Gan dễ bị “tổn thương” đến mức nào?
Theo PGS. TS Trịnh Thị Ngọc, Nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch hội Gan mật Hà Nội, chuyên gia đầu ngành về các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh lý về gan mật, gan đang phải chịu sự tấn công của vô vàn tác nhân gây độc.
“Thủ phạm” bủa vây
Gan có khả năng tái sinh rất lớn, ngay cả khi đã bị tổn thương tới 75% nhưng khi bị tấn công liên tục, dồn dập bởi các tác nhân sau thị khả năng phục hồi sẽ rất kém. Khi tổn thương trên 75% sẽ gây suy gan, ứ mật, biểu hiện rầm rộ.
Rượu bia, thuốc lá: Đứng thứ 29 thế giới về tiêu thụ rượu bia, thói quen bia rượu của người Việt rất đáng lo ngại.
PGS.TS Ngọc cho biết 50% trường hợp gan nhiễm mỡ là người nghiện rượu, tình trạng viêm gan do rượu cũng không ít. Đặc biệt, những người uống nửa lít, thậm chí cả lít rượu cuốc lủi mỗi ngày chắc chắn sẽ khiến gan bị tổn thương nặng. Và nếu cứ tiếp tục uống rượu bia, sẽ dẫn tới xơ gan, ung thư gan.
Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2011 cho thấy hút thuốc là nguyên nhân của gần một nửa số ca ung thư gan.
Vi rút viêm gan B, C: Theo PGS.TS Ngọc, nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan là do vi rút. Tuy nhiên, do biểu hiện âm thầm nên 80% đến viện trong tình trạng nặng, điều trị rất khó khăn, nhiều trường hợp có chỉ định ghép gan.
Hóa chất độc hại: Các khí thải (CO2, SO2), các chất độc hại tạo ra do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp (khói bụi, chất thải từ các nhà máy, khói xe, cháy nổ, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật lên cây trồng) làm ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất ở, đi vào cơ thể qua đường thở, qua da, qua đường ăn uống… vào gan. Khi các chất này bị “nạp” vào liên tục, gan sẽ quá tải và không kịp phục hồi.
Thực phẩm bẩn: Việc thường xuyên “nạp” các chất phụ gia nhân tạo như chất bảo quản, phẩm màu; hay các chất không được phép dùng trong chế biến thực phẩm có thể gây hư hại tế bào, đột biến tế bào gây ung thư… khiến các tế bào gan bị thương tổn.
Thuốc: Gan đóng một vai trò rất lớn trong việc xử lý thuốc tân dược. Và có một số thuốc đang lưu hành có chứa hàm lượng cao các chất độc hơn những thuốc khác như: codeine, corticosteroid -steroid dùng để làm giảm viêm, tetracycline – một nhóm các thuốc kháng sinh… gây hại trực tiếp đến gan.
Video đang HOT
“Cứu” gan đúng lúc!
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, ở giai đoạn đầu mới tổn thương, gan vẫn có thể đảm nhiệm các chức năng của mình nên thường không có biểu hiện đặc trưng, rầm rộ.
Các biểu hiện thường gặp là mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa. Chính vì vậy mà người bệnh thường nhầm lẫn hoặc chủ quan, dễ bỏ qua các triệu chứng ban đầu.
PGS. Ngọc cho biết: “Phục hồi gan cần dựa trên 3 cơ chế: ngăn ngừa hình thành tế bào gan xấu; ức chế phản ứng viêm tại gan và ngăn ngừa các tổn thương do các tác nhân độc hại”.
Theo đó, PGS. Ngọc đề ra 5 biện pháp: thăm khám sức khỏe định kỳ, tránh xa rượu bia, chất kích thích; duy trì chế độ ăn uống lành mạnh rèn luyện thể thao; tiêm phòng vắc xin; tránh xa môi trường ô nhiễm; sử dụng thường xuyên các dược liệu thiên nhiên đã được nghiên cứu, chứng minh, được cấp bằng sáng chế… để tăng cường phục hồi và bảo vệ tế bào gan sớm như ưng bất bạt, astiso, nhân trần, diệp hạ châu…
PGS. Ngọc cho biết việc uống các dược thảo hằng ngày cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo, tuyệt đối không nên sử dụng tùy tiện theo cảm tính.
Trần Phương
Theo Dân trí
Cô gái suy gan do uống thuốc hạ sốt paracetamol, chuyên gia cảnh báo cái chết đến dần
Đa phần những trường hợp ngộ độc paracetamol đều không được phát hiện sớm, chỉ đến khi thấy người mệt mỏi, vàng da, suy gan mới được đưa đến viện, khi đó đã quá muộn.
Ngộ độc, suy gan vì lạm dụng thuốc
Thời gian gần đây, các cơ sở y tế liên tục tiếp nhận các trường hợp phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc Paracetamol, thậm chí có nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng, không thể cứu được.
Mới đây nhất, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), tiếp nhân bệnh nhân H.T.G (20 tuổi, ở Hà Giang) nhập viện trong tình trạng vàng da, mệt mỏi, ăn hay nôn, thể trạng yếu.
Khi vào viện, qua thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị suy gan do ngộ độc Paracetamol. Người nhà bệnh nhân G. cho biết, trước khi vào viện 10 ngày, do bị đau đầu nên G. đã đi mua thuốc panadol với lượng uống 2 viên Panadol/ ngày trong 2 ngày.
Tuy nhiên sau đó, G. xuất hiện tình trạng nôn nhiều lần trong 2 ngày, kèm theo triệu chứng vàng da, vàng mắt tăng dần, mệt mỏi, ăn kém. Khi đi khám xét nghiệm ở bệnh viện phát hiện men gan tăng nhưng không điều trị về nhà tự uống thuốc. Do tình trạng càng nặng gia đình đưa đến viện điều trị.
Một trường hợp ngộ độc paracetamol được điều trị tại BV Bạch Mai.
Tại BV Đa khoa Hùng Vương, bệnh nhân G. được điều trị tích cực bằng phác đồ điều trị giải độc tại khoa Hồi sức cấp cứu. Hiện tại sau 6 ngày điều trị tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, men gan hạ thấp về mức an toàn, ăn uống tốt, giảm vàng da, vàng mắt có thể xuất viện trong thời gian tới.
Không chỉ có trường hợp của bệnh nhân G., trước đó khoa Chống độc (BV Bạch Mai) cũng tiếp nhận một nam bệnh nhân (22 tuổi ở Sơn La) trong tình trạng tổn thương gan, viêm gan rất nặng, có dấu hiệu suy gan. Gia đình bệnh nhân cho biết, trước đó, người bệnh đã uống 19 viên paracetamol loại 500mg để hạ sốt chỉ trong 2 ngày.
BS Nguyễn Trung Nguyên (Phụ trách Trung tâm chống độc) cho biết, nam bệnh nhân này đã dùng quá liều thuốc, dẫn đến ngộ độc; cộng thêm tiền sử viêm gan B làm tăng tình trạng nặng của bệnh. Sau thời một thời gian điều trị, do tiên lượng quá nặng, nam bệnh nhân này đã được gia đình xin về nhà.
Dấu hiệu khi ngộ độc paracetamol
Từ các ca ngộ độc paracetamol, BS Nguyễn Trung Nguyên cho rằng, chỉ cần người dân không để ý, uống thuốc không theo đúng chỉ định rất có thât bị ngộ độc ngay lập tức. Theo BS Nguyễn, khi ngộ độc paracetamol, đa phần người dân không để ý, không nghĩ mình ngộ độc. Chỉ đến khi cơ thể mệt mỏi, vàng da, viêm gan mới đến viện thì đã quá muộn.
Đa số những trường hợp phát hiện ngộ độc Paracetamol khi đã quá muộn.
Hiện trên thị trường có hàng trăm loại thuốc chỉ chứa hoạt chất này hoặc phối hợp thêm với một hoặc vài dược chất khác. Loại thuốc này còn có nhiều dạng bào chế, thuốc viên thì có nén thường, nén bao phim, nén nhai, rồi viên sủi, thuốc bột, thuốc cốm, thuốc đạn, dạng siro... với hàm lượng khác nhau, từ 80mg, 150mg, 250mg... đến 500mg.
"Có rất nhiều nguy cơ ngộ độc paracetamol khi tự ý dùng thuốc. Nhiều loại thuốc giảm đau, hạ sốt chỉ khác nhau về tên thuốc, còn hoạt chất là giống nhau. Một số người không để ý, vừa uống hạ sốt lại uống giảm đau sẽ làm tăng liều nạp vào cơ thể. Ngoài ra hay gặp nhất là do sốt cao tái diễn liên tiếp, dùng thuốc hạ sốt liên tục", BS Nguyên cảnh báo.
Theo BS Nguyên, ngộ độc paracetamol rất nhanh, có thể chỉ sau vài giờ uống thuốc. Triệu chứng thường gặp là chán ăn, buồn nôn, vã mồ hôi, khó chịu, có thể đau hạ sườn phải. Sau 1, 2 ngày, có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu.
Khi ngộ độc paracetamol, nồng độ paracetamol trong máu quá cao, vượt quá khả năng khử độc của gan, sẽ làm chất độc tích lũy lại gây hoại tử tế bào gan. Tình trạng hoại tử lan rộng sẽ dẫn đến suy gan cấp, đến thận gây suy thận, thậm chí thấm vào não khiến bệnh nhân bị hôn mê...
Sử dụng paracetamol thế nào mới đúng?
Về liều dùng BS Nguyễn cho rằng, liều paracetamol được khuyến cáo sử dụng là 10-15mg/kg uống hoặc đặt hậu môn mỗi 4-6 giờ, tối đa không vượt quá 5 lần dùng mỗi ngày.
Trẻ em dưới 2 tuổi hoặc cân nặng nhỏ hơn 11kg nên dùng paracetamol theo chỉ định của thầy thuốc. Với người lớn, liều khuyến cáo là 60-80 mg/kg/ngày và không được quá 4g một ngày.
Đối với người có tiền sử viêm gan, thể trạng yếu, nghiện rượu thì cần cẩn trọng khi sử dụng paracetamol. Khi sử dụng paracetamol thấy có dấu hiệu ngộ độc cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Theo Eva
Xót xa cả gia đình bị nhiễm HIV nhưng không biết nguồn lây từ đâu Sinh con không lâu, người vợ mất vì bị nhiễm HIV, người chồng đưa con đi xét nghiệm, kết quả như "sét đánh bên tai" khi cả hai bố con đều dương tính với HIV. Thời điểm PV có mặt tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), bà L.T.X (SN 1968) và anh H.V.Ch (SN 1990, xóm Thượng, xã Đồng Ruộng,...