Gặp gỡ thủ khoa trường huyện rẻo cao Nghệ An với ước mơ trở thành nhà ngoại giao
Với tổng điểm 3 môn khối C đạt 28,5, cô học trò Nguyễn Thị Trúc Quỳnh trở thành thí sinh đứng đầu khối C của Trường THPT Quỳ Châu và xuất sắc lọt tốp 100 thí sinh có điểm khối C cao nhất cả nước trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021.
Những ngày này, người dân xóm Hoa Hải, thị trấn Tân Lạc ai nấy đều vui mừng cho gia đình ông Nguyễn Hồng Hạnh vì có con gái đầu là Nguyễn Thị Trúc Quỳnh vừa đạt kết quả cao sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
Thời gian rảnh Quỳnh lại tự học thêm môn tiếng Trung để biết thêm nhiều ngoại ngữ. Ảnh: Lương Nga
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông có 3 chị em, lại là chị cả, chính vì vậy, ngay từ nhỏ Trúc Quỳnh đã có ý thức chăm ngoan học tập. Thương bố mẹ lao động lam lũ, vất vả để lo cho 3 chị em ăn học, Trúc Quỳnh đã quyết tâm vượt lên hoàn cảnh để có được kết quả học tập tốt nhất, xứng đáng với sự hy sinh của bố mẹ mình.
Những tấm Bằng khen, Giấy khen là món quà to lớn dành tặng cho gia đình yêu quý. Ảnh: Lương Nga
Với sự thông minh sẵn có, cùng với đức tính cần cù chịu khó tìm tòi của mình, suốt những năm học tiểu học và trung học cơ sở em đều đạt Học sinh xuất sắc, Học sinh giỏi huyện nhiều môn học, cho đến khi bước sang bậc trung học phổ thông, những thành tích mà Trúc Quỳnh đạt được ngày càng được khẳng định khi mà em liên tục giữ vững danh hiệu Học sinh giỏi và nằm trong tốp đầu của lớp, đạt giải Ba môn Lịch sử trong Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2020-2021.
Với những thành tích tiêu biểu đó, cuối năm học lớp 12, Trúc Quỳnh đã vinh dự được tuyển thẳng vào học tại ngôi trường Học viện Ngoại giao, đây là một trong những ngôi trường danh giá bậc nhất của cả nước.
Trúc Quỳnh chụp ảnh lưu niệm cùng cô giáo chủ nhiệm ngày tốt nghiệp. Ảnh: NVCC
Video đang HOT
Mặc dù được tuyển thẳng vào ngành Quan hệ quốc tế của Học viện Ngoại giao, nhưng muốn khẳng định và thử thách bản thân hơn nữa, Trúc Quỳnh vẫn ôn luyện thi thật tốt, và cố gắng của em đã được đền đáp xứng đáng khi mà tại Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2021 vừa qua, các môn thi của em đều đạt điểm rất cao, đặc biệt đạt tổng điểm là 28,5 các môn khối C, trong đó môn Ngữ văn: 9,25 điểm, môn Lịch sử: 9,5 điểm, môn Địa lý: 9,75 điểm. Với số điểm này Trúc Quỳnh đã vinh dự được xướng tên trong bảng vàng của ngôi Trường THPT Quỳ Châu.
Chia sẻ về phương pháp học tập cũng như cách làm bài thi của mình, Trúc Quỳnh cho biết, “đối với em, học là một niềm đam mê, em học tất cả những kiến thức mà thầy cô dạy trên lớp, tự giác chăm chỉ học tập ở trường cũng như ở nhà để nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa. Luôn tìm những đề thi của các năm trước, đề thi của các trường chuyên, trường chất lượng cao và các dạng bài để ôn luyện thử thách bản thân. Những chỗ nào chưa hiểu sẽ hỏi thầy cô để kịp thời nắm bắt kiến thức”. Trong 3 môn khối C, Quỳnh đã hoàn thành xuất sắc bài thi của cả 3 môn, với số điểm gần ngang bằng nhau, trung bình đạt 9,5 điểm ở mỗi môn thi. Quỳnh còn chia sẻ thêm: Những lúc đi chăn trâu em thường xuyên mang theo sách để học, em cũng không nhớ rằng mình đã đọc hết bao nhiêu cuốn sách tham khảo và nâng cao trong suốt những năm học qua.
Ngoài giờ học Quỳnh thường xuyên giúp bố mẹ công việc vườn tược. Ảnh: Lương Nga
Nhận xét về Trúc Quỳnh, cô giáo Nguyễn Thị Bình – Giáo viên chủ nhiệm lớp 12 C1 và cũng là cô giáo dạy môn Lịch sử của em cho biết: “Trúc Quỳnh là một học sinh gần như toàn diện, em luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, thành lập các nhóm học để cùng nhau tiến bộ. Trúc Quỳnh luôn đứng trong tốp đầu về kết quả học tập ở lớp. Bên cạnh đó, thì em còn chịu khó tìm tòi học hỏi từ thầy cô, bạn bè và thường lên mạng để tham khảo, tìm giải các đề để rèn luyện thêm. Điều đáng nói, trong quá trình học Quỳnh luôn tìm tòi các đề làm thêm, bản thân em luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng và hoàn thành tốt những mục tiêu đó”.
Với Trúc Quỳnh, số điểm mà em đạt trong kỳ thi vừa qua sẽ giúp em dễ dàng đỗ vào nhiều trường đại học khác, nhưng ngay từ ngày nhận được thông báo tuyển thẳng vào Học viện Ngoại giao em đã tự nhủ với lòng mình, dù chặng đường phía trước còn nhiều chông gai, thử thách bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng em vẫn quyết tâm trở thành một nhà ngoại giao trong tương lai.
Những kết quả mà Trúc Quỳnh đạt được đã là một món quà vô giá, niềm hạnh phúc, niềm tin yêu giành tặng cho bố mẹ, thầy cô, bạn bè và xóm nhỏ quê em. Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Như – mẹ của Trúc Quỳnh không dấu nổi niềm hạnh phúc: “Bố mẹ đã khổ, vất vả nên cố gắng tạo mọi điều kiện cho 3 chị em ăn học đến nơi đến chốn, cuộc sống tuy khó khăn nhưng cả 3 chị em đều chăm chỉ, luôn cố gắng tranh thủ nhũng ngày nghỉ ít ỏi để giúp đỡ bố mẹ, đặc biệt Trúc Quỳnh là con gái đầu nên vất vả hơn khi phải gánh vác công việc đồng áng, vườn tược giúp bố mẹ, và còn chăm sóc 2 em mỗi khi bố mẹ vắng nhà. Kết quả của con hôm nay khiến bản thân tôi thấy rất tự hào. Mặc dù điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn luôn động viên, ủng hộ để cháu vượt qua mọi thử thách, học tập tốt thực hiện được ước mơ của mình”.
Lần đầu tiên, thi học sinh giỏi Tin các trường chuyên... tại nhà
Do dịch Covid-19, đa phần thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ môn Tin học năm 2021 đã phải làm bài tại nhà.
Công khai toàn bộ bài làm, quá trình làm bài của thí sinh
Kỳ thi học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ môn Tin học là hội thi học sinh giỏi thường niên dành cho các trường trung học phổ thông chuyên ở khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ.
Năm nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kỳ thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến trong ngày 14/8 với sự tham gia của 488 thí sinh khối 10 và 314 khối 11 đến từ 55 trường chuyên trong cả nước.
Điều đặc biệt, trong bối cảnh đa phần địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội, lần đầu tiên đa phần thí sinh đã phải ngồi tại nhà tham dự kỳ thi qua ứng dụng Zoom.
Thí sinh làm bài thi qua ứng dụng Zoom
Thầy giáo Lê Thanh Bình, Tổ trưởng tổ Tin, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương, thành viên Ban Tổ chức kỳ thi cho biết, tổ chức môt kỳ thi trực tuyến, với việc các thí sinh làm bài tại nhà là một thách thức lớn đối với Ban tổ chức. Cái khó nhất là làm sao đảm bảo được sự trung thực, minh bạch nhất có thể.
Một trong những giải pháp là ngay trước kỳ thi, Ban Tổ chức đã gửi thư kêu gọi sự tự giác của mỗi thí sinh.
"Do làm bài ở nhà, mọi phương pháp trông thi đều dễ dàng bị "hack", các bạn sẽ rất dễ trao đổi, hỏi bài, search Internet.
Ban Tổ chức kêu gọi các bạn học sinh cố gắng xứng đáng là học sinh chuyên, xứng đáng với nỗ lực của các thầy cô giáo, giữ gìn danh dự và giữ vững trách nhiệm bản thân: Hãy trung thực trong khi thi", thư viết.
Thầy Bình cho biết, các thầy cô trong Ban Tổ chức coi kỳ thi là một dịp để học sinh được rèn luyện tính trung thực. Tham dự kỳ thi, các em không chỉ thi về kiến thức, mà còn để các em có cơ hội thử thách bản thân, vượt lên chính mình và trưởng thành.
Trong quá trình thi, máy tính thí sinh không bị ngắt mạng, các em cũng không bị cấm nói chuyện qua mạng xã hội. Ban Tổ chức có dùng các biện pháp để giám sát các em, nhưng vẫn có những sự cố bất khả kháng, nếu muốn, các em vẫn có thể tìm cách "lách", cho nên quan trọng nhất, vẫn kêu gọi ý thức của mỗi cá nhân.
Thầy giáo Hồ Đắc Phương, giáo viên phụ trách đội tuyển Tin, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, sau khi thí sinh nộp bài, bài làm của thí sinh được gửi đến cho toàn bộ giáo viên để họ có thể kiểm tra, giám sát, phát hiện gian lận (nếu có), mọi thắc mắc có thể gửi về Ban tổ chức kỳ thi. Quá trình thi của thí sinh cũng được quay lại và công khai trên youtube, các thí sinh có thể giám sát chéo lẫn nhau. Tất cả để đảm bảo sự minh bạch, trung thực nhất có thể.
"Đáng tiếc, Ban tổ chức đã nhận được báo cáo về việc có sự gian lận, giống nhau trong bài làm của thí sinh. Sau khi kiểm tra lại, bài làm của thí sinh đó đã nhận điểm 0. Tất cả để các em thấy rằng, kỳ thi đặt sự trung thực, nghiêm túc lên cao nhất, chứ không phải vấn đề điểm số" - thầy Phương nói.
Vì sao thi online?
Thầy Lê Thanh Bình chia sẻ, theo kế hoạch, kỳ thi diễn ra vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, giữa tháng 5 dịch bùng phát, kỳ thi buộc phải hoãn. Đến tận tháng 8, dịch vẫn diễn biến phức tạp, Ban tổ chức đã bàn bạc, đi đến quyết định vẫn tổ chức kỳ thi cho các em, bằng hình thức làm bài từ xa.
Lý do là vì, các thầy cô muốn giữ lại cho các em một sân chơi bổ ích. Các thầy cô coi đây là cơ hội để giữ lửa cho phong trào học tập của các em.
"Và điều đặc biệt, việc tổ chức thành công kỳ thi sẽ truyền cho các em tinh thần vượt qua khó khăn, vượt lên dịch bệnh", thầy Bình chia sẻ.
Thầy Bình cho biết, các thí sinh được chia làm 10 phòng thi trực tuyến, mỗi phòng đều có giám thị theo dõi và Ban Tổ chức có thể theo dõi được tất cả các thí sinh.
Trong quá trình thi, cũng có một số sự cố xảy ra như mất điện, mất internet dẫn tới tạm dừng video... Đó là những thứ bất khả kháng, không tránh được. Tuy nhiên, theo thầy Bình, việc tổ chức kỳ thi thành công cho thấy, chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức các kỳ thi trực tuyến, góp phần thúc đẩy phong trào học tập của các em.
Việc tham gia kỳ thi hoàn toàn là mong muốn, nguyện vọng của các em, không hề có sự ép buộc từ phía các thầy cô hay Ban Tổ chức. Tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... ngay trong tâm dịch, các thí sinh vẫn tham gia thi được.
"Điều đó cho thấy, nhu cầu có được một sân chơi trí tuệ của các em rất lớn. Và dù khó khăn, nhưng nếu có sự đồng lòng của các thầy cô giáo, nhà trường, phụ huynh và học sinh, chúng ta hoàn toàn có thể làm được những việc tưởng như không thể" - thầy Bình nói.
Em Phạm Quang Minh, học sinh lớp 11 Tin, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM), chia sẻ, việc giành được huy chương Vàng đối với em là niềm vui lớn. Minh từng là thủ khoa đầu vào lớp 10 chuyên Anh của trường nhưng đã chuyển hướng sang học Tin học.
"Suốt nhiều tháng học online do dịch bệnh, kết quả này giúp em thấy được kết quả của sự nỗ lực, cố gắng. Đặc biệt, khiến em tự tin hơn vào con đường đã chọn" - Minh cho biết.
Cô gái không biết ăn sáng là gì và ước mơ cháy bỏng tới Trường Đại học Luật Hiếu kể, bữa cơm nhà mình chỉ toàn rau, cũng không đủ no. Tết mẹ dành dụm mới có được ít thịt cả nhà phải ăn dè, 4 chị em không biết ăn sáng là gì... Hiếu mơ ước thoát nghèo bằng con đường đại học. Nữ sinh vượt nghịch cảnh tới trường Nguyễn Thị Hiếu, cô gái tuổi 18, ở thôn Ba...