Gia Lai: Trường mầm non vùng khó thu mỗi học sinh hơn 3 triệu đồng/năm, phụ huynh bức xúc
Mặc dù không nhận được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh tại địa phương, nhưng Ban Giám hiệu trường Mẫu giáo Hoa Phượng (xã Ia O, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non và mô hình bán trú với khoản thu mỗi học sinh lên tới hơn 3 triệu đồng/1 năm. Tuy nhiên quá trình xã hội hóa đã lộ ra nhiều điểm bất cập, gây bức xúc cho phụ huynh tại địa phương.
Theo đó, xã Ia O là 1 trong 3 xã khó khăn nhất trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Tại đây, 49% các hộ dân thuộc diện nghèo và cận nghèo. Dù vậy, nhưng từ năm 2015 tới nay, nhiều gia đình có con em học mầm mon tại trường Mẫu giáo Hoa Phượng đều phải đóng các khoản tiền trên 3,3 triệu đồng/1 học sinh/1 năm học.
Điều đáng nói, ngoài hơn 100 nghìn tiền học phí, thì toàn bộ số tiền còn lại của 18 khoản thu đều xoay quanh tiền xã hội hóa và tiền bán trú. Việc thu tiền này được Ban giám hiệu thực hiện qua giáo viên chủ nhiệm các lớp. Thậm chí, nhiều giáo viên đã bị hiệu trưởng nhà trường yêu cầu trích tiền lương để trả bù cho học sinh, thậm chí có cô giáo (xin được giấu tên) đã phải đi vay nóng hơn 30 triệu đồng để nộp bù cho học sinh.
Trường Mầm non Hoa Phương nơi phụ huynh “vùng khó” kiến nghị vì lạm thu quá nhiều khoản
Cũng vì không có tiền nên một số học sinh không dám đến trường, phụ huynh Rơ Lah Gi (làng Sung O, xã Ia O) cho biết:”Đi họp phụ huynh, nhà trường thông báo nộp tiền. Đầu tiên học là nộp 1 triệu, năm nay là lên thêm nữa, lại đóng thêm tiền ăn hàng tháng nữa. Mình không có đủ tiền nên không cho con đi học đều. Con mình lúc đi học, lúc không đi. Mình không có tiền nộp, tiền ăn hàng ngày, cô giáo nộp cho đấy…”.
Trái với nguyên tắc phụ huynh tự nguyện đóng tiền, tự thu chi và quản lý quỹ xã hội hóa, thì toàn bộ hàng trăm triệu đồng từ năm 2015 đến nay đều do Trường Mẫu giáo Hoa Phượng tự thu, chi và quản lý. Đáng nói là để chỉnh trang khuôn viên trường học, nhà trường tổ chức thu gần 500 nghìn đồng cho việc mua cây cảnh, ống nước tưới cây, máy bơm và phân bón. Tuy nhiên, thực tế, khuôn viên trường học không hề có cây cảnh, quang cảnh hết sức tiêu điều.
Dù đã thu hàng triệu đồng tiền chăm sóc và phân bón cho cây từ học sinh nhưng khuôn viên trường vẫn “hoang tàn”
Khuôn viên trường chủ yếu mấy cây tạp.
Video đang HOT
Đó là chưa kể, dù đã yêu cầu phụ huynh học sinh tự chuẩn bị đồ dùng phục vụ ăn, ngủ bán trú, nhưng Trường Mẫu giáo Hoa Phượng còn thu thêm tiền đồ dùng chung, đồ dùng bán trú, quỹ phụ huynh, quỹ học sinh với tổng số tiền lên tới hơn 8 trăm rưỡi nghìn.
Cùng với nhiều khoản thu bất minh, các khoản thực thu tại nhà trường cao hơn so với kế hoạch thu được trình lên chính quyền địa phương gần 800 nghìn đồng/1 học sinh. Lý giải điều này, bà Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Phượng cho biết:”Phân bón lao động là phân bón của Úc, giá 150 nghìn/1 lít phân nước. Tiền thuốc cỏ, mua ống nước, tiền quỹ hội phụ huynh không đưa vào, lao động trung tâm là không đưa. Đây là mình thu sau khi trình, nên không có trong hồ sơ. Bố mẹ các cháu không đi lao động nên thu 50 nghìn/1 năm/1 phụ huynh, thì hơn là một năm 3 kỳ chúng tôi đến đây lao động…”.
Chị Rơ Mah Qua (thành viên Ban chấp hành hội phụ huynh học sinh trường Mẫu giáo Hoa Phượng) cho biết, hội phụ huynh không hề được nhà trường công khai, bàn bạc về các khoản thu xã hội hóa. Việc thu chi tiền xã hội hóa tại đây đều không được thông qua Ban chấp hành hội.
Chị Qua cho biết:”Cái đó là bên nhà trường tự thu hết, bên hội phụ huynh không biết, không quản lý, không chi luôn. Hội phụ huynh không biết gì luôn. Cô hiệu trưởng cứ nói là làm hàng rào, bảo phụ huynh đóng tiền, nhưng đóng cũng không thấy làm gì hết. Ngay cả tiền cảnh quan, tiền cây cảnh đấy cũng không có luôn. Tiền mua quạt, đóng rồi nhưng đóng không thấy quạt đâu cả.”.
Các khoản khí ở ngôi trường nghèo đè nặng lên vai các phụ huynh.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Phương Huệ (Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai) cho biết, chủ trương xã hội hóa và mô hình bán trú được ngành giáo dục Gia Lai khuyến khích tại những nơi có điều kiện thuận lợi. Và việc thực hiện phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc phụ huynh tự nguyện đóng góp, thu chi và quản lý. Do đó, việc tổ chức thực hiện tại trường Mầm non Hoa Phượng có nhiều điểm chưa đúng. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức Đoàn thanh tra để kiểm tra toàn bộ hoạt động tài chính tại đơn vị này.
“Có một số mục thu ở đây, tôi nghĩ là nhà trường cần phải xem lại. Ví dụ như phân bón, lao công, quỹ hội phụ huynh, lao động trung tâm…khi mà họ thu thì phải đưa dự toán chi, hoặc được sự thống nhất của hội phụ huynh học sinh, hoặc có sự cho phép của các cơ quan, chính quyền địa phương thì họ mới được thu. Đối với vùng sâu, vùng xa, nếu tổng thu của 1 cháu 1,8 triệu đến 1,9 triệu thì quá cao. Vì điều kiện phụ huynh ở đó nghèo mà thu như thế thì rất khó khăn. Về phía trường mầm non Hoa Phượng, chúng tôi sẽ làm việc với Phòng Giáo dục Đào tạo có những kế hoạch để nắm bắt thêm thông tin…”, bà Huệ cho hay.
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Mô hình Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm: Phù hợp nền giáo dục hiện đại
Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc cải cách giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc cải cách giáo dục chủ yếu quan tâm đến giáo dục phổ thông mà ít quan tâm đồng bộ đến cải cách, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường sư phạm.
Trường sư phạm chưa đáp ứng được nhu cầu cải cách của các trường phổ thông là một thực tế chúng ta buộc phải nhìn nhận.
Hai điểm bất cập
Thứ nhất, nội dung kiến thức giảng dạy ở bậc đại học và chương trình dạy học ở phổ thông không ăn khớp (kiến thức chuyên ngành và phương pháp dạy học). Các khoa Sư phạm không có mối liên hệ mật thiết với các Sở giáo dục. Đội ngũ giảng viên đại học ít có cơ hội tiếp xúc với thực tế phổ thông nên không nắm rõ về chương trình, không am hiểu thực tiễn giảng dạy. Mối quan hệ giữa hệ thống trường sư phạm với hệ thống trường phổ thông ngày càng lỏng lẻo.
Thứ hai, một trong những hệ quả của việc xa rời thực tế nói trên đó là sinh viên được học "lý thuyết" quá nhiều mà khả năng "thực hành" thì quá yếu kém. Khi bước chân vào thực tế giảng dạy (kiến tập, thực tập, đi dạy sau khi ra trường...), các em không bắt kịp những đổi mới ở phổ thông. Nguyên nhân có lẽ là vì "học không đi đôi với hành".
Nhận thức sâu sắc những mặt hạn chế nói trên trong đào tạo sinh viên sư phạm, năm 2008 Trường Đại học An Giang đã thành lập TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM có nhiều cấp học. Sự ra đời của Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm là vô cùng phù hợp với xu hướng của nền giáo dục hiện đại trong thời kì hội nhập.
Thực tiễn từ Đại học An Giang
"Mỗi trường đại học sư phạm phải có ít nhất một trường thực hành sư phạm có quy mô phù hợp với yêu cầu thực hành sư phạm". Nội dung này được quy định trong Quy chế Trường Thực hành Sư phạm của Bộ Giáo dục & đào tạo đã phần nào khẳng định được vai trò, vị trí của trường thực hành sư phạm trong công tác đào tạo giáo viên. Trường Phổ thông thực hành Sư phạm trực thuộc Trường Đại học An Giang đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Điều 3 của Quy chế Trường Thực hành Sư phạm.
Công tác phối hợp đào tạo sinh viên sư phạm luôn được trường chú trọng. Tại đây, sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên sư phạm Ngữ văn nói riêng có thể thông qua các hoạt động cụ thể ở trường để: "Tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của trường trung học phổ thông; quan sát, tìm hiểu hoạt động giáo dục ở các khối lớp; tìm hiểu và thực hành các khâu chuẩn bị dạy học, các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên; dự một số hoạt động mẫu về dạy học và giáo dục của giáo viên trung học phổ thông, tập dượt một số hoạt động có chọn lọc về dạy học và giáo dục; dự một số giờ thực hành về nghiệp vụ do các giảng viên trường đại học sư phạm hoặc các giáo viên trường trung học phổ thông thực hiện tại trường thực hành".
Hằng năm, trường Phổ thông Thực hành Sư phạm luôn kết hợp chặt chẽ với Khoa Sư phạm làm tốt công tác rèn nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm cho sinh viên của Đại học An Giang. Nhà trường xem đây là nhiệm vụ chủ đạo xuyên suốt trong năm học. Các hoạt động này luôn được thực hiện nghiêm túc, có kiểm tra nhắc nhở và rút kinh nghiệm qua mỗi đợt.
Thông qua các hoạt động kiến tập và thực tập này, sinh viên có cơ hội để học việc, tập sự những công việc của một người giáo viên về công tác chuyên môn, phong trào và cả hoạt động chủ nhiệm lớp. Bộ môn Ngữ văn, khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang cũng cử nhiều giảng viên xuống trực tiếp dự giờ thực tập cùng giáo viên phổ thông để cùng đánh giá kết quả thực tập của sinh viên.
Không chỉ tạo cơ hội cho sinh viên được học hỏi từ thực tế giảng dạy ở phổ thông, nhà trường và các giáo viên hướng dẫn còn đặc biệt chú ý nâng cao ý thức của của các em sinh viên sư phạm về công tác chủ nhiệm lớp, giúp cho các em nhận thức được công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng trong giảng dạy, góp phần quyết định trong việc phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường và trong việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trường học.
Không chỉ phối hợp đào tạo sinh viên sư phạm, Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm còn tạo điều kiện cho các giảng viên khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang có cơ hội được dạy ở phổ thông để các giảng viên bắt kịp tình hình phổ thông, cập nhật, hoàn thiện và đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đại học của mình, rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục đại học và phổ thông.
Kiến nghị và đề xuất
Việc thành lập Trường Thực hành Sư phạm trực thuộc các trường đại học là một gợi ý hay và thiết thực để cả giảng viên và sinh viên sư phạm nói chung và sư phạm Ngữ văn nói riêng có điều kiện tiếp xúc, am hiểu thực tế phổ thông. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học sư phạm và các Sở Giáo dục để có được sự tương đồng, ăn khớp giữa việc đổi mới giáo dục phổ thông và đổi mới đào tạo giáo viên ở đại học sư phạm.
Ở trường sư phạm, sinh viên muốn giảng dạy được tốt phải xem các giờ dạy mẫu như thế nào. Dạy mẫu được coi là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Sau khi học lý thuyết, sinh viên phải được xem mẫu, được nhận diện và phân tích qua mẫu, làm thuần thục theo mẫu, sau đó mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian kiến tập và thực tập và các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm còn quá ngắn, không đủ cho sinh viên được quan sát nhiều giờ dạy mẫu. Vì vậy, nên ghi hình lại các tiết dạy mẫu của giáo viên trường Phổ thông Thực hành Sư phạm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc các tiết tập giảng của sinh viên để minh họa trong những giờ học lý thuyết ở giảng đường đại học.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai thí điểm, ứng dụng các thành tựu khoa học giáo dục của giảng viên, sinh cần được tăng cường hơn nữa, đồng thời phải mang tính thiết thực và cập nhật.
Hình thức tổ chức hoạt động thực hành sư phạm cho sinh viên cần đa dạng hơn. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành sư phạm của sinh viên sư phạm.
Kết quả thực hành sư phạm của sinh viên phải được đánh giá một cách chính xác, khoa học. Muốn được như vậy phải xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá theo yêu cầu đặc thù của bộ môn Ngữ văn và bám sát những nội dung thực hành sư phạm. Kết quả đánh giá này phải được đưa vào hồ sơ tốt nghiệp cũng như hồ sơ xin việc của sinh viên như một sự thẩm định của nơi đào tạo về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó cần có một hội đồng riêng để đánh giá một cách khách quan, chính xác, công bằng và thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo: "Trường sư phạm cần đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm của sinh viên qua một hội đồng riêng với sự tham gia của các giáo viên, các nhà sư phạm chuyên sâu về nghiệp vụ sư phạm (có thể mời các giáo viên phổ thông dạy giỏi). Điểm nghiệp vụ sư phạm này có thể coi là một trong những điểm đánh giá tốt nghiệp bắt buộc của sinh viên sư phạm Ngữ văn, kể cả những sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp. Đây là cách đánh giá công bằng, khoa học và quan trọng hơn là nó định hướng cho sinh viên sư phạm ý thức, trách nhiệm cao đối với việc nâng cao tay nghề".
Việc thành lập Trường Thực hành Sư phạm trực thuộc các trường đại học là một gợi ý hay và thiết thực để cả giảng viên và sinh viên sư phạm nói chung và sư phạm Ngữ văn nói riêng có điều kiện tiếp xúc, am hiểu thực tế phổ thông.
Nguyễn Thị Thu Giang
Theo giaoducthoidai.vn
Phụ huynh bức xúc vì phải đóng 12 khoản thu gần 3 triệu đồng Nhiều phụ huynh có con học tại trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) bức xúc vì phải đóng 12 khoản thu với gần 3 triệu đồng. ảnh minh họa Chị Nguyễn Thị Thanh (đã đổi tên), phụ huynh có con học tại lớp 4A2 trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, cho biết khi đóng tiền...