Giả danh cán bộ yêu cầu cập nhật dữ liệu dân cư để lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ
Tối 29/3, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã bắt giữ các đối tượng: Nguyễn Đức Vương Trọng (SN 1991; thường trú tỉnh Đắk Lắk), Nguyễn Tùng Dương (SN 1995; thường trú tỉnh Thanh Hóa), Nguyễn Hữu Thắng (SN 2002; thường trú tỉnh Hưng Yên) để điều tra về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Trước đó, Phòng CSHS Công an TP Hồ Chí Minh nhận được tố giác về tội phạm của bà T.L.H (SN 1974; thường trú Hà Nội; hiện ở phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức) về vụ việc như sau: khoảng 14h ngày 24/1/2024, bà H. nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ, tự xưng là cán bộ Công an, đề nghị bà H. cập nhật dữ liệu dân cư do sai sót thông tin.
Sau đó, một tài khoản Zalo đã kết bạn với bà H., tự giới thiệu là cán bộ Công an và hướng dẫn bà H. truy cập vào một đường link giả mạo để cập nhật thông tin. Tiếp đó, người này tiếp tục hướng dẫn bà H. thực hiện một số thao tác như tạo tài khoản, điền một số thông tin cá nhân (họ tên, số CCCD và một số thông tin khác).
Các đối tượng Thắng, Dương, Trọng (từ trái qua).
Khi người này tiếp tục hỏi thêm một số thông tin liên quan đến các tài khoản ngân hàng, bà H. cảm thấy nghi ngờ nên đã cúp máy. Tuy nhiên, ngay sau đó, các tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng của bà H. bị chiếm đoạt tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng.
Ngay sau khi tiếp nhận tố giác của bà T.L.H, Phòng CSHS và Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố đã phối hợp tiến hành đồng bộ các biện pháp điều tra xác minh. Cơ quan điều tra xác định số tiền hơn 1,3 tỷ đồng của bà H. đã bị các đối tượng ở Campuchia chiếm quyền quản lý và chuyển đến nhiều số tài khoản khác nhau.
Đối tượng Nguyễn Tùng Dương tại cơ quan điều tra.
Còn các tài khoản thẻ tín dụng của bà H. bị các đối tượng Nguyễn Đức Vương Trọng, Nguyễn Tùng Dương, Nguyễn Hữu Thắng sử dụng thanh toán mua hàng.
Tại Cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận, vào tháng 10/2023, thông qua hội nhóm trên không gian mạng, Nguyễn Đức Vương Trọng quen biết và trò chuyện với một số người trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoạt động tại Campuchia.
Video đang HOT
Từ đó, Trọng biết thủ đoạn lừa đảo của nhóm người này là giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát hoặc nhân viên ngân hàng… gọi điện thoại cho nạn nhân; lấy lý do có sai sót thông tin cá nhân hoặc bị lộ lọt thông tin tài khoản ngân hàng để yêu cầu nạn nhân dùng điện thoại di động cá nhân tải, cài đặt các ứng dụng giả mạo, có chứa mã độc.
Khi nạn nhân thực hiện theo yêu cầu, các đối tượng tạm thời chiếm quyền quản lý, sử dụng các ứng dụng trong điện thoại, trong đó có ứng dụng Internet banking của tài khoản ngân hàng. Sau đó, các đối tượng có thể thực hiện thao tác chuyển tiền từ tài khoản của nạn nhân đến các tài khoản khác.
Đối tượng Nguyễn Đức Vương Trọng tại cơ quan điều tra.
Đối với thông tin thẻ tín dụng của nạn nhân, các đối tượng cung cấp cho đối tượng ở Việt Nam để sử dụng thanh toán mua hàng tại các trang thương mại điện tử rồi lấy hàng hóa mua được đem bán với giá rẻ hơn giá thị trường, tiếp đó chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo đã cung cấp thông tin thẻ và hưởng “hoa hồng”.
Thông qua mạng xã hội, Nguyễn Đức Vương Trọng quen biết với Nguyễn Tùng Dương, Nguyễn Hữu Thắng và cùng bàn bạc thực hiện hành vi “Rửa tiền” (như trên) cho nhóm đối tượng lừa đảo bên Campuchia.
Trọng, Dương, Thắng thỏa thuận ăn chia theo tỷ lệ như sau: Khi thực hiện thành công (đặt mua hàng, thanh toán bằng thông tin tài khoản thẻ tín dụng của nạn nhân do các đối tượng ở Campuchia cung cấp, nhận được hàng và bán lấy tiền) sẽ trừ 5% khấu hao khi bán tài sản; 65% được chuyển vào tài khoản chỉ định của các đối tượng ở Campuchia; Trọng, Thắng và Dương mỗi đối tượng được 10%.
Trưa ngày 24/1/2024, các đối tượng ở Campuchia gửi cho Trọng thông tin thẻ tín dụng của bà H. mà các đối tượng này vừa chiếm đoạt được. Ngay sau đó, Dương dùng các thông tin mà Trọng gửi để mua 6 điện điện thoại di động với số tiền hơn 194 triệu đồng bằng hình thức đặt hàng trực tuyến. Sau khi lấy hàng, Dương lên mạng để bán lại 6 chiếc điện thoại với giá số tiền 175 triệu đồng. Sau đó, chuyển 129 triệu đồng đến tài khoản của các đối tượng ở Campuchia.
Với phi vụ này, Trọng nhận 19 triệu đồng, Dương nhận 17 triệu đồng và Thắng nhận 10 triệu đồng. Số tiền khả dụng còn lại khoảng 6 triệu đồng trong thẻ tín dụng, Dương đã thực hiện thao tác đặt mua 2 lượt thẻ Game.
Cùng thủ đoạn như trên, các đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của nhiều nạn nhân khác. Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ
Tòa giữ nguyên tội trạng với đối tượng chiếm đoạt tiền tỷ
Ngày 13-3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án Xâm nhập trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác, do có kháng nghị của Viện kiểm sát.
Bị cáo trong vụ án này là Nguyễn Tiến Trang (SN 1994, trú tại xã Công Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam) đã bị Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng mức hình phạt đích đáng, do có hành vi xâm phạm trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông của người khác.
Cụ thể, bản án sơ thẩm cho thấy, anh Nguyễn Hoàng T (SN 1990, ở Hà Nội) là trưởng nhóm Tradecoinx1000BTC và SunWale - tcx1000BTC trên ứng dụng Telegram, chuyên cung cấp các thông tin về dự án tiền điện tử.
Nguyễn Tiến Trang tại phiên tòa phúc thẩm.
Ngày 13-11-2021, anh T đăng thông tin trên nhóm về dự án Nodle để mọi người tìm hiểu. Ngày 21-11-2021, anh T và anh nguyễn Duy Q (SN 1993) tạo ví điện tử để những nhà đầu tư chuyển tiền điện tử USDT vào.
Sau đó, anh T và anh Q giao cho chị Nguyễn Thị Ng (SN 1993) quản lý ví điện tử trên. Có 81 nhà đầu tư tham gia đầu tư vào ví điện tử này với tổng số 106.337 USDT, trong đó có nhiều nhà đầu tư chưa xác định rõ nhân thân.
Sáng 23-11-2021, chị Ng đến nhà trọ của Nguyễn Tiến Trang chơi. Khoảng 13h cùng ngày, chị Ng được anh T giao quản lý ví điện tử trên và cụm 12 chữ (Private key) của ví điện tử để đối soát những người chuyển tiền điện tử USDT vào ví. Đến 18h cùng ngày, chị Ng cho Trang xem ví điện tử của nhóm đầu tư dự án tiền ảo.
Trang xem nội dung tin và nhớ được 12 chữ Private key. Sau đó, khoảng 3h ngày 24-11-2021, Trang vào ứng dụng Trust (là ứng dụng để lưu trữ tiền điện tử hay còn gọi là "ví nóng" trên điện thoại) và nhập 12 chữ bảo mật tài khoản ví điện tử trên.
Sau khi truy cập thành công, Trang đã chuyển 106.337 USDT sang ví điện tử của mình để chiếm đoạt. Tiếp đó, thông qua một số người khác, Trang tiếp tục chuyển số tiền ảo trên để rút tiền mặt được hơn 2,3 tỷ đồng.
Sau khi nhận được tiền, bị cáo dùng 50 triệu đồng đặt cọc mua ô tô; chuyển hơn 882 triệu đồng để mua ô tô, trả tiền nợ, mua điện thoại và tiêu xài cá nhân.
Với hành vi trên, Trang bị truy tố và bị tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt 8 năm 6 tháng tù về tội "Xâm nhập trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác", theo điểm c, khoản 3, Điều 289 - Bộ luật Hình sự.
Quá trình xét xử sơ thẩm, Trang thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Theo tòa sơ thẩm, hành vi của Trang là cố ý xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, phương tiện điện tử của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản để thu lời bất chính với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng.
"Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, không những xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác, xâm phạm đến tài sản riêng sở hữu hợp pháp của công dân được pháp luật bảo hộ mà còn gây mất trật tự trị an xã hội", bản án nêu. Tuy nhiên, tòa cũng xem xét bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, khai báo thành khẩn.
Về trách nhiệm dân sự, anh T, anh Q và chị Ng đề nghị bị cáo bồi thường số tiền USDT đã chiếm đoạt.
Sau phiên tòa sơ thẩm, Viện KSND TP Hà Nội kháng nghị bản án, cho rằng tòa cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội danh trên là không đúng nên đề nghị hủy án sơ thẩm để truy tố Nguyễn Tiến Trang về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Tại phiên tòa phúc thẩm, xác định kháng nghị của Viện kiểm sát là không có căn cứ và Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử, áp dụng tội danh cũng như hình phạt đối với Nguyễn Tiến Trang là có căn cứ, đúng pháp luật, TAND TP Hà Nội đã quyết định bác kháng nghị, đồng thời giữ nguyên tội danh, hình phạt đối với bị cáo.
Lãnh án vì giả cú pháp ví điện tử, chiếm đoạt gần 1,5 tỉ đồng Trương Hồng Quân phát hiện hệ thống ví điện tử và thanh toán trung gian có lỗ hổng ở phần chuyển khoản nhận ngay, nên làm giả cú pháp tin nhắn chuyển tiền để nạp tiền vào ví cá nhân rồi chiếm đoạt. Trưa 26.1, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án người dùng ví điện tử rút...