Gia tăng nạn buôn bán ‘tiểu hổ’
Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Four Paws, hàng năm có khoảng 1 triệu cá thể mèo bị giết thịt tại Việt Nam phục vụ cho nhu cầu ‘ẩm thực’. Mặc dù diễn biến của đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hạn chế về mặt giao thương nhưng nạn buôn bán thịt mèo vẫn đang gia tăng.
Lời đồn về một loại thực phẩm “biệt dược”
Hiện đang có rất nhiều quan điểm khác nhau về thịt mèo như đây là loại thực phẩm có dinh dưỡng cao hơn các loại thịt khác, có thể chữa được bệnh hay ăn thịt mèo vào dịp cuối tháng có thể xua đuổi vận đen đủi, Đặc biệt, ăn thịt mèo đen hay mèo Mun còn chữa được bệnh nan y…
Cho dù, tất cả những điều trên đều không có bất cứ một bằng chứng khoa học nào nhưng mèo vẫn đang bị săn bắt để lấy thịt, thậm chí còn là món hàng siêu lợi nhuận. Một con mèo sống được bán với giá khoảng 6,50 đô la Mỹ (5,70 Euro) mỗi kg nhưng một kg thịt của chúng có giá 8,50 đô la Mỹ (7,50 Euro). Theo báo cáo mới nhất của FOUR PAWS và Tổ chức Thay đổi vì động vật, mèo đen còn có giá cao nhiều. Các thương lái bán mèo đen sống với giá 8,50 đô la Mỹ (7,50 Euro) mỗi kg, còn thịt sống của chúng có giá lên tới 21,50 đô la Mỹ (18,90 Euro).
Mèo là thú cưng, cần được yêu thương
Video đang HOT
Hàng ngày hay bất kể lúc nào đều có thể thấy một sinh mạng mèo bị giết hại để lấy thịt. Một số nhà hàng mua thì trực tiếp từ những kẻ trộm mèo và tự giết mổ tại cơ sở của họ nhưng đa phần là giao thương với các nhà bán buôn và lò mổ.
“Những người bán buôn nhốt mèo trong những lồng nhỏ nhiều ngày để chờ thu thập đủ số lượng vận chuyển. Những con mèo bị bỏ đói khát, được vận chuyển hàng trăm cây số để đến các lò mổ rải rác khắp Việt Nam.” Lola Webber – nhà đồng sáng lập và Giám đốc Chương trình của Tổ chức Thay đổi vì Động vật cho biết.
Ngày 12 tháng 8 vừa qua, FOUR PAWS và Tổ chức Thay đổi vì Động vật đã công bố kết quả điều tra toàn quốc của về hoạt động buôn bán thịt mèo trái phép ở Việt Nam. Con số một triệu con mèo bị buôn bán và bị giết mổ dã man đã cho thấy mức độ vô cùng nghiêm trọng của nạn buôn bán này.
Hiện nay do việc nghiêm cấm bắt trộm và tiêu thụ thịt mèo không còn hiệu lực khiến cho thị trường buôn bán quay lại nhộn nhịp. Hà Nội và Thái Bình là một trong những điểm nóng về vấn đề này, với mạng lưới rộng lớn và tinh vi bao gồm hàng trăm nhà hàng, khu vực nuôi nhốt và lò mổ.
Trạm cứu hộ chó mèo – Center of Pet Animal Protecitions and Studies là một trong những đơn vị đầu tiên tiếp nhận và cứu trợ động vật bị bỏ rơi có trụ sở chính tại Hà Nội. Công việc của Trạm chủ yếu là tìm và cứu hộ những “thú cưng” vô chủ, lang thang hoặc bị ngược đãi đem về chữa trị, chăm sóc. Hiện nay, Trạm đang hoạt động trên cộng đồng mạng xã hội facebook với hơn 500 ngàn thành viên. Tháng 7 vừa qua, Trạm đã giải cứu thành công hơn 50 chú mèo mèo đang bị nhồi nhét trong một chiếc lồng chật chội trong tình trạng đói lả, ngạt thở và yếu ớt.
Tại Việt Nam, FOUR PAWS hợp tác với Tổ chức Thay đổi vì Động vật đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, vận động mọi người nhận thức được tầm quan trọng của mèo và dừng việc tiêu thụ thịt của chúng. Khởi động vào cuối năm ngoái, chiến dịch ủng hộ chấm dứt nạn buôn bán thịt mèo đã thu hút và nhận được hơn 830 ngàn chữ ký. Tổ chức FOUR PAWS hy vọng sẽ thu được kết quả khả quan hơn để chấm dứt tình trạng giết hại và ăn thịt mèo chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Campuchia mỗi năm giết thịt hơn 3 triệu con chó
Tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu Four Paws vừa đóng cửa một lò mổ chó tại tỉnh Kampong Thom, Campuchia. Đây là nơi cung cấp thịt chó lớn nhất khu vực.
Lò mổ chó này trước đây giết thịt khoảng 3.000 con mỗi năm. Sau đó, thịt chó được mang đi tiêu thụ tại Siem Riep.
Các chú chó được giải cứu.
"Đây là một dấu mốc đáng ghi nhớ của Campuchia trong việc chấm dứt buôn bán và giết hại chó mèo. Chúng tôi cũng đã thành công khi làm việc với người chủ của lò mổ này, người mà cũng không muốn làm cái nghề này nữa...", Tiến sĩ Katherine Polak - người đứng đầu Chiến dịch chăm sóc động vật đi lạc của Four Paws ở Đông Nam Á cho biết.
Vào cuối năm 2019, Four Paws cũng đóng cửa được một lò mổ lớn cung cấp thịt chó tại Camphuchia. Việc đóng cửa lò mổ là một hành động trong tiến trình cấm ăn thịt chó ở Campuchia. Ước tính có khoảng 3 triệu con chó, bao gồm cả những con bị đánh bắt, bị giết thịt tại Campuchia mỗi năm.
Các con vật bị đối xử dã man ở tất cả các khâu trong quá trình buôn bán.
Các điều tra của Four Paws tiết lộ, các con vật đều bị đối xử dã man ở tất cả các khâu trong quá trình buôn bán, từ lúc bị bắt cho đến khi bị giết thịt. Ở Campuchia, hầu hết các con chó bị giết bằng cách dìm chết, treo cổ hoặc chọc tiết.
Ngoài tỉnh Siem Riep vừa ban bố lệnh cấm buôn bán giết hại chó mèo, thì chưa có một điều luật cụ thể nào ở Campuchia ngăn cấm nạn buôn bán này. Song pháp chế đã được lập và nếu được kích hoạt, nạn buôn bán chó mèo sẽ giảm dần.
Four Paws kêu gọi một lệnh cấm buôn bán thịt chó, mèo dã man xuyên suốt Campuchia và toàn vùng Đông Nam Á, vì đó là mối đe dọa đến phúc lợi của vật nuôi cũng như sức khỏe cộng đồng.
Truyện cười: Nghệ thuật bán hàng Ông chủ: - Ngay mai, cac cô phai ăn măc thât môt va trang điêm thât đep nhe. Một nhân viên đứng lên hỏi: - Mai co khach đăc biêt ha sêp? - Không, ngay mai phai ban cho hêt chô thit bo gia. - !?! * Khách hàng hỏi nhân viên: - Cái gì đây? Chuối à? Cho tôi 5 kg. Gói...