Giấc mơ từ đỉnh núi
Càng trong vất vả, những cô cậu học trò vùng biên giới phía tây Quảng Trị lại càng khát khao được đến lớp. Nhiều bạn nhỏ đã nỗ lực vượt qua khó khăn trước mắt để tìm tương lai xán lạn hơn cho đời mình.
Nhà không có bàn học, Hồ Văn Tâm phải ngồi khom giữa chiếu để học bài – Ảnh: QUỐC NAM
Phương tiện duy nhất mà gia đình chị Nguyễn Thị Dương (trú khóm Xuân Phước, thị trấn Lao Bảo, huyện biên giới Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đang có là chiếc xe đạp cũ mèm được bà nội cho mấy năm trước. Trong ba người con của chị Dương thì Lê Thị Quỳnh Trang là chị cả và đi học xa nhất.
Không lựa chọn hay chờ đợi
Hai năm trước cha của Trang bị tai nạn, mất hoàn toàn khả năng lao động. Không nghề nghiệp, khi chồng nằm xuống, chị Dương đi phụ hồ kiếm tiền nuôi chồng con.
Nhà ở ngay sát sông Sê Pôn, bên kia sông là đất Lào, cuộc sống gia đình chị Dương những năm qua vô cùng chật vật. Thật ra nhà chị Dương vốn cũng có một chiếc xe máy cà tàng. Chiếc xe này là phương tiện để chồng chị đi phụ hồ khi chưa bị tai nạn. Nhưng khi chồng nằm xuống, chiếc xe cũng phải bán để có tiền mua thuốc thang chữa trị.
Mùa lũ giữa tháng 10 vừa qua ngôi nhà này bị nước sông Sê Pôn nhấn chìm tới nóc đến 5 lần. Khi nước lũ vừa rút, mấy mẹ con lại phải bắt đầu vòng quay mới. Cuộc sống hiện tại không cho gia đình được lựa chọn hay chờ đợi.
Chị Dương kể nhiều hôm trời mưa gió, công trình chị đang phụ hồ ở xã Tân Long cách đó gần chục cây số vẫn phải hoàn thiện nội thất nên chị vẫn làm. Chiếc xe đạp duy nhất trong nhà ưu tiên cho mẹ đi làm, Trang và hai em đi bộ đến trường.
Video đang HOT
“Dắt chiếc xe ra khỏi nhà rồi không dám nhìn lui. Tui ra khỏi cửa thì ba đứa con cũng lúi húi mặc áo mưa cuốc bộ đi học. Thương mà chỉ biết ứa nước mắt chớ không biết mần răng”, chị Dương nói.
Thầy Trần Ngọc Định, hiệu trưởng Trường THCS Lao Bảo nơi Trang đang học, cho biết dù khó khăn, Trang luôn nằm trong số ít đạt học sinh giỏi của lớp nhiều năm liên tiếp.
“Các giáo viên trong trường đều hiểu hoàn cảnh của Trang nên có chương trình hỗ trợ gì thầy cô cũng ưu tiên cho Trang. Đầu mỗi năm học các thầy cô góp quỹ hỗ trợ Trang áo quần, sách vở đến lớp”, thầy Định nói.
Vượt núi đến trường
Nhà Hồ Văn Tâm, học sinh lớp 4C Trường tiểu học xã Hướng Tân, ở tận bản Xa Re, cách trường gần 3km. Bốn năm qua, Tâm cuốc bộ ngày hai buổi đi học. Cô Lê Thị Ánh Tuyết, chủ nhiệm lớp 4C, kể đoạn đường Tâm đi đèo dốc, trơn trượt nhưng hiếm khi em vắng học.
Không nghề nghiệp, không ruộng vườn, mấy năm nay cha mẹ Tâm (người đồng bào Vân Kiều) đã gửi hai anh em Tâm cho ông bà nội đã ngoài 80 tuổi, để đi vào Đà Nẵng làm thuê. Tâm được ông bà dắt đến lớp mấy bữa đầu, rồi sau đó mỗi ngày Tâm tự đi cùng các bạn bốn lượt từ trường về nhà.
Quãng đường Tâm đi bộ đến lớp cả chục cây số. Nhà không có bàn học, Tâm ngồi khom người trên tấm chiếu trải giữa nhà để tập viết, tập tính. Tâm là người lo cơm nước cho cả nhà vì ông bà đã già yếu. Và Tâm là một trong số những học sinh học khá giỏi của lớp.
“Đến nhà Tâm thấy thương lắm. Hai ông bà đều già yếu, hai anh em học tiểu học đã mạnh mẽ tự lo cho gia đình. Nhưng thương nhất là những hôm trời mưa, đường lầy lội, lên tới lớp là hai ống quần của Tâm bết đầy bùn đất”, cô Lê Thị Ánh Tuyết nói.
Agribank trao 300 suất học bổng tại Quảng Trị
Sáng 19-12, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tỉnh đoàn Quảng Trị và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tiếp tục trao 300 suất học bổng “Gieo mầm tri thức” tại hai huyện Hướng Hóa và Vĩnh Linh (Quảng Trị).
Đây là hai địa bàn chịu ảnh hưởng nặng sau hai trận lũ lụt lớn liên tiếp vừa qua. Mỗi suất học bổng trị giá 2 triệu đồng (gồm xe đạp và áo ấm) thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận TP.HCM (Agribank Phú Nhuận) nhằm chia sẻ khó khăn, hỗ trợ kịp thời các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn khu vực này.
Trước đó, học bổng “Gieo mầm tri thức” đã trao cho 300 học sinh có hoàn cảnh khó khăn của 11 huyện, thị trấn, thành phố của tỉnh Kiên Giang với tổng kinh phí 600 triệu đồng.
Như vậy, năm 2020 Agribank thông qua Agribank Phú Nhuận trao 600 suất học bổng, tổng trị giá 1,2 tỉ đồng. Đây là năm thứ ba liên tiếp Agribank đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ trao tổng cộng 1.480 suất học bổng trị giá 2,96 tỉ đồng tại các tỉnh Tây Ninh, Đắk Nông, Vĩnh Long, Kiên Giang và Quảng Trị.
PHẠM KIM
Điểm tựa cho học sinh nghèo trên địa bàn biên giới
Cuộc sống của bà con các xã vùng biên giới còn nhiều khó khăn khiên môt sô HS trong độ tuổi đến trường co nguy cơ bỏ học.
Trước thực trạng này, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã triển khai chương trinh "Nâng bươc em tơi trương", nhận đỡ đầu HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp các em có điều kiện học tập và phát triển.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bến Đá trao học bổng "Nâng bước em tơi trường" năm học 2019-2020 cho HS nghèo trên địa bàn phường Thắng Nhì, TP. Vũng Tàu.
Gia đình em Huỳnh Thị Kim Anh (lớp 4A, Trường TH Long Sơn 1, xa Long Sơn, TP. Vung Tau) thuộc diện hộ nghèo, cha mẹ không có việc làm ổn định, thu nhập từ công việc làm thuê, làm mướn chỉ đủ trang trải sinh hoat. Vây nhưng Kim Anh vẫn luôn cố gắng vươn lên, học hành chăm chỉ và 3 năm liền đạt HS giỏi.
Huỳnh Thị Kim Anh la một trong 48 HS có hoàn cảnh khó khăn được Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh nhận đỡ đầu, hỗ trợ hàng tháng 500 ngàn đồng trong chương trinh học bổng "Nâng bước em tới trường".
Suốt 3 năm qua, nguôn hô trơ cua Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đa giup ba me Kim Anh vơi bơt lo toan, đê con đương đến trường cua em bơt gâp ghênh. "Con quyết tâm học tâp tốt với mong muôn trở thành giáo viên va dạy hoc cho các em có hoàn cảnh khó khăn như minh, không phụ lòng các chú bộ đội", Kim Anh xúc động chia sẻ.
Nói về ý tưởng thưc hiên chương trình "Nâng bước em tơi trường", Đại tá Nguyễn Văn Thống, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cho biết, địa bàn do BĐBP tỉnh quản lý gôm 26 xã, phường, thị trấn ven biển. So với các khu vực khác trên đia ban tỉnh, đơi sống của bà con khu vưc nay còn nhiêu khó khăn do trình độ dân trí thấp, sống chủ yếu nhờ nghề đi biên, nuôi trồng thủy sản, đưa đò, nông nghiêp, buôn bán nhỏ... Thu nhập thâp và không ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chăm lo học hành cua con em ho còn hạn chế, nhiêu em phai nghi hoc giưa chưng.
Từ thực tế đo, với mong muốn giúp đỡ HS nghèo ở địa bàn các xã, phường, thị trấn ven biển có điều kiện học tập tốt hơn, tháng 11/2014, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phát động các đơn vị trực thuộc thực hiện chương trình "Nâng bước em tơi trường".
Theo đó, các đơn vị động viên cán bộ, chiến sĩ ủng hộ 1 ngày lương/thang; đẩy mạnh hoạt động tăng gia sản xuất để gây quy đỡ đầu ít nhất 2 HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn/đơn vi, với mức hỗ trợ từ 300-500 ngàn đồng/HS/tháng. Cùng với đó, cac đơn vi tich cưc vận động các DN, nhà hảo tâm tặng quà và đồ dùng học tập cho các em.
Qua 7 năm thực hiện chương trình, BĐBP tỉnh đã đỡ đầu, hỗ trợ 48 HS có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, mồ côi, con gia đình chính sách với số tiền 500 ngàn đồng/HS/tháng cho đến hết lớp 12. Ngoài ra, BĐBP tỉnh còn tặng dụng cụ học tập, cặp sách, tập vơ, xe đạp... cho các em.
"Để chương trình "Nâng bước em tơi trường" tiếp tục phát huy hiệu quả lâu dài, trở thành điêm tưa cho những HS nghèo trên địa bàn biên giới, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, nhà trường khảo sát, tìm hiểu từng gia đình, qua đo lựa chọn những trường hợp thật sự xứng đáng đê giup đơ", Đại tá Nguyễn Văn Thống nhấn mạnh.
Tiếp bước em đến trường nơi vùng cao biên giới - Bài cuối: Tạo sự lan tỏa trong cộng đồng Mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" xuất phát từ Đồn Biên phòng Thu Lũm đã cho thấy hiệu quả thiết thực. Mô hình này được đông đảo cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cả nước tham gia, hưởng ứng và được nhân dân ghi nhận. Từ đây, mô hình được nhân rộng ra tại các Đồn Biên phòng ở tỉnh Lai Châu...