Giá lợn hơi ở Thái chỉ 55.000 đồng/kg, doanh nghiệp Việt xin nhập gấp 80 vạn con lợn sống về giết mổ
Rẻ hơn nhiều so với giá lợn hơi trong nước, nhiều doanh nghiệp đã đăng ký nhập lợn sống của Thái Lan về mổ để tăng nguồn cung mặt hàng này trên thị trường.
Chính thức cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan
Theo ghi nhận, giá lợn hơi tại thị trường Thái Lan đang dao động trong mức 55.000 – 57.000 đồng/kg. Mặc dù giá lợn hơi tại Việt Nam đang có chiều hướng giảm xuống chỉ còn 90.000-94.000 đồng/kg nhưng nếu so sánh với mức giá lợn hơi của Thái thì cao gần gấp đôi và vẫn khá đắt đỏ.
Theo đó, quyết định mới nhất của Bộ NN-PTNT, từ hôm nay (12/6) chính thức cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam để nuôi, mổ thương phẩm. Doanh nghiệp tự do đăng đăng ký theo nhu cầu chứ không giới hạn bằng hạn ngạch.
Nhiều doanh nghiệp Việt đã nhanh chóng đăng ký nhập khẩu lợn. Tính đến ngày 11/6, các doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu 80 vạn con lợn sống từ Thái Lan.
Cũng theo ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) khẳng định, việc cho nhập lợn sống từ Thái Lan về mổ thương phẩm sẽ tác động đến giá lợn hơi trong nước, giúp giá mặt hàng này hạ nhiệt.
Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cũng cho hay cơ quan hai nước đã thoả thuận được mẫu chứng nhận kiểm dịch.
Quy định nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan
Video đang HOT
Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan cũng phải trải qua các quy định nhập khẩu khá nghiêm ngặt. Cụ thể, lợn sống của Thái Lan được phép nhập về Việt Nam phải nằm trong vùng bán kính 10km không có dịch bệnh trong 12 tháng; lợn không được tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nơi xuất hàng, không có biểu hiện bệnh vào ngày xuất khẩu.
Ngoài ra, lợn sống nhập về Việt Nam còn phải đáp ứng các điều kiện như: Thức ăn chăn nuôi không có chất cấm, tiêm phòng đầy đủ các loại dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh,… Đặc biệt, phải được lấy mẫu xét nghiệm không quá 30 ngày và âm tính với dịch tả lợn châu Phi.
Đối với doanh nghiệp: Phải có xe vận chuyển lợn chuyên dụng, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và phúc lợi động vật. Đồng thời phải có cơ sở nuôi cách ly kiểm dịch đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Cơ quan Thú y sẽ tổ chức thực hiện cách ly kiểm dịch, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định.
Đối với lợn thương phẩm, đến thời kỳ mổ sẽ cách ly, thực hiện xét nghiệm Dịch tả lợn châu Phi, nếu trong 5 ngày không phát hiện dương tính sẽ được đưa đi mổ.
Giá thị lợn hơi tại Việt Nam ngày 14/6
Theo ghi nhận thị trường heo hơi miền Bắc tiếp tục giảm sâu từ 1.000 – 4.000 đồng/kg sau thông tin heo sống của Thái Lan chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 12/6.
Cụ thể, mức giảm sâu nhất 4.000 đồng/kg diễn ra tại Thái Bình, Hà Nội. Giá heo hơi tại hai khu vực này lần lượt là 93.000 đồng/kg và 90.000 đồng/kg. Yên Bái, Lào Cai đồng loạt giảm 3.000 đồng/kg, cùng thu mua heo hơi với giá 92.000 đồng/kg. Giá heo hơi tại Nam Định hôm nay còn 91.000 đồng/kg sau khi giảm 2.000 đồng, gang bằng với Tuyên Quang. Bắc Giang, Ninh Bình giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, mức giá dao động trong khoảng từ 93.000 – 94.000 đồng/kg.
Còn tại thị trường miền Trung – Tây Nguyên hôm nay khá trầm lắng, dao động trong khoảng 85.000 – 89.000 đồng/kg. Theo đó, giá heo hơi ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh dao động trong khoảng 89.000 – 91.000 đồng/kg; tương tự, giá heo hơi ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế ở mức 85.000 – 88.000 đồng/kg.
Cùng theo đà giảm miền Bắc, giá heo hơi hôm nay tại thị trường miền Nam lao dốc mạnh mẽ ở hầu hết các địa phương, mức giảm sâu nhất lên đến 5.000 đồng/kg. Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Sóc Trăng đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, giá heo hơi dao động trong khoảng từ 90.000 – 92.000 đồng/kg. Thủ phủ Đồng Nai giảm sâu 5.000 đồng/kg, có giá 88.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá tại Vĩnh Long. TP HCM giảm 3.000 đồng/kg, rời mốc 90.000 đồng/kg về 87.000 đồng/kg.
Doanh nghiệp chăn nuôi 'ém hàng' gây hiệu ứng đẩy giá thịt lợn
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng phải qua 2-5 khâu trung gian, một số doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn không xuất hoặc hạn chế xuất lợn hơi nên gia tăng hiệu ứng thiếu nguồn cung, làm tăng giá lợn thịt.
Ngày 6/5, tại hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã làm mất cân đối cung cầu thịt lợn.
Giá lợn hơi tăng từ tháng 8-12/2019 từ 42.000 - 90.000 đồng/kg. Từ tháng 1-3/2020, giá giảm từ 90 nghìn đồng xuống 73.000 đồng/kg lợn hơi tại cửa chuồng.
Từ 1/4, thực hiện cam kết với Chính phủ, 15 DN chăn nuôi lớn đã giảm giá xuống 70.000 đồng/kg lợn thịt tại nơi xuất chuồng.
Tuy nhiên, từ giữa tháng 4/2020, giá lợn thịt có xu hướng tăng đến 70-80 nghìn đồng/kg lợn hơi. Những ngày gần đây, giá lợn thịt ổn định ở mức cao trên dưới 80.000 đồng/kg.
Lý giải vì sao giá lợn vẫn tăng cao, Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, ngoài vấn đề mất cân đối cung cầu do DTLCP, việc 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn (cam kết giảm giá lợn hơi còn 70.000 đồng/kg từ 1/4) chỉ chiếm thị phần 35% lợn thịt, còn lại 65% thị phần do doanh nghiệp nhỏ, trang trại, hộ nông dân chưa đồng bộ xuống giá. Do vậy, chưa đủ sức để kéo giá bình quân xuống 70.000 đồng/kg lợn hơi.
Đáng lưu ý, ông Tiến cho rằng, có một số doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn không xuất hoặc hạn chế xuất lợn thịt nên gia tăng thêm hiệu ứng thiếu nguồn cung làm tăng giá lợn thịt. Cùng đó, giá lợn thịt xuất chuồng đến tay người tiêu dùng qua 2-5 khâu trung gian, khiến giá thịt lợn tăng khoảng 43%.
Việc giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng, chi phí phòng chống dịch cũng cao...đã tác động lớn đến giá lợn hơi.
Ông Tiến cho biết, giá thịt lợn của Trung Quốc hiện tăng quá cao, vẫn có hiện tượng thẩm lậu lợn thịt, lợn giống và sản phẩm thịt lợn qua biên giới.
Theo Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 4/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24,89 triệu con, tương đương 80,3% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh DTLCP (khoảng 31 triệu con vào 31/12/2018), tăng trưởng bình quân 5,78%/tháng.
Hiện có 9 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn bằng hoặc cao hơn trước khi có DTLCP, có 21 địa phương có đàn lợn bằng 80-dưới 100% trước khi có dịch.
Theo thống kê, chỉ tính 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn và các điểm liên kết vệ tinh nuôi giữ khoảng 35% đàn lợn thương phẩm và tốc độ tái đàn lợn khu vực này đang rất nhanh, đạt trên 17%.
Tuy nhiên, hiện quá trình tái đàn ở các địa phương rất khó khăn, nhiều hộ chăn nuôi, các địa phương vẫn lo sợ dịch tái phát nên chưa quyết tâm vào đàn vị sợ hệ lụy.
Trong khi đó, một số địa phương chậm thanh toán tiền hỗ trợ thiệt hại do DTLCP cho người dân để duy trì sản xuất. Mặt khác, người chăn nuôi cũng gặp khó khăn khi tiếp cận chính sách về tín dụng, lãi suất ưu đãi để tái đàn, tăng đàn.
Sau phát biểu của Thủ tướng, giá lợn bất ngờ quay đầu giảm mạnh Giá lợn hơi đang có xu hướng giảm nhưng tại thị trường, giá bán lẻ thịt lợn vẫn neo ở mức cao. Kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá vào sáng 21/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để sớm giảm giá thịt lợn về khoảng trên dưới...