Gia vị Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất thế giới: Bổ tim, khắc tinh tiểu đường
Gia vị này là một dược liệu tự nhiên quý giá với nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ giảm đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, nước ta xuất khẩu quế đứng đầu thế giới kể từ năm 2022. Thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam là Ấn Độ, tiếp đến là Mỹ, Bangladesh…
Quế không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, được công nhận trong y học cổ truyền và cả nghiên cứu khoa học hiện đại.
Với hương thơm ấm áp và vị cay nhẹ đặc trưng, quế đã trở thành thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuố.c và chế độ ăn uống nhằm hỗ trợ sức khỏe.
Quế mang lại nhiều giá trị sức khỏe (Ảnh: Getty).
Quế chứa nhiều hợp chất tự nhiên có tác dụng tốt với sức khỏe, trong đó nổi bật là cinnamaldehyde. Đây là thành phần chính tạo nên hương vị đặc trưng của quế, cùng các chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol và eugenol. Nhờ những thành phần này, quế có thể mang lại một số tác dụng đáng chú ý sau đây:
Hỗ trợ giảm đường huyết
Một nghiên cứu trên tạp chí Annals of Family Medicine đã chỉ ra rằng, quế có khả năng điều hòa đường huyết đáng kể, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Theo nghiên cứu, những người tham gia sử dụng 1-6g quế mỗi ngày trong vòng 40 ngày đã thấy sự giảm 3-5% chỉ số đường huyết. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho những người đang tìm kiếm các phương pháp bổ trợ cho việc kiểm soát đường huyết.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nghiên cứu đăng trên Lipids in Health and Disease đã phát hiện rằng, sử dụng quế có thể giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) và tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt).
Cụ thể, những người tham gia dùng 120mg quế mỗi ngày trong 12 tuần đã giảm tới 12% lượng cholesterol xấu. Điều này góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đột quỵ.
Ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm
Quế chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol, giúp giảm viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Nghiên cứu từ Journal of Clinical Medicine cho thấy, các hợp chất polyphenol trong quế có khả năng ức chế phản ứng viêm trong cơ thể, góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như viêm khớp, Alzheimer và một số loại ung thư.
Video đang HOT
Cách sử dụng quế hiệu quả
Để tận dụng các lợi ích sức khỏe của quế một cách tối đa, bạn có thể sử dụng quế theo các cách sau:
- Dạng bột quế: Pha 1-3g bột quế với nước ấm hoặc sữa để uống hàng ngày. Bột quế cũng có thể thêm vào các món cháo, bánh để tăng hương vị và lợi ích dinh dưỡng.
- Trà quế: Sử dụng một thanh quế nhỏ hoặc một muỗng bột quế, pha với nước nóng. Đây là thức uống lý tưởng vào buổi sáng giúp khởi động cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết.
- Tinh dầu quế: Sử dụng tinh dầu quế để massage các vùng cơ đau nhức hoặc khuếch tán trong không gian để giúp tinh thần thư giãn, cải thiện tuần hoàn má.u.
Lưu ý khi sử dụng quế
Mặc dù quế rất tốt cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể gây hại. Coumarin, một hợp chất trong quế, có thể gây độc nếu sử dụng liều cao lâu dài, đặc biệt là đối với gan.
Liều lượng an toàn: Hạn chế không quá 6g quế mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Tác dụng phụ: Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng, kích ứng dạ dày hoặc tiêu chảy khi sử dụng quế. Hãy thử nghiệm từ liều nhỏ và quan sát phản ứng của cơ thể. Người mang thai, người có bệnh lý gan hoặc đang sử dụng thuố.c nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng quế.
Nguyên nhân ngày càng nhiều người trẻ đột quỵ
Đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa. Tại các bệnh viện chuyên ngành ghi nhận không ít trường hợp người bệnh mới ngưỡng từ 20 đến hơn 30 đã bị đột quỵ.
Việt Nam thuộc nhóm những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất thế giới. Ảnh: Shutterstock.
Nam thanh niên 27 tuổ.i được đẩy về phòng bệnh sau vài ngày chiến đấu với đột quỵ. Vài ngày trước, nửa người phải của anh yếu nhẹ, không thể nói chuyện. Xe cấp cứu chuyển anh đến thẳng khoa Bệnh lý mạch má.u não, Bệnh viện Nhân dân 115.
Trên phim MRI ghi nhận nhồi má.u nhỏ kèm hẹp nặng/ tắc động mạch não giữa. Chưa đầy 24 giờ sau, các triệu chứng diễn tiến nặng hơn, tay và chân liệt hoàn toàn.
Ảnh MRI lần 2 cho thấy thể tích nhồi má.u đã lan rộng ở nhiều nơi. Không có các dấu hiệu nên can thiệp xâm lấn, trường hợp của bệnh nhân trẻ tuổ.i trên đặt ra cho các bác sĩ một bài toán khó.
Thực tế, những trường hợp đột quỵ ở độ tuổ.i trước 30 như nam thanh niên nói trên không hiếm. Trong khi Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới, tỷ lệ người trẻ tuổ.i mắc phải cũng ngày một nhiều.
Chia sẻ với Tri Thức - Znews, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch má.u não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho rằng thực tế này hoàn toàn có thể hiểu được.
Những con số báo động
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2023, Việt Nam có gần 160.000 người t.ử von.g vì đột quỵ do tắc mạch não, xuất huyết não. Cứ 3 trường hợp bị đột quỵ do thiếu má.u cục bộ sẽ có 2 người t.ử von.g hoặc mắc các di chứng lâu dài, buộc phải cần người chăm sóc trong 5 năm sau đột quỵ.
300.000 là số trường hợp t.ử von.g do nhồi má.u cơ tim và đột quỵ hàng năm tại Việt Nam. Trong đó, cứ 100 người lại có hơn 30 người mất vì hai căn bệnh này. Trung bình, trong 4 người trên 25 tuổ.i sẽ có một người đã và sẽ bị đột quỵ.
Đây là thông tin được GS.TS Đỗ Doãn Lợi, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam chia sẻ tại tại Hội thảo về Chương trình dự phòng đột quỵ và nhồi má.u cơ tim do Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh viện Kusumi tổ chức hôm 27/10.
Đáng báo động, đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa. Tại các bệnh viện chuyên ngành tim mạch, đột quỵ cũng ghi nhận không ít trường hợp người bệnh chỉ hơn 20 tuổ.i đến hơn 30 đã bị đột quỵ và nhồi má.u cơ tim.
Phớt lờ các dấu hiệu cảnh báo có thể khiến người bệnh lỡ mất thời gian vàng cấp cứu đột quỵ. Ảnh: Shutterstock.
Là đơn vị điều trị đột quỵ lớn nhất tại TP.HCM, mỗi ngày, khoa Bệnh lý mạch má.u não, Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận khoảng 50-70 ca nhập viện do đột quỵ.
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch má.u não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), Chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM cho biết khoảng 15% trong số những ca nhập viện trên là người dưới 45 tuổ.i, trong khi độ tuổ.i đột quỵ trung bình của người Việt Nam nằm ở ngưỡng 60 tuổ.i.
"Có thể thấy rằng đột quỵ ngày càng được trẻ hóa chứ không còn là vấn đề của riêng người cao tuổ.i", PGS Thắng chia sẻ.
Lối sống kém lành mạnh là một phần nguyên nhân
PGS Nguyễn Huy Thắng chỉ ra đột quỵ thường xuất phát từ những nguyên nhân như cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa mạch má.u, bệnh lý tim mạch... Khoảng 10 năm trở lại đây, các bệnh lý kể trên chỉ còn chiếm khoảng 90% các trường hợp đột quỵ. 10% còn lại đến từ lối sống kém lành mạnh của người trẻ.
Trong bối cảnh cuộc sống ngày càng phát triển, người trẻ phải chịu đựng không ít sự căng thẳng, áp lực. Lúc này, cơ thể sẽ tiết nhiều hormone làm huyết áp tăng, có thể bị co thắt mạch má.u não trong một khoảng thời gian ngắn, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ.
Nước ngọt, bánh kẹo, đồ ăn chế biến sẵn có nhiều calo và ít dinh dưỡng... kết hợp thức khuya, dậy muộn, lười vận động có liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường, huyết áp và bệnh tim. Ảnh: Univision.
Thuố.c l.á, bia rượu, chất gây nghiệ.n cũng là một trong những tác nhân tiềm ẩn dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Số liệu báo cáo nghiên cứu của Quỹ Phòng chống tác hại thuố.c l.á Việt Nam năm 2023 chỉ ra tỷ lệ người tuổ.i trưởng thành hút thuố.c l.á chiếm 20,2% (giảm 2,5% so với năm 2015).
Trong đó, tỷ lệ nam hút thuố.c l.á chiếm 38,9% và nữ chiếm 1.5%. Tỷ lệ người trưởng thành hút thuố.c l.á năm 2023 so với năm 2015 có giảm, tuy nhiên tỷ lệ giảm không đáng kể.
Bác sĩ Phạm Văn Cường, khoa Can thiệp mạch thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho rằng bên cạnh nguyên nhân như các bất thường về mạch má.u não, dị dạng mạch, vấn đề tim mạch thì thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến nguy cơ đột quỵ sớm.
Ăn uống theo trend, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga, hút thuố.c l.á, rượu bia... dẫn đến các rối loạn chuyển hóa mỡ má.u sớm, tăng huyết áp, béo phì - những bệnh nền vốn là nguy cơ tiềm ẩn của cơn đột quỵ.
"Quả bo.m n.ổ chậm" dễ bị bỏ qua
Bên cạnh những yếu tố kể trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến số ca đột quỵ ngày một tăng chính việc phớt lờ các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
"Trước khi trời mưa thường sẽ có sấm chớp. Có thể hình dung những cơn đột quỵ nhẹ là sấm chớp, có thể dẫn đến đột quỵ ngay sau đó", bác sĩ Thắng dẫn ví dụ.
Làm việc quá sức, lối sống kém lành mạnh, sinh hoạt không khoa học... làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Ảnh: Freepik.
Đột quỵ nhẹ (hay cơn thiếu má.u não thoáng qua) là tình trạng dừng cung cấp má.u lên não trong một thời gian ngắn mà không làm tổn thương não hay gây chế.t mô não. Đối với các ca đột quỵ nhẹ, chưa có đủ chứng cứ ủng hộ việc can thiệp xâm lấn như trên, sẽ rất khó để các bác sĩ đưa ra những chỉ định phù hợp.
Khoảng 90% ca đột quỵ sẽ có các biểu hiện như liệt, yếu nửa người, mất căn bằng cơ thể... Vì lẽ đó, nhiều bệnh nhân, thậm chí là bác sĩ, có thể vô tình bỏ qua một số biểu hiện như méo nửa miệng, yếu nhẹ, giảm thị lực... từ đó để lỡ thời gian vàng cấp cứu (3,5-4 giờ đầu).
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, khoảng 50% bệnh nhân sẽ bị đột quỵ sau 2 ngày trải qua đột quỵ nhẹ. Về lâu dài, đột quỵ nhẹ có thể làm giảm tuổ.i thọ của người bệnh.
PGS Thắng khuyến cáo khi đã có các triệu chứng gợi ý đột quỵ kể trên, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức. Việc phòng ngừa sớm sẽ tránh được biến chứng, giảm tỷ lệ t.ử von.g.
Bên cạnh đó, người trẻ vẫn có thể phòng ngừa nguy cơ đột quỵ thông qua việc xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Mọi người nên duy trì việc luyện tập thể dục thể thao, hạn chế hút thuố.c l.á, rượu bia để giữ sức khỏe ổn định.
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn và chất béo để hạn chế cholesterol trong má.u cao gây tắc nghẽn động mạch cũng là chìa khóa để phòng đột quỵ.
8 bí quyết vàng giúp bạn có thận khỏe mạnh, sống lâu hơn Sức khỏe thận của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng. Một số trong những yếu tố này bao gồm lượng đường trong má.u, huyết áp, chế độ ăn uống và giấc ngủ. Nếu không được kiểm soát tốt, những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Theo Times Now, thận là một trong những cơ...