Gia vị quen thuộc này hóa ra lại là ‘khắc tinh’ của nhiều bệnh thường gặp
Cây riềng từ lâu đã được biết đến như một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng riềng còn là một vị thuốc quý với vô vàn lợi ích sức khỏe tuyệt vời và là ‘khắc tinh’ của nhiều loại bệnh thường gặp.
Riềng giúp chữa bệnh viêm khớp
Riềng có chứa một hợp chất gọi là 1′-acetoxychavicol acetate (ACA) có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Bằng cách ức chế hoạt động của NLRP3-inflammasome, ACA trong riềng giúp giảm sản xuất các phân tử gây viêm như IL-1, từ đó điều hòa phản ứng viêm, hỗ trợ chống viêm mạnh và sưng tấy ở các khớp bị viêm.
Ngoài ra, riềng còn chứa cineole – một hợp chất có tác dụng giảm đau tự nhiên, giúp làm dịu các cơn đau do viêm khớp gây ra. Bạn có thể ăn riềng tươi trực tiếp hoặc thêm vào các món ăn hàng ngày, đun sôi riềng với nước và uống hàng ngày hoặc dùng tinh dầu riềng thoa lên vùng khớp bị đau.
Riềng hỗ trợ chữa viêm khớp hiệu quả. Ảnh: Getty Images
Tốt cho người bệnh hen suyễn
Bên cạnh hỗ trợ điều trị viêm khớp, các hợp chất ACA và gingerol trong riềng còn có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm viêm nhiễm đường hô hấp, một yếu tố quan trọng gây ra các triệu chứng hen suyễn như khó thở, ho và khò khè.
Trong khi đó, hợp chất cineole trong riềng có khả năng giãn phế quản, giúp làm thông thoáng đường thở và giảm khó thở. Riềng cũng có chứa các chất kích thích giúp long đờm và giảm ho. Tuy nhiên, riềng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế các phương pháp điều trị chính thống.
Video đang HOT
Giảm đau bụng, hỗ trợ tiêu hóa
Các hợp chất có trong riềng có khả năng kích thích tiết dịch tiêu hóa, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Tinh dầu trong riềng có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp đẩy thức ăn xuống ruột non và đại tràng, ngăn ngừa táo bón.
Hợp chất cineole trong riềng có tác dụng giảm đau tự nhiên, giúp làm dịu các cơn đau bụng do co thắt dạ dày hoặc ruột. Đồng thời, các hợp chất chống viêm trong loại gia vị này cũng giúp giảm viêm nhiễm đường tiêu hóa, một nguyên nhân gây đau bụng.
Sử dụng riềng là phương pháp trị đau bụng thường được sử dụng trong dân gian. Ảnh: Adobe Stock
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Riềng có các hợp chất gingerol và shogaol vì vậy có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và triglyceride, đồng thời tăng cholesterol tốt (HDL), giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác. Đặc biệt, gingerol còn có tác dụng chống đông máu, giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Ngăn ngừa ung thư
Flavonoid và polyphenol trong riềng là các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn chúng gây tổn thương DNA và tế bào, từ đó làm giảm nguy cơ phát triển ung thư.
Các nghiên cứu cùng từng chỉ ra rằng các hợp chất gingerol và ghogaol trong riềng có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư khác nhau như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư gan và ung thư tuyến tụy.
Cây riềng là một loại gia vị quen thuộc nhưng lại chứa đựng nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên, riềng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế các phương pháp điều trị chính thống.
Riềng cũng có tính nóng, vì vậy những người có thể chất nóng hoặc đang bị các bệnh lý liên quan đến nhiệt nên sử dụng một cách thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng riềng.
Ăn 1 mớ rau ở quê mọc um tùm này tốt ngang 'vị thuốc quý'
Có một loại cây thường làm lá gia vị nhưng được ví như một vị thuốc với những tác dụng hữu hiệu trong điều trị cảm cúm, sổ mũi...nhưng ít ai hay.
Những lợi ích của lá xương sông
Nhắc đến lá xương sông ai cũng biết nhưng khi nói đến công dụng với sức khỏe chưa hẳn đã hay. Ở nước ta lá xương sông không chỉ được dùng như một loại gia vị phổ biến làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn, đông y cho rằng lá cây xương sông còn được dùng như một vị thuốc với những tác dụng hữu hiệu trong điều các bệnh đường hô hấp như trị cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, tê thấp...
Ở một số nơi lá cương sông còn có tên gọi rau húng ăn gỏi. Loại cây này có tên khoa học: Blumea lanceolaria (Roxb), thuộc họ Cúc Asteraceae.
Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm thuốc. Ảnh minh họa.
Trao đổi với Sức khỏe & Đời sống ThS.BS. Hoàng Khánh Toàn (Trưởng Khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) thì lá xương sông, còn gọi là xang sông, hoạt lộc thảo..., tên khoa học là Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, là loại cây được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Xương sông vị đắng cay, tính ấm, có công dụng trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa, thường được dùng để chữa cảm sốt, trúng phong hàn, cấm khẩu, ho suyễn, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mẩn ngứa...
- Chữa đầy bụng, khó tiêu: Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.
- Chữa viêm họng: Lấy 5-10 lá xương sông bánh tẻ. Giấm ăn 20-30ml. Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) rồi đem nhúng vào giấm để ngậm. Làm như vậy từ 5 - 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Bài thuốc này có tác dụng tốt với các chứng bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng...
- Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ: Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, mật ong 5 thìa con. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.
- Chữa thấp khớp: Chuẩn bị lá xương sông (liều lượng tùy theo mức tổn thương) giã nát, xào nóng, chườm lên vùng đau nhức hoặc viêm tấy. Nếu bó lá tại chỗ, để qua đêm càng tốt.
- Chữa ho: Lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả vào hấp đường hoặc mật ong để ngậm. Bài thuốc này dùng chữa chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản sẽ có kết quả tốt.
- Chữa đau nhức răng: Bạn cần tìm rễ xương sông sau đó rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, ngâm khoảng 10 ngày là có thể dùng dược, dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi.
Một số món ngon từ lá xương sông
Theo Đông y, lá xương sông tính ấm có tác dụng chữa tiêu đờm, trị ho. Món chả lá xương sông thơm ngon rất tốt cho người đang bị bệnh.
- Thịt bò gói xương sông: Nướng trên bếp. Ăn lá xương sông thường xuyên giúp giảm mỡ cao trong máu.
- Chả thịt rắn: Rắn, rau ngổ, lá xương sông và lá lốt. Rắn bỏ đầu, bỏ đuôi, lột da, bỏ hết tạng phủ, róc lấy thịt, băm vụn với rau ngổ và lá xương sông, vo viên, bọc lá xương sông hay lá lốt, nướng. Món này nên ăn nóng với các rau thơm khác. Trị phong thấp.
- Chả trai nướng: Để làm món ngon này bạn cần có thịt con trai băm với thịt heo, gói lá xương sông. Tiếp đó đi nướng. Có tác dụng tiêu thực, chống dị ứng, cải thiện tình trạng suy giảm tình dục.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout: Xu hướng ngày càng trẻ hóa Gout là một dạng bệnh viêm khớp có xu hướng ngày càng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt, lạm dụng rượu bia,... và tỷ lệ tái phát khá cao. Ảnh minh họa: ITN Gout là một dạng bệnh viêm khớp có xu hướng ngày càng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt, lạm dụng rượu bia,... và tỷ lệ tái phát khá...