Giá lợn hơi giảm, sao giá chợ vẫn cao?
Dù giá lợn hơi bán ra tại các doanh nghiệp (DN) lớn đã giảm về mức 70.000 đồng/kg, lượng thịt lợn nhập khẩu tăng tới hơn 300%, nguồn cung thịt gà, vịt, trứng gia cầm, thủy sản không thiếu…,
Nhưng thật lạ, giá bán thịt lợn tại chợ và siêu thị vẫn ở ngưỡng cao nhất từ trước tới nay!?
Về nguyên nhân vì sao giá thịt lợn mãi không chịu giảm, các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo ngành nông nghiệp đều chỉ ra nguyên nhân chính do nguồn cung thiếu hụt do dịch tả lợn châu Phi, do khâu lưu thông chịu nhiều chi phí trung gian, do thói quen người tiêu dùng vẫn coi thịt lợn là thực phẩm chính…
Giá lợn hơi tăng cao là giá thật
Tại “thủ phủ lợn” Đồng Nai, theo ghi nhận của PV, giá lợn hơi đang dao động từ 85.000 – 87.000 đồng/kg, tăng từ 10.000 – 15.000 đồng/kg so với đầu tháng 4. Cá biệt một số trang trại bán lợn siêu 3 máu, loại đẹp với giá trên 90.000 đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi có thể thu lãi từ 3 – 3,5 triệu đồng/con lợn – mức lãi mà nhiều bà con cho biết, “nằm mơ” cũng không dám nghĩ là có thật.
Tiểu thương buôn bán thịt lợn tại chợ đầu mối Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội). Minh Huệ
Nhưng nhiều phân tích cho thấy, giá lợn hơi tăng cao như hiện nay là giá thật, tiền lãi đã vào túi người chăn nuôi. Chị N.T.T ở huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) cho biết, nhờ giá lợn hơi tăng cao suốt gần nửa năm liền mà gia đình chị đã trả hết 900 triệu vay nợ ngoài và lấy lại được 2 sổ đỏ đã thế chấp ngân hàng để vay vốn chăn nuôi lợn.
Nguyên nhân chính khiến giá lợn hơi tăng cao mãi không giảm, theo chị T, là do lợn hơi khan hiếm, nhiều nông hộ đã bỏ chuồng, không nuôi lợn như trước. Bên cạnh đó, giá con giống và chi phí chăn nuôi đang tăng quá cao cũng đã làm giá thành chăn nuôi 1kg lợn hơi cũng đội lên, buộc người bán phải tăng giá mới có lãi.
Video đang HOT
Việc sử dụng mệnh lệnh hành chính yêu cầu DN bán giá lợn hơi 70.000 đồng/kg như thời gian qua, dù là nhằm chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng trong lúc xảy ra dịch Covid-19, song vẫn không phát huy hiệu quả như mong muốn.
Ông Trần Hữu Trung, hộ chăn nuôi lợn ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho rằng, để hạ nhiệt giá thị trường cần chiến lược dài hơi trong việc tăng đàn, tái đàn hiệu quả để đảm bảo cung cầu.
Theo ông Trung, thời gian qua, Nhà nước hầu như không có công cụ điều tiết thị trường, gần như để thả nổi cho các bên tham gia thị trường, vì không có nhiều DN chăn nuôi lợn thương phẩm mà chủ yếu là công ty chăn nuôi lợn làm giống.
Khi thị trường “sốt” quá, Nhà nước mới đẩy mạnh khuyến khích DN nhập khẩu thịt đông lạnh. Dù lượng thịt nhập khẩu đã tăng lên hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng do người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng thịt nóng, các chợ truyền thống cũng không có tủ đông, tủ mát nên việc tiêu thụ thịt nhập khẩu bị hạn chế. Thị trường chăn nuôi do đó vẫn nằm trong tay các DN tư nhân, hoặc có vốn nước ngoài (FDI).
Đồng Nai có tổng đàn khoảng 2 triệu con, trong đó đàn lợn của các DN FDI chiếm trên 53% tổng đàn, các DN trong nước chiếm trên 3% tổng đàn, phần còn lại thuộc về nông hộ.
Lượng lợn tăng đàn trong nông hộ hiện nay không nhiều và tăng không kịp vì muốn tăng phải có con giống. Bà con chăn nuôi cũng cho biết, nếu bây giờ cho lợn mẹ mang bầu thì 4 tháng nữa mới đẻ lợn con; nuôi tiếp 6 tháng nữa mới có lợn thịt đủ trọng lượng xuất bán, tổng cộng 10 tháng.
Ông Trung tính, suốt chặng đường dài như thế khó đảm bảo không có rủi ro. Khi nông dân nghỉ nuôi thì các trang trại, các công ty sẽ chiếm ngay thị phần. Khu vực nào áp đảo hơn sẽ dễ dàng gây sức ép lên thị trường. Song các trang trại vừa và lớn hiện nay khá nhiều.
Ông Võ Văn Chánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng thừa nhận, dù rất nỗ lực, song việc tái đàn lợn nhằm góp phần tăng nguồn cung ra thị trường hiện đang gặp một số khó khăn do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó mua lợn giống, giá lợn giống đắt đỏ. Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống lớn như Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam, Japfa, Comfeed, CJ Vina Agri… hầu như chỉ cung cấp lợn giống cho các trang trại chăn nuôi trong hệ thống, không bán ra ngoài.
Tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay khoảng 2,03 triệu con, giảm trên 19% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài cung cấp cho thị trường trong tỉnh, mỗi ngày Đồng Nai cung ứng khoảng 5.000-6.000 con cho thị trường TP.Hồ Chí Minh.
Kéo giá lợn, phải hạ giá thành
Để giảm giá thịt lợn, ông Trần Hữu Trung đề nghị, Nhà nước, ngành nông nghiệp cần hỗ trợ các trang trại vừa và lớn, các DN trong nước để có sức đối trọng với DN FDI. Sau đó là đề ra chính sách để khuyến khích DN liên kết, cung cấp giống, kỹ thuật cho người chăn nuôi phát triển đàn lợn.
Ngành chăn nuôi phải phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn với sự đầu tư bài bản, tránh chạy theo phong trào. Khi đó, giá thịt lợn nên để cho thị trường tự điều tiết, kể cả chấp nhận giá lợn cao trong giai đoạn nguồn cung ít do những sự cố vượt tầm kiểm soát, trong đó có dịch bệnh.
“Đồng thời, cần có giải pháp đồng bộ từ sản xuất, qua các khâu trung gian đến tiêu thụ, chứ không chỉ dựa vào việc giảm giá ở khâu chăn nuôi” – ông Trung đề nghị.
Trong khi đó, ông Lê Văn Nghị – Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì khẳng định, muốn kéo giá lợn hơi giảm xuống thì phải hạ giá thành chăn nuôi, chính là hỗ trợ để đầu vào giảm xuống từ thức ăn chăn nuôi, con giống, lãi vay ngân hàng…
“Đặc biệt là trong thành phần giá thịt lợn hiện nay, chi phí cho khâu trung gian chiếm tới 43%, rất nhiều đối tượng tham gia, hưởng lợi nhưng lâu nay gần như buông lỏng, không kiểm soát được. Người dân còn nói muốn mua thịt lợn rẻ lên tivi mà mua. Có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có chuyện này. Thói quen ăn uống của người dân Việt Nam khá giống Trung Quốc, rất thích ăn thịt lợn nên mới dẫn đến chuyện “sốt” lợn, giá mãi không giảm được”- ông Nghị nói. Do đó, theo ông Nghị, bây giờ cần quan tâm tăng đàn, tái đàn nhanh để cân đối cung cầu, kiểm soát khâu trung gian.
Lợn hơi ngày 1/5 giá cao, người chăn nuôi khó tái đàn
Giá lợn hơi hôm nay 1/5 trên cả nước vẫn duy trì ở mức cao, hiện dao động từ 83.000 - 93.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá lợn giống cũng đang ở mức cao chưa từng có, từ 2,5-3 triệu đồng/con khiến người chăn nuôi khó tái đàn.
Theo khi nhận, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc vẫn đang được thu mua với mức rất cao từ 85.000 - 93.000 đồng/kg.
Cụ thể tại tỉnh Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá lợn hôm nay được thu mua với mức từ 90.000 - 93.000 đồng/kg.
Còn tại các tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai giá lợn đang ở mức thấp hơn từ 85.000 - 87.000 đồng/kg.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất "sát sườn" về việc bình ổn giá thịt heo, tuy nhiên, Bộ NN&PTNT lý giải rằng, có nhiều nguyên nhân khiến giá thịt lợn tăng trở lại.
Cụ thể, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn chỉ chiếm thị phần 35% heo thịt, còn lại 65% thị phần do doanh nghiệp nhỏ, trang trại, hộ nông dân chưa đồng bộ xuống giá. Vì vậy, chưa đủ sức để kéo giá bình quân xuống 70.000 đồng/kg heo hơi.
Bên cạnh đó, giá lợn hơi xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều khâu trung gian làm giá thịt lợn tăng cao (gần 43%).
Theo Bộ NN-PTNT, ngoài nhập khẩu, một trong những biện pháp giúp thịt heo hạ nhiệt là đẩy mạnh tăng đàn, tái đàn.
Song, vấn đề đáng nói là nguồn cung heo giống đang thiếu hụt, giá heo giống tăng cao, lên tới 2,7-3 triệu đồng/con. Nhiều người đặt mua heo giống để tái đàn mà chờ cả 2 tháng vẫn chưa có.
Giá lợn hơi vẫn duy trì mức cao khiến giá thịt lợn thành phẩm tại thị trường Hà Nội ở mức: 160.000- 190.000 đồng/kg tuỳ loại.
Giá thịt lợn hôm nay 30/4: Dân so giá trên tivi, tiểu thương ế cả loạt Người dân phản ứng gay gắt với giá cao khi so sánh giá nhập khẩu rẻ hơn đến 40%, tiểu thương ế cả loạt... Giá lợn hơi chững lại mức 82-84 nghìn đồng/kg, song thịt lợn móc hàm đã giảm thêm 2-3 nghìn đồng/kg đưa xuống mức 117-119 nghìn đồng/kg. Song, tiểu thương ế cả loạt do dân phản ứng giá cao... Dân...