Giấc ngủ ngắn ngủi mỗi đêm của các tổng thống Mỹ
Donald Trump thuộc 1% dân số có giấc ngủ ngắn tự nhiên, nhóm người không bao giờ ngủ lịm hay thèm ngủ nướng vào sáng hôm sau.
Theo các chuyên gia, người trưởng thành cần ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Trump chỉ ngủ 4-5 tiếng mỗi đêm, thường xuyên làm việc đến 1h sáng, thức dậy lúc 5h sau đó đọc báo, xem tivi. Trump chia sẻ: “Khi còn làm doanh nhân, tôi cũng ngủ rất ít. Nhờ đó, tôi có thể hoàn thành nhiều việc hơn những người ngủ đủ giấc”.
Những người thuộc nhóm ngủ ngắn tự nhiên (short-sleeper) như Trump thường tỉnh giấc sớm, thông thường chỉ ngủ 4-5 tiếng mà vẫn tràn đầy năng lượng bắt đầu ngày mới. Đây là một dạng đột biến gene, được chuyên gia Ying-Hui Fu thuộc đại học California, Mỹ, nghiên cứu 20 năm trước.
Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Telegraph
Trong hai nhiệm kỳ tổng thống, Barack Obama có thói quen ngủ muộn. Sau khi dùng bữa tối cùng vợ và con gái, ông thường dành 4-5 tiếng ngồi một mình trong thư phòng đọc báo, cập nhật tin tức, trao đổi email. Sau đó, Obama ngủ từ 2h đến 7h sáng rồi dậy tập thể dục. Văn phòng của ông thường xuyên nhận email lúc 1h sáng. Các nhân viên Nhà Trắng cũng quen với việc nhận các cuộc gọi hội nghị lúc 11h đêm.
Cũng giống Trump và Obama, Bill Clinton ngủ 4-6 tiếng mỗi đêm. Ông thường thức khuya gọi điện cho nhân viên trao đổi công việc, đọc sách, báo chính trị. Ông tự nhận mình mắc chứng rối loạn giấc ngủ, là một trong những nguyên nhân khiến Clinton phải phẫu thuật tim khi 50 tuổi.
Tổng thống ngủ ít nhất phải nhắc đến Goerge H.W. Bush. Trong thời gian sống tại Nhà Trắng, Bush “cha” chỉ ngủ 2 tiếng mỗi đêm, từ 2h đến 4h sáng. Ông thường tận dụng buổi trưa để nghỉ ngơi. Nếu phải đi xa, ông sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ để tranh thủ chợp mắt trong lúc di chuyển.
Trong khi đó, con trai ông, cựu tổng thống Goerge W.Bush luôn ưu tiên giấc ngủ. Ông thường ngủ từ 9h tối để đảm bảo ngủ đủ 9 tiếng mỗi ngày. Nổi tiếng là một người có thói quen dậy sớm, ngày làm việc của Bush “con” bắt đầu từ 6h45.
Trong số các Tổng thống Mỹ, Calvin Coolidge là người dành nhiều thời gian cho giấc ngủ nhất. Ông ngủ 11 tiếng mỗi đêm, còn dành thêm 2-4 tiếng cho giấc ngủ buổi chiều. Coolidge mắc bệnh trầm cảm sau khi con trai mất khi mới 16 tuổi, nhưng ông giấu giếm và không điều trị bệnh. Bệnh trầm cảm phần nào ảnh hưởng đến thói quen ngủ của Calvin Coolidge, khiến ông có nhu cầu ngủ nhiều hơn người bình thường.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng nhìn chung những người thành đạt thường dành rất ít thời gian để ngủ.
Lê Hằng
Theo Sleep Advisor/VNE
Buổi tối cho con đi ngủ vào giờ này trẻ sẽ ngày càng thông minh
Giờ đi ngủ buổi tối có tác động rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ. Đa số cha mẹ đều biết điều này nhưng đi ngủ vào giờ nào là tốt nhất hẳn không phải ai cũng biết!
Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ, nhưng hiện nay nhiều cha mẹ có thói quen ngủ muộn, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ trong gia đình. Theo thời gian trẻ cũng sẽ hình thành thói quen ngủ muộn, nếu có tình trạng này cha mẹ nên chú ý.
Trẻ ngủ muộn vào buổi tối không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mà còn gây hại cho não, tim... Nhưng ngủ sớm là ngủ lúc mấy giờ sẽ tốt cho trẻ?
Vậy trẻ nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?
Các chuyên gia khuyên rằng trẻ nên ngủ vào lúc 9 giờ tối là tốt nhất. Tại sao lại vậy? Tất cả chúng ta đều biết rằng sự tăng trưởng của trẻ không thể tách rời khỏi sự bài tiết hormone tăng trưởng, hormone tăng trưởng bài tiết càng nhiều thì trẻ càng lớn nhanh. Hơn nữa hormone tăng trưởng được bài tiết nhiều hay ít ở mỗi thời điểm là khác nhau, hormone tăng trưởng được bài tiết dồi dào nhất là lúc trẻ ở trạng thái ngủ.
Ảnh minh họa
Thời gian bài tiết hormone tăng trưởng dồi dào nhất nằm ở 2 thời điểm, một là lúc 10 giờ tối, một là lúc 6 giờ sáng. Trong khoảng 2 thời điểm này, nếu trẻ được ngủ sâu giấc, thì sự phát triển của trẻ càng tốt, như vậy lúc 10 giờ tối trẻ đi ngủ có phải là tốt nhất? Thực thế không phải vậy, lúc 10 giờ trẻ nhất định đang ngủ ở trạng thái sâu, do đó trẻ phải đi ngủ từ lúc 9 giờ tối và chỉ ngủ lúc 9 giờ, giấc ngủ của trẻ mới có thể ngủ sâu vào lúc 10 giờ. Trẻ di ngủ vào thời gian này sẽ phát triển thể chất và thông minh hơn trẻ thường xuyên thức khuya.
Tác hại khi trẻ đi ngủ muộn?
Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ không thể tách rời khỏi giấc ngủ. Trẻ ngủ muộn vào ban đêm sẽ gây ra tình trạng thiếu ngủ. Ngày hôm sau, đến lớp học trẻ sẽ gặp tình trạng không tập trung và trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, vì thiếu ngủ, trẻ ngủ muộn rất dễ ngủ vào ban ngày, đi học thường ngủ gật, đại não vận động tương đối chậm, trí nhớ của trẻ sẽ bị suy giảm và ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ.
Trẻ ngủ muộn cũng rất dễ bị béo phì, vì trẻ ngủ muộn thường bị đói, theo thời gian phát triển thói quen ăn khuya. Ngủ muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến tim và các cơ quan trong cơ thể không được nghỉ ngơi vào ban đêm.
Làm thế nào để trẻ đi ngủ sớm?
1. Cha mẹ nên lấy mình làm gương và cùng con đi ngủ
Ảnh minh họa
Hầu hết trẻ đều học tập theo hành động của người lớn, nhiều cha mẹ yêu cầu trẻ đi ngủ sớm, trong khi bản thân người lớn vẫn chơi điện thoại hoặc xem ti vi, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, còn khiến trẻ đặt câu hỏi: "Tại sao cha mẹ còn đang chơi, con lại phải đi ngủ". Tốt hơn hết là người lớn tắt tất cả các thiết bị điện tử, kéo rèm cửa, tạo môi trường ngủ tốt cho trẻ. Tất nhiên, nếu cha mẹ vẫn còn công việc hoặc những thứ khác chưa hoàn thành, có thể tiếp tục làm việc sau khi trẻ ngủ.
2. Nghi thức trước khi đi ngủ
Cha mẹ nên thiết lập một nghi thức trước khi đi ngủ. Ví dụ trước khi ngủ, che mẹ đọc chuyện tranh cho trẻ nghe hoặc cùng trẻ đọc một câu chuyện cổ tích, điều này có thể tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái khi đi ngủ. Bất luận là trẻ bao nhiêu tuổi, khi trẻ nhìn thấy tình huống này, chúng hiểu rằng chúng cần phải đi ngủ. Tất nhiên, thói quen này càng phát triển sớm thì càng tốt, nếu thói quen tốt được nuôi dưỡng, trẻ đi vào giấc ngủ không khó.
3. Duy trì môi trường yên tĩnh
Ảnh minh họa
Môi trường để ngủ rất quan trọng, nếu đứa trẻ rất buồn ngủ, nhưng tác động môi trường xung quanh cũng khiến trẻ khó ngủ. Vì vậy trước khi cho trẻ ngủ, những thành viên khác trong gia đình phải tắt hết các thiết bị điện như ti vi, điện thoại, đền để tạo môi trường yên tĩnh, thoải mái cho trẻ ngủ.
Lưu ý chính: Nếu bạn muốn con bạn thông minh hơn người bình thường, thì phải chú ý đến giấc ngủ của trẻ, cố gắng cho trẻ đi ngủ vào lúc 9 giờ tối. Muốn vậy, trước tiên cha mẹ phải làm gương cho trẻ và cùng các thành viên khác trong gia đình thiết lập các quy tắc đi ngủ đúng giờ, chỉ có như vật trẻ mới cảm nhận được lợi ích, ngủ sớm không những có lợi cho trẻ, thực tế cũng có lợi cho sức khỏe của người trưởng thành.
Nguồn: Sohu
Theo Helino
Những kiểu ngủ sai cách khiến sức khỏe của bạn dần đi xuống, thậm chí còn có thể gây tử vong Sửa ngay những thói quen ngủ sau đây nếu không muốn sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là cái số 4. Các chuyên gia thường khuyến cáo rằng, dù bận rộn đến mấy thì chúng ta cũng nên dành thời gian ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Bởi điều này sẽ giúp cơ thể có...