GD-ĐT là động lực then chốt để phát triển đất nước
Theo dõi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhà giáo Lê Xuân Bột, nguyên giáo viên Ngữ văn, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (TP Cần Thơ) rất quan tâm đến lĩnh vực GD&ĐT.
Ảnh minh họa.
Theo nhà giáo Lê Xuân Bột, GD&ĐT luôn được xem là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước.
Nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, nhà giáo Lê Xuân Bột luôn quan tâm đến những đổi mới, phát triển của ngành. Đặc biệt là việc thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
Nhà giáo Lê Xuân Bột chia sẻ, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 29, dù đối mặt với khó khăn, nhưng đến nay kết quả đạt được rất khả quan. Theo Dự thảo văn kiện Đại hội đảng lần thứ XIII đánh giá bước đầu có hiệu quả. Trong đó, đổi mới chương trình, sách giáo khoa đã tạo nền tảng vững chắc cho đổi mới toàn diện. Đến nay, Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đã hoàn thành; Chương trình, sách giáo khoa lớp 1 được triển khai và chuẩn bị cho lớp 2 và lớp 6.
Việc đổi mới giáo dục nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Sự quan tâm này trở thành động lực để toàn ngành Giáo dục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Trong nhiệm kỳ vừa qua (2015 – 2020), công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT được triển khai quyết liệt và kết quả đạt được rất đáng ghi nhận.
Nhà giáo Lê Xuân Bột.
Minh chứng cho sự nỗ lực chính là cơ chế, chính sách trong lĩnh vực GD&ĐT ngày càng hoàn thiện. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS. Ban hành và triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn đều được nâng lên, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao…
Video đang HOT
Đây là thành quả phấn đấu cả hệ thống, đặc biệt là sự quan tâm cua Đảng, Nhà nước, sự phối hợp có hiệu quả của các Bộ, ngành và địa phương, sự nô lưc cua đôi ngu nha giao, cán bộ quản ly giáo dục các cấp.
Giai đoạn 2010 – 2020 đánh dấu bước thay đổi của giáo dục Việt Nam gắn với thực hiện Nghị quyết ại hội XI, XII của ảng. Trong đó đột phá chiến lược là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.
Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong những năm qua. Trong giai đoạn 2021 – 2025, Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT chắc chắn sẽ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành GD&ĐT. Vì ngành GD&ĐT luôn được xem là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nên cần phải phấn đấu hơn, nỗ lực hơn.
Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết là Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Do đó ngành GD&ĐT cần sự quan tâm, chung tay của các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương để triển khai thành công, hiệu quả.
Lĩnh vực GD&ĐT, quá trình đổi mới có liên quan đến từng người, từng gia đình nên luôn được xã hội quan tâm, góp ý. Do đó các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới giáo dục; các chỉ đạo, điều hành của Bộ GD&ĐT và các địa phương cần được chủ động tuyên truyền để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của người dân.
Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
Bên cạnh đó, cần chú ý đến một số bất cập, khó khăn cần có giải pháp khắc phục như: Hệ thống trường lớp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và các khu đô thị lớn còn thiếu, xuống cấp. Xã hội hóa trong giáo dục phổ thông nhiều khó khăn. Một số cơ sở giáo dục đại học có quy mô nhỏ, chưa được chú trọng đầu tư, chất lượng đào tạo không cao. Giáo viên còn thừa, thiếu cục bộ tại một số địa phương…
Thái Nguyên: Không để tiêu cực tồn tại trong môi trường giáo dục
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp phát triển GD-ĐT.
Ông Trịnh Việt Hùng thăm các gian trưng bày sản phẩm tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2020.
Xung quanh công tác chăm lo, phát triển GD-ĐT, ông Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã có cuộc trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại.
- Là 1 trong 3 trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất cả nước, ông cho biết chủ trương của tỉnh Thái Nguyên trong việc phát huy thế mạnh GD-ĐT với phát triển kinh tế - xã hội địa phương?
- Chúng tôi xác định đây là lợi thế cần tiếp tục thúc đẩy, phát huy nhằm phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, triển khai ứng dụng khoa học trong giai đoạn mới.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp phát triển GD-ĐT, đó là: Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới; củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học, trường chuẩn quốc gia.
Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Tiếp tục quan tâm đến giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Phát huy tiềm năng thế mạnh của các trường đại học thành viên - Đại học Thái Nguyên trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Tiêu cực là yếu tố nguy hại nhất ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và niềm tin vào GD-ĐT. Quan điểm của ông về vấn đề này?
- Trong bất kì lĩnh vực nào, tiêu cực cũng là yếu tố nguy hại. Đặc biệt, với GD-ĐT, tiêu cực còn gây ra những hệ lụy lâu dài. Giáo dục và đào tạo là ngành giữ vai trò nền tảng của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Sản phẩm của
GD-ĐT gắn liền với vấn đề nhân cách, trí tuệ, năng lực của con người. Vì vậy, môi trường GD-ĐT phải chuẩn mực, tích cực.
Quan điểm của chúng tôi là phải minh bạch, công khai, đúng quy định, kiên quyết không để tiêu cực tồn tại trong môi trường giáo dục.
Ông Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
- Thái Nguyên sẽ tập trung vào những nhóm giải pháp căn bản nào để tiếp tục xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực?
- Trước hết, tỉnh tập trung vào công tác tuyên truyền để mỗi cá nhân, cán bộ giáo viên, người đứng đầu đơn vị, học sinh, sinh viên có nhận thức đúng đắn, nắm bắt đầy đủ các quy định, hướng dẫn về phòng, chống tiêu cực trong công tác GD-ĐT.
Tiếp đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nêu gương của đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo. Đây là những người trong cuộc, nếu đội ngũ này thực sự có tinh thần trách nhiệm, nêu gương sẽ lan tỏa và góp phần vào việc đẩy lùi tiêu cực, sai phạm.
Đồng thời triển khai công tác phòng, chống tiêu cực một cách sâu rộng, làm sao lan tỏa trong toàn xã hội, để từng thầy cô, phụ huynh, học sinh đều vào cuộc. Chúng ta cần xây dựng một môi trường giáo dục mà mọi người đều đồng thuận, đồng lòng, chung sức hành động. Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát với mục tiêu kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý sai phạm; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong giáo dục.
- Những chỉ đạo cụ thể hơn về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của tỉnh Thái Nguyên?
- Tỉnh đã yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải trọng tâm, trọng điểm. Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát tập trung vào việc thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản của ngành.
Đặc biệt, cần chú ý đến 2 nội dung: Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập...); vấn đề bức xúc trong ngành được dư luận xã hội quan tâm (thực hiện quy chế chuyên môn; quản lý thu chi; tổ chức các kỳ thi; an toàn trường học; thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học; đạo đức, lối sống của học sinh và cán bộ, giáo viên...).
Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, bảo đảm thực hiện quy chế dân chủ; quy định về công khai, minh bạch; quy định về chuyên môn, nghiệp vụ (kế hoạch giáo dục; kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học; công tác tuyển sinh đầu cấp; nền nếp giảng dạy, học tập...).
Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống của ngành GD-ĐT tỉnh nhà, sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo tỉnh; sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, môi trường giáo dục sẽ ngày càng thân thiện, tích cực, theo đó tiêu cực sẽ không có chỗ tồn tại.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ra đề thi học sinh giỏi Ngữ văn dung tục, mục đích giáo dục là gì? Giáo viên ra đề kiểm tra Ngữ văn dung tục nhưng Phòng giáo dục giải thích chưa thấu tình đạt lí khiến dư luận bức xúc. Một đề Ngữ văn dung tục Đề kiểm tra cuối học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 9 (2020-2021) của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Sê - Gia Lai, có nội dung nhạy cảm,...