Giá cau tăng cao vì Trung Quốc gom sạch, tại sao tỉnh Hòa Bình phải ra văn bản khuyến cáo dân không trồng nhiều?
Giá cau tăng cao từ đầu vụ đến nay do Trung Quốc thu mua với lượng lớn chưa từng có, nông dân phấn khởi nhưng ngành chức năng các địa phương lại lo lắng.
Mới đây, tỉnh Hòa Bình còn ra văn bản khuyến cáo không nên phát triển nóng diện tích cau.
Giá cau tươi tăng cao, dân ham trồng nhiều
Khi mới vào vụ thu hoạch cau trong năm 2021, giá cau tươi chỉ khoảng 50.000 – 60.000 đồng/kg, do thị trường Trung Quốc tăng tốc thu gom để làm kẹo cau, cộng với sản lượng cau năm nay giảm mạnh nên giá cau trên thị trường tăng cao ngất ngưởng, lên đến 70.000 – 80.000 đồng/kg, thậm chí có lúc lên đến 100.000 đồng/kg.
Tại một làng trồng cau ở Thanh Chương ( Nghệ An), giá cau tươi tăng cao nên người dân phấn khởi ra mặt và kích thích người dân trồng mới diện tích cau.
Một cơ sở chuyên ươm giống cau ở huyện Thanh Chương cho biết, hiện nay, giá cau giống lên đến 35.000 – 50.000 đồng/cây tùy độ lớn của cây.
Chủ cơ sở này cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, ông đã bán ra số lượng 600 cây cho người dân quanh vùng nhưng số lượng người đặt hàng vẫn rất đông.
Theo những người dân trồng cau, cau là loại cây trồng không tốn kém, không tốn công chăm sóc, không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật lại cho thu hoạch được lâu năm.
Trên thực tế, giá cau tươi tăng cao như hiện nay một phần vì Trung Quốc thu gom làm kẹo cau, một phần vì sản lượng cau giảm đáng kể do năm 2020 nhiều diện tích cau bị ảnh hưởng do bão.
Chủ một xưởng chế biến nông sản, trong đó có sấy khô cau trên địa bàn huyện Kim Bôi (Hòa Bình) cho biết, nếu như những năm trước giá cau chỉ khoảng 10.000 – 20.000 đồng/kg thì năm nay tăng lên tới 80.000 – 90.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Tuy nhiên, do chỉ phụ thuộc vào đầu mối Trung Quốc nên cơ sở này không dám chắc giá cau sang năm sẽ còn giữ ở mức cao như vậy.
Giá cau tăng cao nhưng ngành chức năng khuyến cáo dân thận trọng. Trong ảnh: Thương lái thu mua cau tại huyện An Lão (Bình Định). Ảnh: Cổng TTĐT huyện An Lão.
Giá cau tăng cao nhưng ngành chức năng khuyến cáo dân thận trọng
Trong khi người dân phấn khởi ra mặt vì giá cau tăng cao thì ngành chức năng nhiều địa phương lo lắng và ngay lập tức có khuyến cáo nông dân không nên chặt bỏ những cây trồng lâu năm, ồ ạt trồng cau vì rất rủi ro.
Mới đây, để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với phát triển diện tích trồng cau, Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình đã phải ban hành Văn bản số 2719/SNN-TTBVTV khuyến cáo người dân không phát triển nóng cây cau.
Theo công văn này, Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã thực hiện tốt việc tuyên truyền, khuyến cáo người dân không tự ý chặt bỏ, chuyển đổi những diện tích trồng cây hàng năm, lâu năm sang trồng cau.
Nếu trồng cau chỉ nên trồng số lượng vừa phải ở những diện tích đất vườn, vườn tạp còn trống để không phá vỡ sinh cảnh.
Duy trì chăm sóc tốt giúp tăng khả năng đậu quả, nâng cao năng suất cau tươi đối với diện tích cau hiện có.
Đáng chú ý, Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình khuyến cáo người dân không sử dụng muối ăn để bón cho cây, vì sẽ phá vỡ kết cấu, chai cứng đất, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có ích trong đất.
Đại diện Chỉ cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình cho rằng, cau không phải loại cây thế mạnh, đầu ra rất bấp bênh, giá cau lên xuống thất thường, bà con không nên nhìn vào giá cau tươi hiện tại mà trồng ồ ạt.
Thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có khoảng 20ha cau, tập trung nhiều ở huyện Kim Bôi.
Thấy giá cau tăng “tới nóc”, nhiều người dân Tây Nguyên đổ xô đi trồng . (Ảnh: N.G)
Dựa trên công văn của Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình, huyện Kim Bôi đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không nên ồ ạt tăng diện tích trồng cau để tránh rủi ro.
Huyện cũng sẵn sàng lập biên bản, xử lý ngay theo quy định của Nhà nước những trường hợp tự ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cau mà chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Trong khi đó, Phòng NNPTNT huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) cũng khuyến cáo bà con không nên mở rộng diện tích trồng cau để thay thế các cây trồng cũ vì cau vẫn xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc nên thị trường không ổn định. Không những thế, cau còn dễ làm xấu đất do đây là loại cây rễ nhiều.
Trao đổi với Dân Việt về việc nông dân có xu hướng mở rộng diện tích cau, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khẳng định, hiện, cau không nằm trong cơ cấu cây trồng chính của bất kỳ địa phương nào nhưng diện tích đã lên đến 10.000ha.
“Bà con tuyệt đối không nên thấy giá cau lên cao mà ồ ạt mở rộng diện tích vì thị trường tiêu thụ cau chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc, dễ gặp rủi ro khi biến động” – ông Cường nói.
Kiểm tra công tác thu, chi trường học
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình, để tránh những sai phạm, tiêu cực trong việc thu, chi tài chính, ngành Giáo dục tỉnh Hòa Bình đã có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc thực hiện các khoản thu, chi đầu năm học, nêu rõ các khoản thu theo quy định.
Trụ sở Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình.
Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm, đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học phí được thu 10 tháng/năm. Học phí thu định kỳ hàng tháng, nếu học sinh tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ, hoặc cả năm học. Yêu cầu các đơn vị, nhà trường không thu phí dự thi, dự tuyển, quỹ xây dựng trường.
Ngay cả việc dạy thêm, học thêm, các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc việc thu và quản lý tiền dạy thêm, học thêm theo Quyết định của UBND tỉnh ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. Sở GDĐT cũng quy định rõ khoản các nhà trường sẽ thu hộ theo quy định là BHYT, quỹ đoàn, đội.
Ngoài ra, các khoản thu không bắt buộc là bảo hiểm thân thể, đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện, cha mẹ học sinh (CMHS) có quyền chọn lựa tham gia hoặc không tham gia. Đối với khoản thu về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, bảng tên, phù hiệu thì thực hiện theo Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT (ngày 30/9/2009 của Bộ GDĐT) quy định về mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Phụ huynh học sinh và Ban đại diện CMHS tổ chức việc may, hoặc mua đồng phục theo đúng quy định tại Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT và các quy định khác của nhà trường.
Các nguồn kinh phí thu theo thỏa thuận, các khoản thu thỏa thuận để phục vụ cho bản thân học sinh như: tiền bán trú, tiền ăn trưa đối với lớp học 2 buổi/ngày... nhà trường tổ chức thu nhưng phải thực hiện đầy đủ các điều kiện sau: Dự toán chi tiết cho các khoản thu, chi; công khai với CMHS để thống nhất mục đích thu, chi; chỉ thu khi người nộp tự nguyện. Các khoản thu này phải theo dõi trên sổ sách kế toán theo quy định hiện hành. Tất cả các khoản thu sau khi thực hiện phải được quyết toán đảm bảo dân chủ, tự nguyện, công khai theo quy định.
Tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện CMHS để thu các khoản ngoài quy định tại Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22/11/2011. Ban đại diệnCMHS chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của Ban đại diện CMHS, không được thu tiền: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh của nhà trường, khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học; sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình của nhà trường. Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện CMHS phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ. Yêu cầu các đơn vị, nhà trường quản lý, sử dụng tất cả các khoản thu, chi sự nghiệp, nguồn tài trợ, biếu tặng... phải được niêm yết thông báo công khai, theo dõi, quản lý đảm bảo theo đúng quy định...
Tuy nhiên, thời gian đầu năm học gần đây những khoản thu chi của các cấp học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình lại gây nên không ít ồn ào từ phản ánh của các bậc phụ huynh. Nhiều phụ huynh phản ánh về việc Trường Tiểu học L.T.T. (phường Phương Lâm, TP Hòa Bình) đã có nhiều khoản thu của năm học 2021 - 2022 chưa hợp lý như tiền điện, nước, tiền chất đốt, tiền dùng bát, khay ăn bán trú. Cụ thể: Quỹ đội Thiếu niên với mức thu 20.000 đồng/học sinh (HS), Quỹ báo Đội mức thu 10.000 đồng/HS. Tiền nước uống, học sinh ăn bán trú sẽ phải nộp 80.000 đồng/HS, học sinh không ăn bán trú tại trường sẽ nộp 70.000 đồng/HS.
Những khoản thu thỏa thuận gồm: Tiền ăn bán trú 16.000 đồng/HS/bữa; tiền chất đốt 20.000 đồng/HS/năm; tiền trông trưa, bếp phí, phụ phí 120.000 đồng/năm. Tiền mua sắm bán trú, đối với các học sinh dùng bát ăn bán trú khối 1 là 120.000 đồng, lớp 2 là 110.000 đồng, lớp 3 là 90.000 đồng, lớp 4 - 70.000 đồng, lớp 5 - 50.000 đồng. Khoản thu đối các học sinh dùng khay ăn bán trú, khối lớp 1 là 195.000 đồng/HS, khối lớp 2 là 185.000 đồng/HS, khối lớp 3, 4, 5 lần lượt là 165.000, 145.000 và 125.000 đồng. Khoản thu cho lao công vệ sinh là 100.000 đồng/HS. Tiền điện, nước sinh hoạt, với các em học sinh học bán trú 110.000 đồng, học sinh không học bán trú nộp 100.000 đồng. Quỹ cha mẹ phụ huynh với số tiền 320.000 đồng/HS.
Liên quan tới công tác thu chi của các nhà trường, trao đổi về vấn đề này, bà Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hòa Bình cho biết: Trên địa bàn huyện Kim Bôi cũng có trường hợp trường bị phản ánh, Sở đã có văn bản gửi Phòng GDĐT huyện Kim Bôi cho thanh tra, kiểm tra và sẽ có báo cáo về Sở. Sở sẽ cho thanh tra, kiểm tra đột xuất ở một số nhà trường trên địa bàn thành phố, trong đó có Trường THCS L.T.T cũng sẽ được thanh kiểm tra luôn. Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ sớm có văn bản gửi đến UBND các huyện, thành phố trong việc chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền UBND các huyện, thành phố quản lý (từ các trường Trung học cơ sở trở xuống) để tăng cường công tác quản lý thu chi đối với các nhà trường trên địa bàn huyện.
Bà Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hòa Bình cho biết, đối với các trường hợp, vấn đề nổi cộm Sở sẽ thanh tra trực tiếp. Sở GDĐT tỉnh Hòa Bình có đường dây nóng và có những vấn đề phụ huynh phản ánh sẽ được giải quyết luôn ngay khi nhận được. Trên địa bàn tỉnh có hơn 500 đơn vị trường học. Đối với các phản ánh liên quan tới ngành Giáo dục tỉnh Hòa Bình, Sở tiếp nhận và xử lý luôn làm sao đảm bảo về mặt tâm lý để các thầy cô yên tâm công tác và các nhà trường cũng đỡ bị xáo trộn.
Hòa Bình yêu cầu kiểm tra vụ cõng con vượt suối đến trường Hòa Bình - Ngày 25.10, UBND tỉnh Hòa Bình đã có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý nội dung người dân cõng con vượt suối vì đường chậm tiến độ. Người dân cõng con vượt suối để đến trường. Ảnh: NDCC Văn bản nêu rõ, ngày 21.10, Báo Lao Động có bài "Cõng con vượt suối vì đường đến trường làm...