C, B6, E và K1, kali và axit folate. Ngoài ra, ớt vàng chứa các chất chống oxy hóa có lợi, bao gồm capsanthin, violaxanthin, quercetin và luteolin.
Ớt vàng và sức khỏe của mắt
Lutein và zeaxanthin là các carotenoid được tìm thấy trong ớt chuông. Nghiên cứu của Canada cho thấy rằng những carotenoid này có thể giúp cải thiện đáng kể sức khỏe của mắt.
Thực tế, chúng được chứng minh có khả năng bảo vệ võng mạc của con người - bức tường bên trong nhạy cảm với ánh sáng của mắt, khỏi tổn thương oxy hóa.
Một số nghiên cứu kết luận rằng ăn ớt vàng thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Quả dứa
Ngoài việc là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C, mangan, đồng và folate, loại trái cây nhiệt đới này cũng chứa bromelain. Bromelian là một loại enzyme chống viêm và chống sưng mạnh.
Nó cũng có khả năng hấp thụ cao trong cơ thể và không mất khả năng phân hủy protein. Thực tế, cơ thể cũng có thể hấp thụ một lượng lớn bromelain mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Dứa với bệnh đau khớp và chấn thương sau phẫu thuật
Một trong nhiều lợi ích của bromelain bao gồm giảm đau khớp, thường liên quan đến viêm xương khớp.
Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biotechnology Research International phát hiện rằng bromelain trong dứa có thể là một phương pháp điều trị thay thế lý tưởng cho NSAID (thuốc chống viêm không steroid). NSAID thường được sử dụng để điều trị đau khớp, trong số nhiều bệnh khác. Nhưng chúng cũng có thể để lại các tác dụng phụ.
Bromelain có nhiều lợi ích điều trị và được cho là có hiệu quả trong điều trị đau thắt ngực, viêm phế quản, viêm xoang, máu đông và các vết thương. Nghiên cứu cho thấy bromelain cũng có hiệu quả trong việc giảm đau sau phẫu thuật và sưng, thậm chí có thể giúp cải thiện hiệu lực của thuốc kháng sinh.
Quả khế
Khế vàng là một loại trái cây vị chua ngọt. Khế có thể cung cấp vitamin C, chất xơ, protein, vitamin B5, folate, đồng, kali và magie.
Các hợp chất trong khế vàng càng làm chúng đem lại nhiều lợi ích hơn. Quercetin, gallic axit và epicatechin là những hợp chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, cùng với các lợi ích sức khỏe khác.
Các hợp chất này đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa sự hình thành tế bào mỡ, giảm gan nhiễm mỡ và giảm cholesterol trong các nghiên cứu trên động vật.
Chanh
Quả chanh nhìn nhỏ bé nhưng những trái cây họ cam quýt vàng tươi này chứa đầy lợi ích dinh dưỡng. Những lợi ích của chanh bắt đầu với vitamin C. Vitamin C rất quan trọng cho chức năng miễn dịch và sức khoẻ da.
Chanh cũng là nguồn cung cấp kali và vitamin B6 tốt. Kali giúp giữ huyết áp ổn định và có ảnh hưởng tích cực đến sức khoẻ tim mạch. B6 thì giúp chuyển hoá thức ăn thành năng lượng.
Chanh cũng chứa các vitamin A và E, folate, niacin thiamin, riboflavin, axit pantothenic, đồng, canxi, magie, kali, kẽm, phốt pho, protein và flavonoid.
Chanh ngừa sỏi thận
Các chất flavonoid có trong chanh như vitamin C là chất chống oxy hoá, làm trung hoà stress oxy hoá - chất làm hỏng các tế bào cơ thể và góp phần gây ra các bệnh như ung thư.
Flavonoid trong chanh còn giúp ngăn ngừa táo bón, huyết áp cao, khó tiêu và thậm chí cả bệnh tiểu đường và nhiều vấn đề khác.
Chanh cũng rất có lợi cho sức khoẻ thận. Một nghiên cứu của Hiệp hội Tiết niệu Mỹ cho thấy nước chanh có thể loại bỏ sự xuất hiện của sỏi thận bằng cách ngăn chặn sự hình thành các tinh thể.
Cách dùng chanh hiệu quả
Có rất nhiều cách để thưởng thức chanh hàng ngày. Một trong những cách tốt nhất là uống nước chanh vào buổi sáng. Một quả chanh chỉ chứa 20 calo, nhưng bạn chỉ cần dùng một nửa quả chanh vào một cốc nước ấm là đủ. Bằng cách uống nước chanh vào buổi sáng, bạn sẽ thu được các lợi ích như:
- Tiêu hoá tốt hơn;
- Cải thiện sự trao đổi chất;
- Tăng chức năng gan;
- Bảo vệ chống bệnh gút;
- Phòng ngừa sỏi thận;
- Giảm cân.
Nho
Nho có chứa vitamin A, C, B6 và folate, cũng như nhiều chất chống oxy hoá. Đây là lí do loại quả này luôn thuộc top những loại trái cây tốt nhất cho sức khỏe. Nho có ít calo. Một chùm nho chứa khoảng 100 calo.
Lợi ích:
Chúng ngăn ngừa lão hóa, các vấn đề về thận, mệt mỏi, táo bón, hen suyễn, các vấn đề về mắt, bệnh tim, migrain, vv
Chúng có thể giúp cải thiện sự tiêu hóa.
Táo
Táo luôn nằm trong top 5 loại quả tốt nhất cho sức khỏe. Loại quả này có chứa B-vitamin bổ sung cho vitamin C, khoáng chất và chất chống oxy hoá. Luôn nhớ ăn cả vỏ táo của bạn vì nó chứa chất xơ có giá trị giúp tiêu hóa. Một quả táo vừa có chứa khoảng 70 calo.
Lợi ích:
Các chất chống oxy hoá trong táo có thể giúp :
Chống lại ung thư
Giảm cholesterol và xơ cứng động mạch
Để ngăn ngừa bệnh tim và đái tháo đường
Để hỗ trợ tiêu hóa
Theo www.phunutoday.vn
Cổ phương kỳ diệu: Cách làm giảm đau răng nhanh chóng, hiệu quả theo bí quyết Đông y xưa Không có ai trong đời là không bị đau răng, có người còn đau tái phát nhiều lần. Các danh y Trung Quốc giới thiệu bí quyết làm giảm đau răng đơn giản, hiệu quả, có lúc sẽ dùng đến. Đông y hướng dẫn cách giảm đau rằng nhờ bấm huyệt, xoa bóp Chúng ta đều biết rằng, Đông y có nhiều cách...