Giá ô tô sẽ giảm khi thuế tiêu thụ đặc biệt giảm?
Nếu đề xuất miễn thuế TTĐB với linh kiện sản xuất trong nước của Bộ Tài chính được áp dụng, không chỉ giúp thúc đẩy sản xuất mà còn giúp giá xe giảm.
Thuế giảm, giá xe sẽ giảm?
Bộ Tài chính vừa có văn bản số 655/BTC-CST gửi Thủ tướng về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2015/NĐ -CP.
Tại văn bản này, Bộ Tài chính đề cập tới đề xuất sửa Luật thuế theo hướng – “Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng ô tô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước”.
Như vậy, theo tính toán, nếu được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với phần linh kiện sản xuất trong nước thì chí phí cho giá thành sản xuất ô tô sẽ giảm. Từ đó, giá xe cũng sẽ giảm và người tiêu dùng có nhiều cơ hội tiếp cận với các mẫu xe hơn.
Nếu được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện sản xuất trong nước thì giá thành sản xuất ôtô sẽ giảm.
Theo Bộ Tài chính, chính sách này được thực hiện sẽ khuyến khích các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu.
Tuy nhiên, dẫn quy tắc đối xử quốc gia nêu tại Điều III Hiệp định GATT của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bộ Tài chính lo ngại nếu hướng dẫn giá tính thuế TTĐB được trừ đi giá trị linh kiện sản xuất trong nước “có thể sẽ vi phạm cam kết về phân biệt giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước”.
Đây cũng là điều mà chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long lo ngại. Theo ông, đề xuất này của Bộ Tài chính là nhằm khuyến khích tăng tỉ lệ nội địa hóa của các dòng xe lắp ráp, thúc đầy sử dụng các linh kiện sản xuất trong nước nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này lại liên quan đến các quy định của Hiệp định GATT do đó nếu áp dụng nên cẩn trọng.
Video đang HOT
“Một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia cũng áp dụng quy định trừ giá trị linh kiện nhập khẩu hoặc ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước trong một thời gian ngắn 3-5 năm. Do đó, ở Việt Nam cũng chỉ có thể áp dụng tương tự vậy và các doanh nghiệp cần biết tận dụng cơ hội này. Khi thuế TTĐB giảm thì giá xe sẽ giảm và giúp xe trong nước nâng cao tính cạnh tranh với các dòng xe nhập khẩu” – PGS.TS Ngô Trí Long nhận định.
Còn theo chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh, nếu đề xuất của Bộ Tài chính được thông qua, giá thành ô tô trong nước sẽ giảm bởi trừ được phần phụ tùng ở trong nước. Tuy nhiên, phần phụ tùng đó là bao nhiêu (nội địa hóa) cần phải được xác minh rõ bởi hiện nay đối với việc này đang có những cách tính khác nhau.
Theo TMV,huế TTĐB chỉ là một trong những yếu tố cấu thành giá của xe.
Về phía doanh nghiệp, đại diện Công ty Toyota Việt Nam (TMV) cho biết, giá xe được quyết định dựa trên nhiều yếu tố và thuế TTĐB chỉ là một trong những yếu tố. Mỗi hãng đều có những chiến lược riêng. Do đó, việc giảm thuế giúp giảm giá xe chưa thể khẳng định được vì còn nhiều yếu tố chi phối.
Cũng theo đại diện TMV: “Trong ngành công nghiệp ô tô, sản lượng là yếu tố cốt lõi đối với sự phát triển và năng lực cạnh tranh. Khi bạn đánh giá sự cạnh tranh với các quốc gia khác, ví như Indonesia hay Thái Lan, mức độ cạnh tranh thấp hơn nhiều, phần lớn là do doanh số thấp. Vì vậy, điều đầu tiên chúng tôi cần làm là tăng doanh số bán hàng.
Cùng với đó, việc cạnh tranh với các quốc gia khác, doanh số ảnh hưởng tới giá thành, nhưng giá thành không phải yếu tố duy nhất. Một yếu tố quan trọng khác, đó là chất lượng. Ngay cả khi đủ sản lượng, chúng tôi cũng không có đủ nhà cung cấp linh kiện đủ chất lượng, nếu như vậy thì vô nghĩa. Vì vậy, điều thứ 2 chúng tôi cần làm là cố gắng hỗ trợ các nhà cung cấp nội địa”.
Muốn giảm giá xe, ngành công nghiệp hỗ trợ phải phát triển
Việc Bộ Tài chính đề xuất sửa Luật thuế theo hướng – “Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng ô tô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước”, cũng là muốn thúc đấy sản xuất trong nước, sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô…khuyến khích công nghiệp hỗ trợ phát triển và giảm giá xe cho người tiêu dùng.
Nền công nghiệp hỗ trợsản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam vẫn còn hạn chế
Tuy nhiên, theo ông Lương Đức Toàn, phó Trưởng phòng Phòng Công nghiệp chế biến, chế tạo – Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), đầu tư cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô tại Việt Nam còn mang tính nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra ít cả về chủng loại và sản lượng. Sức cạnh tranh quốc tế của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) sản xuất, lắp ráp ô tô còn hạn chế, nhất là sản phẩm của các doanh nghiệp nội địa.
Theo đại diện TMV, thị trường ô tô Việt Nam hiện vẫn còn rất non trẻ, do đó, một phương án tiếp cận toàn diện nên được đưa vào thực hiện trong tương lai.
Đầu tiên, cần dài hạn nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của thị trường ô tô, giữ tỉ lệ cân bằng giữa xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc. Thứ 2, cần hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước để giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách giữa xe sản xuất lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu. Thứ 3, cần công bằng với tất cả các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Thứ 4, cần hỗ trợ đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô.
Trong khi đó, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Thaco Trường Hải, trong công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp giảm giá thành, định vị sản phẩm cho dòng xe tải, bus và xe con. Nếu doanh nghiệp có thể tự sản xuất được linh kiện với quy mô lớn, hoặc trao đổi linh kiện phụ tùng với các nhà sản xuất khác sẽ là yếu tố thuận lợi góp phần giảm chi phí.
Vì vậy, theo ông Lương Đức Toàn, muốn phát triển CNHT ngành ô tô cần nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu; Thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm thị trường trong nước và ngoài nước, đặc biệt với một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc…
Theo doanhnghiepvn.vn
Sẽ miễn thuế linh kiện xe điện, tăng thuế nhập khẩu xe tải?
Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Tờ trình Chính phủ về việc xây dựng Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16.11.2017.
Mẫu xe điện IDG EV A dự kiến sẽ được VinFast đưa vào sản xuất.
Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung đối tượng xe ô tô thân thiện môi trường gồm ô tô chạy điện, xe hybrid, xe sử dụng hoàn toàn nhiên liệu sinh học, xe chạy bằng khí nén thiên nhiên CNG vào chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô.
Việc xác định chủng loại xe sản xuất, lắp ráp của doanh nghiệp có phù hợp với chủng loại xe thân thiện môi trường theo quy định của chương trình ưu đãi thuế đối với linh kiện ô tô hay không căn cứ vào tiêu chí kiểu động cơ và loại nhiên liệu nêu tại Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô sản xuất, lắp ráp do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.
Theo Bộ Tài chính, việc bổ sung các loại hình xe thân thiện với môi trường vào nhóm hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện là nhằm khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường đúng với định hướng của Chính phủ tại Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Như vậy, nếu đề xuất này được đưa vào nghị định mới của Chính phủ, mặt hàng linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô thân thiện với môi trường cũng sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%, qua đó giúp giá thành loại hình xe thân thiện với môi trường được giảm xuống.
Cùng với việc bổ sung xe thân thiện với môi trường vào nhóm ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện, Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng thuế nhập khẩu đối với một số loại ô tô tải nhập khẩu nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất và tiêu thụ ô tô tải sản xuất trong nước, đồng thời thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Giá xe tải nhập khẩu có thể sẽ tăng lên do tăng thuế.
Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình thực hiện Nghị định 125 của Chính phủ đã phát sinh một số vướng mắc và phản hồi từ doanh nghiệp.
Chẳng hạn, một số doanh nghiệp ô tô đã kiến nghị tăng thuế đối với các dòng xe ô tô tải nhập khẩu trên 5 tấn đến dưới 45 tấn (xe tự đổ, xe chassi, xe đầu kéo....) và các loại xe chuyên dùng (xe trạm trộn bê tông, xe cần cẩu, xe chở xi măng kiểu bồn..." lên mức 40%, tương đương với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, sau khi tính toán, Bộ Tài chính đề xuất sẽ áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng ô tô tải đông lạnh, ô tô thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải, ô tô xi téc; ô tô chở xi măng kiểu bồn, ô tô chở bùn có thùng rời nâng hạ dưới 45 tấn lên cùng mức 25%. Mức thuế suất hiện hành của nhóm mặt hàng này đang áp dụng là 20%.
Đề xuất này được nhận định là phù hợp với thực tế và sẽ kích thích phát triển công nghiệp ô tô trong nước. Bởi lẽ, hiện nay các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư dây chuyền để sản xuất, lắp ráp xe tải hạng trung, hạng nặng và xe chuyên dùng, công suất gấp 3 lần nhu cầu thị trường, đạt khoảng 45.000 xe các loại. Trong khi đó, thuế suất các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia đang quy định mức cao đối với các mặt hàng xe tải 40%-60%.
Theo dân việt
Hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài sẽ tham dự Vietnam AutoExpo 2019 Bên cạnh sự hiện diện của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước, tại triển lãm Vietnam AutoExpo 2019 còn có các khu trưng bày riêng của các doanh nghiệp đến từ Nga, Đức, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Triển lãm quốc tế lần thứ 16 về Phương tiện giao thông, vận tải và...