Gặp họa vì phẫu thuật thành mắt 2 mí
Đó là tình trạng “dở khóc dở cười” vì mắt cứ mở thao láo, không thể nào khép lại, kể cả lúc ngủ của nhiều chị em sau phẫu thuật tạo mí để biến mắt từ một mí thành hai.
Ảnh minh họa: Internet
Giấc mơ có đôi
Chị Hoàng Phương Trang, 30 tuổi, nhân maketing của một công ty bất động sản tại Q.3, Tp.HCM. Theo lời mấy cô bạn đồng nghiệp thì chị Trang thuộc diện có nét đẹp trời cho, ưa nhìn, khuôn mặt trái xoan, sống mũi cao và nụ cười tươi như hoa hàm tiếu, và chị sẽ “mười phân vẹn mười” nếu như đôi mắt kia có thêm một mí. Thỉnh thoảng chị cũng nghe mọi người đùa rằng “tí hí mắt lươn” nên càng nuôi mộng “hai mí”.
Sau nhiều ngày suy nghĩ lại được sự động viên của chồng con nên chị Trang quyết định đi phẫu thuật cắt mí. Theo như những thông tin mà chị đã tham khảo trên mạng thì phẫu thuật thẩm mỹ tạo mí mắt chỉ là một trong những tiểu phẫu, không gây nguy hiểm tới tính mạng và độ thành công khá cao nên chị rất yên tâm. Lên kế hoặc chu đáo, chị Trang xin nghỉ làm một tuần để đến trung tâm thẩm mỹ.
Sau khi các bác sĩ tiến hành thử máu, kiểm tra sức khỏe, rồi tiêm thuốc tê cho chị, lúc này hai mắt chị bắt đầu ê không còn cảm giác gì, các bác sĩ mới tiến hành tạo mí mắt.
Cuộc phẫu thuật diễn ra khoảng 40 phút, chị Trang được đưa về nhà nằm nghỉ dưỡng với một ít thuốc giảm đau. Sau một tuần, mắt chị Trang dần dần hết đau và có thể nhìn được bình thường, và sau 1 tháng thì đôi mắt chị không còn sưng nữa, nhưng hai mí mới vẫn hơi “giả giả chưa thật tự nhiên”. Chị lại hành trình kiêng khem 6 tháng nữa.
Đẹp họa liền nhau
Video đang HOT
Chị Trần Ngọc Mai, 42 tuổi, hiện đang làm nhân viên văn phòng trong một cơ quan nhà nước tại (Q.5, Tp.HCM) cũng đi phẫu thuật bóc mỡ tạo mí. Nhưng chị Mai rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười”, mắt lúc nào cũng mở thao láo, không nhắm lại được, ngay cả lúc ngủ chị cũng mở mắt khiến chồng chị nhiều đêm tỉnh giấc giật mình kêu thất thanh. Nguyên nhân là do các bác sĩ trong quá trình phẫu thuật đã cắt “quá tay” phần da thừa khi tạo mí khiến cho mắt chị trở nên như vậy.
BS. Nguyễn Chí Hùng- Trung tâm Thẩm mỹ Việt- Mỹ (Cửa Bắc, Hà Nội) cảnh báo: Thông thường người phương Đông, có chiều cao mí mắt khoảng 3-4mm so với bờ mi, còn người phương Tây thì 7-10mm giúp nâng mí mắt khiến mắt đóng mở nhịp nhàng. Vì vậy, nếu lượng da này bị cắt đi quá nhiều bạn sẽ khó đóng mắt lại, còn ngược lại lượng da quá nhiều bạn sẽ bị sụp mí.
Sau khi phẫu thuật, bạn có thể mắc phải một số biến chứng đáng ngại như: Mí mắt bị cắt quá tay, khiến cho bạn không thể khép mắt lại (kể cả khi ngủ). Hoặc hai mí cắt không đều tay khiến mắt bạn bị tình trạng bên to, bên nhỏ. Nhiều người sau khi phẫu thuật, cả khuôn mắtt sưng tấy, biến dạng không được xử lý diệt khuẩn tốt sẽ rất dễ bị nhiễm trùng gây viêm loét vết mổ ảnh hưởng tới khả năng nhìn của mắt.
Theo SKGD
Tuyệt chiêu đơn giản chữa chảy máu chân răng cực hữu hiệu
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, do đó nếu bạn không muốn đợi cho đến khi viêm lợi nặng rồi mới đi chữa thì hãy tự chăm sóc răng lợi của mình bằng những cách đơn giản nhất.
Chảy máu chân răng hay đúng hơn là chảy máu lợi răng thường gặp do bị u lợi, viêm quanh răng (nha chu) nhưng phổ biến nhất là vì viêm lợi. Chăm sóc vệ sinh răng không tốt dẫn đến viêm lợi, đánh răng không đúng cách làm tổn thương lợi.
Tuyệt chiêu đơn giản chữa chảy máu chân răng cực hữu hiệu.
Viêm lợi gây đau nhức quanh răng, nhất là khi ăn thức ăn quá nóng, mặn sẽ khiến lợi sưng tấy, đau nhức. Viêm lâu ngày thì chỗ viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng rất dễ chảy máu khi va chạm dù nhẹ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân viêm lợi có thể do bệnh như tiểu đường, tim mạch, thiếu vitamin... nhưng phần lớn là do vệ sinh răng miệng kém, nhiều cao răng (do muối khoáng trong nước bọt) đọng trên cổ răng gây viêm lợi, tụt lợi. Sau khi ăn uống không súc miệng, chải răng sạch, cặn thức ăn đọng trên răng lợi, vi khuẩn tấn công, tạo nên bựa bẩn gây viêm lợi và sâu răng.
Triệu chứng
Chân răng sưng, đỏ, đau, khi nói hay thở, miệng có mùi hôi.
Chân răng sưng, đỏ, đau, khi nói hay thở, miệng có mùi hôi, chân răng sưng, răng dễ lung lay, động vào răng không đau nhưng đau vùng lợi xung quanh.
Phương pháp chữa hữu hiệu
Đánh răng và dùng chỉ nha khoa
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, do đó nếu bạn không muốn đợi cho đến khi viêm lợi nặng rồi mới đi chữa thì hãy tự chăm sóc răng lợi bằng cách bắt đầu đánh răng 2 lần/ngày cùng với dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng ngay sau bữa ăn. Thực hiện vệ sinh răng lợi tốt không chỉ cho bạn một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn với hàm răng sáng ngọc, lợi khoẻ mà còn giảm thiểu các bệnh liên quan đến răng lợi.
Hoa quả và rau tươi
Rau xanh và hoa quả tươi không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn cũng không kém phần quan trọng việc cải thiện sức khỏe của răng lợi. Rau xanh và hoa quả tươi rất giàu các vitamin và khoáng chất lại ít calo. Ăn rau sống giúp cải thiện lưu thông các mạch máu ở lợi, giúp làm giảm chảy máu lợi.
Súc miệng nước muối
Một trong những biện pháp khắc phục đơn giản nhất là súc miệng bằng nước muối.
Một trong những biện pháp khắc phục đơn giản nhất là súc miệng bằng nước muối. Hãy pha một chút muối với nước ấm và súc miệng 3 lần/ ngày và hãy đảm bảo là nước không quá nóng sẽ gây bỏng lợi nhé.
Điều trị hoàn toàn
Bạn muốn chữa hết chứng chảy máu lợi cần tìm rõ nguyên nhân, nên đi khám tại các chuyên khoa Răng-hàm-mặt. Nếu do đọng cao răng thì phải cạo sạch cao, viêm lợi thì phải điều trị, còn dùng các loại thuốc phải theo chỉ định của nha sĩ, bác sĩ.
Theo Phunutoday
Nguy cơ bệnh khớp tàn phá cơ thể khi chuyển mùa Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người chính là các bệnh về xương khớp. Các thống kê cho thấy số bệnh nhân đặc biệt tăng mạnh với mức độ nghiêm trọng khi thời tiết thay đổi. Rất nhiều người nghĩ bệnh khớp không gây tử vong bất ngờ nên không nguy hiểm. Thật ra, bệnh khớp âm thầm tàn phá...