Giá thịt lợn: Sắp hết cảnh “muốn rẻ lên ti vi mà mua!”
Việc xây dựng chuỗi cung ứng thịt lợn sẽ kéo giảm giá, tiến tới mức giảm dưới 65.000 đồng/kg đến 60.000 đồng/kg lợn hơi và thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát giá thịt lợn.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp với các doanh nghiệp chăn nuôi lợn.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo điều hành giá, từ cuối năm 2019 đến nay, giá thịt lợn luôn ở mức cao, nguyên nhân do nguồn cung thấp hơn cầu. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố chủ quan khác tạo ra như: do tâm lý tích trữ thực phẩm của người dân khi xảy ra dịch Covid-19; có hiện tượng găm hàng, tích trữ lợn thịt để đẩy giá lên cao; cơ cấu trong giá thịt lợn còn bất hợp lí, chi phí trung gian lớn 40-45%.
Phó Thủ tướng cho biết, giá thịt lợn cao ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Mặt khác, có tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy, cần phải giảm giá thịt lợn ở mức hợp lý, vừa đảm bảo đời sống của người dân, lợi ích của người chăn nuôi, doanh nghiệp và ổn định kinh tế vĩ mô. Việc triển khai chủ trương kiểm soát giá thịt lợn đã được nhiều doanh nghiệp rất đồng tình, giảm giá bán lợn thịt.
Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp, người chăn nuôi, kinh doanh lợn thịt, thịt lợn chưa triển khai tích cực, chưa bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi, mổ, buôn bán và người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Giá thịt lợn sẽ được kéo giảm xuống dưới 65.000 đồng đến 60.000 đồng/kg lợn hơi
Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh, việc giảm giá thịt lợn, không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, mà còn thể hiện trách nhiệm chính trị, văn hóa của doanh nghiệp và người sản xuất, kinh doanh.
Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các thành phần liên quan đến chuỗi sản xuất thịt lợn thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát và giảm giá thịt lợn hơi xuất chuồng xuống 70.000 đồng/kg kể từ ngày 1/4; tiến tới giảm dưới 65.000 đồng/kg đến 60.000 đồng/kg lợn hơi và thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát giá thịt lợn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lí tại các nước xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu thịt lợn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng, đẩy giá lên cao
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì chỉ đạo, thực hiện tổ chức kiểm tra, rà soát hệ thống kênh phân phối, cung ứng, đầu mối bán buôn, bán lẻ đối với mặt hàng thịt lợn tính từ cửa trại, cửa chuồng nuôi của doanh nghiệp, người chăn nuôi đến thương nhân, người bán cuối cùng trực tiếp cung ứng cho người tiêu dùng nhằm giảm chi phí trung gian đến mức thấp nhất cho người tiêu dùng; xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng, đẩy giá lên cao.
Bộ Công Thương phối hợp với cơ quan liên ngành, Ban Chỉ đạo 389 chỉ đạo, tổ chức kiểm tra ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động xuất nhập khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn trái phép; phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan trực thuộc khẩn trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu.
Bộ Công Thương Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trong quản lý và đề xuất chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu bổ sung phần thịt lợn thiếu hụt trên thị trường, không để thiếu nguồn thực phẩm quan trọng này trong mọi trường hợp, nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Xem xét giảm thuế nhập khẩu thịt lợn
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính xem xét, sớm đề xuất chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn; trong đó chính sách giảm, miễn thuế cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn từ Hoa Kỳ.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chính sách ưu tiên tín dụng, ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại vì bệnh dịch tả lợn châu Phi được vay vốn để khôi phục sản xuất, tái đàn, tăng đàn và mở rộng mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh; có chính sách cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn vay vốn kinh doanh với lãi suất ưu đãi.
Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn thống nhất tăng cường việc nhân giống cung cấp đủ cho người chăn nuôi; đồng thời đẩy mạnh việc tái đàn, tăng đàn; đồng loạt giảm giá lợn thịt xuất chuồng xuống 70.000 đồng/kg kể từ ngày 1/4; tiến tới giảm xuống 65.000 đồng/kg đến 60.000 đồng/kg lợn hơi theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Châu Như Quỳnh
Hàng khan hiếm giảm nguồn về chợ, thịt lợn lại bật tăng mạnh
Doanh nghiệp vừa mới giảm lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg với hy vọng kéo giá thịt lợn tại chợ, siêu thị về mức hợp lý. Song, người tiêu dùng chưa kịp hưởng lợi từ đợt giảm giá vừa rồi thì 2 ngày nay giá lợn hơi lại bật tăng mạnh.
Trao đổi với PV. , ông Nguyễn Văn Toản, chủ trang trại lợn quy mô 1.200 con ở Khoái Châu (Hưng Yên) nói: "Nay thương lái gọi điện hỏi mua lợn hơi với giá 85.000 đồng/kg nhưng lợn trong chuồng vẫn nhỏ, chưa tới lứa xuất bán".
Ông Toản cho hay, ngày 3/4 ông vừa xuất bán hơn 200 con lợn thương phẩm với giá 81.000 đồng/kg, tổng trọng lượng lứa lợn xuất chuồng này được gần 30 tấn thịt hơi. Song, vừa xuất bán được khoảng 3 ngày thì giá lợn tăng.
Như hôm 7 và 8/4, nười dân trong vùng đã xuất bán lợn hơi với giá 85.000 đồng/kg mà thương lái tranh nhau mua. Như nhà ông bán sớm mất mấy ngày, thành ra thiệt ngay 100 triệu đồng.
Theo ông Toản, dịp này lợn dân nuôi không còn nhiều nên nguồn cung khan hiếm, các thương lái lùng mua khiến giá lợn trên thị trường có xu hướng tăng trở lại. Đặc biệt, lợn giống dù giá cao vẫn khó mua.
Giá lợn hơi xuất chuồng đang có xu hướng tăng trở lại
"Nhà tôi quy mô trại nuôi trước đây là gần 2.000 con lợn, dịp này giảm còn 1.200 con tính cả lợn thương phẩm và lợn nái vì không mua được lợn giống. Bây giờ đang bỏ chuồng trống một phần, bởi đặt mua lợn giống cách đây gần 1 tháng rồi mà vẫn không mua nổi. Cơ sở có lợn giống bảo cứ xếp hàng chờ, khi nào có lợn họ báo", ông chia sẻ.
Một số trang trại chăn nuôi ở Phú Thọ, Thái Nguyên cũng thừa nhận, giá lợn hơi đang có xu hướng tăng. Như ngày 8/4, giá lợn hơi 3 máu siêu nạc giá xuất buôn tại chuồng là 83.000-84.000 đồng/kg, tăng khoảng 2.000-4.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 3 vừa qua.
Trưởng Ban quản lý chợ đầu mối gia súc - gia cầm Hà Nam Nguyễn Xuân Lộc thông tin, hai ngày nay, giá lợn hơi về chợ đầu mối tăng mạnh. Đơn cử, ngày 3/4, giá lợn hơi về chợ chỉ ở mức 73.000-79.000 đồng/kg, nay đã tăng lên 79.000-84.000 đồng/kg tuỳ loại.
Theo ông Lộc, giá lợn tăng do nguồn cung giảm. Cuối tháng 3 và những ngày đầu tháng tư, số lượng lợn đổ về chợ đầu mối này dao động quanh mốc 350-400 con/ngày. Tuy nhiên, hai ngày trở lại đây số lợn về chợ chỉ khoảng trên 200 con.
Tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM), lượng lợn hơi đổ về chợ cũng đang giảm mạnh. Theo đó, ngày 1/4, có khoảng gần 3.700 con lợn đổ về chợ, nhưng hai ngày nay lượng lợn về chợ giảm còn 2.260-2.290 con/ngày.
Nguồn cung lợn đổ về các chợ đầu mối đang giảm mạnh
Đại diện ban quản lý chợ đầu mối Hóc Môn cho biết, sau khi mổ, giá thịt lợn pha lóc tăng từ 5.000-20.000 đồng/kg tuỳ loại so với ngày đầu tháng 4. Cụ thể, chân giò trước được bán sỉ với giá 90.000 đồng/kg, đùi rọ giá 100.000 đồng/kg, thịt nạc 130.000 đồng/kg, lợn cốt lết 105.000 đồng/kg, sườn non 180.000 đồng/kg.
Tương tự, giá thịt lợn mảnh đổ sỉ cũng tăng 10.000 đồng/kg so với ngày đầu tiên của tháng 4. Cụ thể, thịt lợn mảnh loại 1 được bán sỉ với giá 105.000 đồng/kg, loại 2 giá 100.000 đồng/kg.
"Lượng lợn về chợ giảm mạnh. Khoảng 10 giờ sáng nay thương lái đã dọn hàng nghỉ bán vì thịt lợn tại chợ bán hết sạch", vị này cho hay.
Vừa mới đây, trao đổi với báo chí vấn đề giá lợn hơi tăng cao, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, nguyên nhân chính là do thiếu hụt nguồn cung, trong khi đó dịch tả châu Phi cũng khiến giá thành sản xuất tăng cao hơn trước rất nhiều.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trước khi có dịch tả lợn châu Phi, mỗi quý chúng ta cần tới 910 ngàn tấn thịt lợn cho tiêu dùng trong nước. Vừa qua đẩy mạnh tái đàn, tăng đàn lên trên 24 triệu con lợn, song sản lượng mới đạt 820-830 ngàn tấn thịt lợn/quý.
Với tốc độ tái đàn, tăng đàn mạnh như hiện nay, nếu dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt thì cuối quý 4 năm nay sản lượng sẽ đạt đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Nguồn cung đang thiếu tới gần 100 ngàn tấn thịt lợn mỗi quý nên 3 tháng đầu năm dù nhập khẩu tới 40.000 tấn, tăng trên 300% thì vẫn chưa bù được lượng thiếu hụt. Do đó, giá thịt lợn tại chợ và siêu thị đang rất đắt đỏ.
Để hạ giá thịt lợn về mức hợp lý, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng biện pháp gốc rễ chính là đẩy mạnh tái đàn, tăng đàn. Bởi khi nguồn cung đủ, giá mặt hàng này mới có thể hạ nhiệt.
Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương và các địa phương để làm sao giảm bớt khâu trung gian, để con đường từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng phải ngắn nhất. Có như thế người chăn nuôi mới được hưởng lợi, còn người tiêu dùng sẽ được ăn thịt lợn với giá hợp lý.
C.Giang
Bộ trưởng NN&PTNT nói gì về giá thịt lợn vẫn "neo" cao? Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lý giải vì sao nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã giảm giá lợn hơi còn 70.000 đồng/kg, nhưng giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn cao? Khi nào Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong nước? Theo Bộ trưởng Cường, dịch tả lợn châu Phi xảy (xảy...