Giá thịt lợn tăng trở lại
Dù còn 2 tháng nữa mới đến Tết Tân Sửu (2021) nhưng hơn một tuần qua, giá thịt lợn hơi đã tăng sau một thời gian “hạ nhiệt”. Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng liệu từ nay đến Tết, giá thịt lợn có tiếp tục tăng và nguồn cung có đảm bảo?
Giá thịt lợn tăng sau thời gian “hạ nhiệt”.
Những ngày gần đây, giá thịt lợn hơi ở trên cả nước tăng từ 1.000 – 7.000 đồng/kg. Cụ thể, tại miền Bắc, giá thịt lợn hơi dao động từ 67.000 – 72.000 đồng/kg, trong đó, giá thu mua tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Tuyên Quang và TP Hà Nội lên đến 70.000 – 72.000 đồng/kg. Tại miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, giá thịt lợn hơi dao động trong khoảng 68.000 – 71.000 đồng/kg.
Theo các tiểu thương đang kinh doanh mặt hàng thịt lợn tại chợ truyền thống, từ ngày 8/12 đến nay, giá lợn móc hàm đã tăng từ 83.000 đồng/kg lên 90.000 đồng/kg, thậm chí ngày 14/12 giá lợn móc hàm đã chạm mức 92.000 đồng/kg. Khảo sát của phóng viên cho thấy, giá thịt lợn bán ở các chợ dân sinh trên địa bàn TP cũng điều chỉnh tăng 5.000 đồng/kg so với đầu tháng 12. Hiện giá thịt rọi 180.000 đồng/kg, thịt mông sấn 150.000 đồng/kg, thịt thăn 150.000 đồng/kg, nạc vai 170.000 đồng/kg, dạ dày 200.000 – 220.000 đồng/kg, tim 300.000 đồng/kg… Lý giải nguyên nhân khiến thịt lợn tăng giá mạnh trở lại, các tiểu thương có chung ý kiến: Thời gian vừa qua, giá lợn hơi liên tục giảm là do nguồn thịt ngoại nhập về nhiều; kế đến người dân khu vực miền Trung bán tháo chạy lũ; dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở một số nơi cũng làm cho người chăn nuôi lo ngại, tăng mạnh số lượng bán ra dẫn đến nguồn cung thừa, giá bán giảm theo. Đây là lý do khiến những ngày đầu tháng 12, giá lợn hơi tăng do nguồn cung giảm sút.
Việc giá lợn hơi có chiều hướng tăng trở lại khiến người tiêu dùng lo lắng, liệu giá lơn hơi có vượt ngưỡng 100.000 đồng/kg? Về vấn đề này, đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) khẳng định: Mặc dù giá thịt lợn hơi có chiều hướng tăng trở lại, tuy nhiên đây là quy luật cung cầu những tháng cuối năm, dự kiến thịt lợn hơi sẽ không cao hơn 80.000 đồng/kg. Bởi sau đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi, trong năm 2020, Việt Nam đã đủ thời gian để tái đàn đạt đến 85% sản lượng do với thời kỳ cao điểm. Hơn nữa, việc nhập khẩu lượng lớn thịt lợn ngoại vẫn đang diễn ra. Do đó cả 2 nguồn cung sẽ đáp ứng nhu cầu thịt lợn dịp Tết Tân Sửu 2021.
Thông tin từ các DN chăn nuôi cho thấy, thời gian gần đây, số lượng đầu lợn từ các đơn vị này tăng từ 10 – 20%, thậm chí nhiều DN vừa và nhỏ có lượng chăn nuôi tăng gần gấp đôi so với thời điểm trước dịch. Chẳng hạn, Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam có lượng lợn tăng khoảng 10%, mỗi ngày DN này cung cấp ra thị trường từ 16.000 – 17.000 con lợn thịt, trong khi trước đó chỉ có 15.000 -16.000 con/ngày. Còn Công ty TNHH CJ Vina Agri mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 4.500 con, tăng khoảng 30% so với trước.
Giá thịt lợn nhiều địa phương giảm mạnh chưa từng có mà vẫn ế ẩm
Do dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát, trong thời gian gần đây giá lợn hơi liên tục giảm mạnh. Điều đáng nói, tại một số địa phương có xảy ra tình trạng lợn bệnh đã khiến giá thịt lợn giảm kỷ lục song người tiêu dùng vẫn thờ ơ.
Video đang HOT
Chị Trần Thị H. - một hộ chăn nuôi tại xã Nhân Chính (Lý Nhân, Hà Nam) cho biết, gia đình chị vừa phải gọi thợ để bán một lợn mẹ đang cho con bú và đàn lợn thịt dù chưa đến lứa vì lợn có dấu hiệu sốt, bỏ ăn không rõ nguyên nhân.
Nhiều hộ chăn nuôi phải bán tháo đàn do xuất hiện tình trạng lợn ốm, sốt không rõ nguyên nhân
"Bệnh đến từ 1 lợn nái, ban đầu lợn bỏ ăn, sốt. Hai ngày theo dõi lợn vẫn không hết sốt và tiếp tục bỏ ăn nên gia đình đã phải gọi thợ bán, đàn lợn 9 con lợn con đang bú mẹ, gia đình đành mua sữa về nuôi bộ" - chị H. cho hay.
Cũng theo chị H., lo bệnh lây lan, ở một khu chuồng khác gia đình chị có đàn lợn 20 con được gần 80kg, dù không có biểu hiện bệnh nhưng cũng phải gọi thợ bán hết.
Theo các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Lý Nhân và huyện Bình Lục, ở địa phương thời gian gần đây xuất hiện một số ổ dịch tả heo châu Phi. Ngoài ra, cũng đang thời điểm giao mùa nên có nhiều bệnh dịch thông thường khác. Nhiều hộ chăn nuôi số lượng vài chục con, thậm chí vài trăm con do lo ngại bệnh dịch đã phải bán phá đàn.
Bà Nguyễn Thị Th. - hộ chăn nuôi tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam thẫn thờ cho biết, mấy năm nay dịch bệnh liên miên, nhiều đàn lợn nuôi để bán dịp tết giờ không còn.
"Bao nhiêu hộ chặn nuôi hy vọng vào lứa lợn xuất đi trong dịp Tết đều tan biến. Giờ đây số lượng đàn lợn tại địa phương đã vãn đi nhiều so với 1 tháng trước đây" - bà Th. chia sẻ.
Được biết, do "ám ảnh" lợn bệnh dịch nên giá thịt lợn tại chợ địa phương cũng giảm chưa từng có. Nếu như khi chưa xảy ra dịch, giá thịt lợn dao động từ 130 - 160.000 đồng/kg, thì kể từ khi có thông tin trên địa bàn có xuất hiện nhiều ổ dịch, giá thịt lợn giảm còn 100.000 đồng/kg.
Do ảnh hưởng dịch bệnh, tại các chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh Hà Nam giá thịt lợn giảm khá sâu
Bà Ph. - một tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Chủ (xã Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam) cho biết, do tâm lý lo ngại lợn bệnh dịch khoảng 2 -3 tuần nay giá lợn hơi và thịt lợn tại địa phương liên tiếp giảm. Hiện giá thịt lợn giảm về mức 100.000 đồng/kg.
Điều đáng nói, theo bà Ph., giá thịt lợn giảm nhiều nhưng người mua lại càng thưa vắng. Đa số người dân chuyển qua mua cá, tôm, gà, vịt,.. làm thức ăn hàng ngày.
Theo khảo sát, giá lợn hơi hôm nay (20/11) tại miền Bắc đồng loạt đi ngang, dao động trong khoảng 63.000 - 66.000 đồng/kg.
Tại Hà Nam và Tuyên Quang hiện vẫn đang thu mua lợn hơi trong khoảng 63.000 - 64.000 đồng/kg.
Trong khi đó, đa số các tỉnh thành thuộc khu vực phía Bắc có mức giao dịch duy trì quanh ngưỡng 65.000 - 66.000 đồng/kg như Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Hưng Yên...
Tại miền Trung, Tây Nguyên giảm nhẹ, giá lợn hơi được thương lái thu mua trong khoảng 65.000 - 72.000 đồng/kg.
Hai tỉnh Quảng Bình và Khánh Hòa giảm 1.000 đồng/kg, có giá 71.000 đồng/kg; tại Thanh Hóa và Nghệ An, mức thu mua tiếp tục duy trì ở mức 65.000 - 66.000 đồng/kg. Đây cũng là hai tỉnh thành có giá thấp nhất tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Thị trường heo hơi miền Nam ghi nhận mức tăng giảm trái chiều trong ngày hôm nay.
Các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau cùng đạt 74.000 đồng/kg trong khi Long An thu mua thấp hơn với giá 73.000 đồng/kg. Ngược lại, tại Bến Tre lại điều chỉnh tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 74.000 đồng/kg trong hôm nay.
Theo báo cáo của Cục Thú y, từ ngày 1/1 đến 17/11, cả nước xảy ra 1.409 ổ dịch tả lợn châu Phi (gồm 496 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019 và kéo dài sang năm 2020; 27 ổ dịch phát sinh mới và 886 ổ dịch tái phát) tại 307 huyện thuộc 50 tỉnh, thành, tổng số lợn tiêu hủy là 76.905 con (khoảng 3.845 tấn).
Đến thời điểm hiện tại, cả nước có 357 xã thuộc 117 huyện của 30 tỉnh, thành có dịch chưa qua 21 ngày, với số lợn tiêu hủy lũy kế là 30.812 con. Bệnh dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được kiểm soát, thời gian qua dịch bệnh chỉ xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không bảo đảm các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học.
Cả nước có 96% số xã không có dịch tả heo châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tái đàn, tăng đàn heo.
Giá lợn hơi giảm mạnh Trong vòng hơn 1 tháng qua, giá lợn hơi đã liên tục giảm. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy nhiều khả năng, giá lợn hơi sẽ được kéo giảm về mức 70.000 đồng/kg. Ngày 5/10, giá lợn hơi ở cả 3 miền đều giảm khoảng 2.000 đồng/kg so với tuần trước, về mức 72.000 - 80.000 đồng/kg. Tại miền Bắc,...