Giá thịt gà rớt thảm hại, thấp hơn giá rau muống
Người chăn nuôi gà bất ngờ rơi vào tình cảnh thê thảm do giá gà bán ra hiện chỉ bằng 1/2 chi phí
Thông tin từ các trại chăn nuôi gà ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết giá gà, vịt từ sau Tết đến nay giảm liên tục. Trước Tết giá gà trắng (gà công nghiệp) tiêu chuẩn (2-2,5 kg/con) dao động từ 25.000-26.000 đồng/kg, sau Tết rớt còn 21.000-22.000 đồng/kg, đến nay giảm còn 12.000-13.000 đồng/kg, tức giảm 50% trong chưa đầy 1 tháng và thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Riêng gà quá lứa, vượt trong lượng chuẩn, khoảng 3-4 kg/con hiện có mức giá rất thấp, chưa tới 10.000 đồng/kg, rẻ hơn cả giá rau muống đang bán ở chợ (khoảng 15.000 đồng/kg).
Tương tự, giá gà màu hay còn gọi là gà thả vườn trước Tết từ 55.000-65.000 đồng/kg, nay giảm mạnh còn 25.000 đồng/kg, gà tam hoàng từ 50.000-60.000 đồng cũng giảm còn 17.000-18.000 đồng/kg. Giá vịt tại các trại chăn nuôi ở Đồng Nai trước Tết từ 46.000-51.000 đồng/kg, nay giảm còn 18.000 đồng/kg.
Một số trại chăn nuôi gà bỏ trống chuồng
Giá gà trắng hiện nay được xem là rẻ nhất
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết người nuôi gia cầm đang lỗ nặng, do giá bán ra thấp, bằng khoảng chi phí chăn nuôi. Nguyên nhân dẫn đến giá gà, vịt giảm sâu là do học sinh nghỉ học dài ngày, nhiều nhà máy xí nghiệp cũng chưa hoạt động bình thường trở lại nên các bếp ăn tập thể đồng loạt cắt giảm nhiều loại thực phẩm.
Video đang HOT
Tương tự, giá heo hơi tại các trại chăn nuôi từ sau Tết đến nay cũng giảm liên tục, hiện chỉ còn 73.000-76.000 đồng/kg, thấp hơn mức cao nhất trước Tết tới gần 20.000 đồng/kg. Thậm chí 70.000 đồng/kg đối với heo quá lứa có trọng lượng lớn từ 130-150 kg/con. Tuy nhiên, theo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, với mức giá này người chăn nuôi vẫn có lời khá cao. Cụ thể, một tạ heo (100 kg/con) hiện nay có giá bán ra thấp nhất là 7 triệu đồng, trừ chi phí 4 triệu đồng, người chăn nuôi vẫn còn lời ít nhất cũng từ 3 triệu đồng/con trở lên.
Giá heo thời gian qua giảm liên tục từ sau Tết đến nay
Ghi nhận tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (TP HCM) ráng sáng nay (13-2), giá heo mảnh còn 90.000-100.000 đồng/kg, giá heo pha lóc như đùi rọ 90.000 đồng/kg, sườn non 140.000 đồng/kg, cốt lết 95.000 đồng/kg, nạc dăm 110.000 đồng/kg, giò trước 90.000 đồng/kg.
Giới chuyên môn cũng nhận định từ tuần tới giá heo, gà sẽ có khả năng tăng khi học sinh ở TP HCM đi học trở lại, cũng như lực lượng công nhân đi làm bình thường và các lễ hội, du lịch tiếp tục hoạt động.
Theo người lao động
Thương lái ngừng mua thanh long vì dịch corona
Ảnh hưởng của dịch corona, nhiều nhà vườn ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu "đứng ngồi không yên" khi mức giá thanh long đột ngột giảm sâu, không ai mua...
Những ngày đầu năm, nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu "đứng ngồi không yên" khi mức giá thanh long đột ngột giảm sâu, thậm chí có nơi thương lái không thu mua. Nguyên nhân là vì dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona đang hoành hành ở Trung Quốc khiến tình hình tiêu thụ nông sản từ Việt Nam qua thị trường này đang vấp phải nhiều trở ngại.
Thời điểm này, dù thanh long đang vào vụ thu hoạch sau Tết Nguyên đán nhưng nhiều chủ vựa ở Bà Rịa Vũng Tàu đã không thu mua thanh long hoặc mua với giá rất thấp do đối tác nhập khẩu phía Trung Quốc từ chối nhận đơn hàng.
Thanh long đến ngày thu hoạch nhưng thanh long vẫn chưa có người đến mua.
Cách đây 2 tuần, thương lái đã đến vườn thanh long của gia đình ông Nguyễn Văn Phúc, ấp 2, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc để đặt cọc hẹn ngày mai sẽ đến thu mua. Tuy nhiên, thời điểm này vẫn chưa thấy thương lái quay lại hỏi hàng.
Theo ông Phúc: "Giờ giá cả thấp quá thì nhà vườn chúng tôi cũng phải chấp nhận, giờ mong nhà nước giúp sao để qua giai đoạn này. Người trồng chúng tôi khó khăn lắm, Thanh Long không để được lâu ngày, trái chính là phải hái hết nếu không thì phải bỏ".
Cùng cảnh ngộ với ông Phúc, ông Lê Hữu Nghị, ngụ ấp 1, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc cho biết, hiện tại thanh long của nhiều vườn trên địa bàn xã đã chín, mà bán giá chỉ từ 2.000 - 5.000 đồng/kg thì không đủ chi phí đầu tư, khiến nhiều vườn lỗ nặng, trong khi đó tình hình dịch bệnh corona không biết đến khi nào mới hết để việc xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc được thuận lợi hơn.
Thương lái ngừng thu mua người trồng thanh long điêu đứng.
"Nghề nông mà bị cửa khẩu đóng cửa là gặp khó khăn, hiện tại thanh long chín chỉ bán được giá 2.000 - 3.000 đồng/kg thì không đủ chi phí cho tiền chăm sóc cây. Chỉ mong nhà nước có biện pháp như thế nào hỗ trợ người dân trong lúc khó khăn này", ông Lê Hữu Nghi chia sẻ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước Tết Nguyên đán thương lái thu mua thanh long với giá từ 35.000 - 45.000 đồng/kg, sau Tết thương lái không thu mua dù giá rớt xuống thấp.
Bà Nguyễn Thị Lý, một chủ vựa thu mua thanh long ở huyện Xuyên Mộc cho biết, các chủ kho báo lại mức giá đã lao dốc chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg, với giá này thì người kinh doanh không có lời.
"Bây giờ cửa khẩu đóng, không cho qua lại, chúng tôi cũng không biết làm sao! Các vựa thu mua cũng đóng cửa hết luôn nên bà con nông dân chịu nhiều ảnh hưởng", bà Lý nói.
Hiện tại thanh long chín chỉ bán được giá 2.000 - 3.000 đồng/kg thì không đủ chi phí cho chăm sóc.
Nhiều nhà vườn cho biết, đây là thanh long trái vụ, chi phí điện, nước, phân bón, thuốc cao gấp nhiều lần so với chính vụ, để đầu tư cho 1ha thanh long trái vụ nông dân phải bỏ ra gần trăm triệu đồng.
Theo Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc, người trồng thanh long chỉ tập trung ở 2 xã, Bông Trang và Bưng Riềng với khoảng 900 ha, sản lượng hàng năm khoảng 1.800 tấn. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của loại nông sản này. Thời điểm này, tuy chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng số lượng thanh long không bán được có nguy cơ bị cắt bỏ nếu không các cành sẽ héo do bị vắt kiệt sức để nuôi trái, và như vậy sẽ ảnh hưởng năng suất thanh long ở các vụ tiếp theo.
Trước tình hình dịch bệnh viêm hô hấp do chủng mới của virus Corona diễn biến phức tạp, việc thông thương với phía Trung Quốc bị hạn chế, vì thế giá thanh long dự báo sẽ còn ở mức thấp trong thời gian tới.
Theo thegioitiepthi
Rau xanh ở siêu thị khan hiếm, kệ hàng trống trơn, chợ dân sinh giá đắt gấp 2-3 lần Rau củ quả sau Tết giá tăng mạnh, nhiều siêu thị tại Hà Nội khan hiếm hàng, các kệ rau trống trơn không còn gì để bán. Ở siêu thị: Rau xanh khan hiếm, giá tăng gấp đôi không đủ hàng bán cho khách Theo khảo sát của phóng viên, tại nhiều siêu thị lớn ở Hà Nội , các mặt hàng thịt...