Game streamer, beauty blogger bùng nổ thì học tài chính ngân hàng có gì khác?
Game streamer, Beauty blogger thì liên quan gì tới việc học, đào tạo tài chính ngân hàng? Thoạt nghe có vẻ vô lý. Nhưng những đổi thay trong công nghệ thực sự làm đổi thay cách nền kinh tế vận hành.
Nữ streamer game Misthy – TNO
Tiến sĩ Ngô Minh Hải , Phó hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định, cho biết trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa rồi ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, chúng ta phải đặt ra vấn đề, trong tương lai chúng ta phải đào tạo thế nào. Nói riêng trong ngành tài chính, ngân hàng sẽ thay đổi cách đào tạo, cách học ra sao?
Ông Minh Hải cho biết trong 20 năm làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ông thấy khi công nghệ thay đổi thì tư duy, cách thức suy nghĩ, cách vận hành của nền kinh tế cũng thay đổi.
Chúng ta có thể thấy, những ngành mới, nghề mới đã xuất hiện, ví dụ như nghề game streamer, beauty blogger… Khi thay đổi cách vận hành, thay đổi cách kinh doanh thì cách đào tạo cũng phải thay đổi.
Tiến sĩ Ngô Minh Hải nói về sự xuất hiện của những nghề mới như gamestreamer…, vậy đào tạo ngành tài chính, ngân hàng có gì đổi thay?
Tiến sĩ Hải thừa nhận có những ngành mới khó để kịp đào tạo cho sinh viên như tư vấn đầu tư tự động, cho vay dưới chuẩn… Điều này càng thôi thúc chúng ta thay đổi cách đào tạo.
Tiến sĩ Ngô Minh Hải – ẢNH ĐÀO NGỌC THẠCH
Mô hình đào tạo mà Trường ĐH Gia Định đang áp dụng là mô hình 1- 1. 1 ngành đào tạo phải đi kèm với 1 doanh nghiệp, 1 tập đoàn… Học sinh vào học sẽ có yêu cầu từ doanh nghiệp. Có thể gọi là mô hình “giáo dục đào tạo buffet”, cho sinh viên nhiều lựa chọn hơn.
Phần trao đổi của tiến sĩ Ngô Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định, về ngành học tài chính ngân hàng nằm trong chương trình Truyền hình trực tuyến “Chọn ngành học cho tương lai” với khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật vừa diễn ra sáng nay 4.3 tại Báo Thanh Niên .
Vì sao nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển vào khối ngành kinh tế?
Chương trình 'Chọn ngành học cho tương lai' với khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật diễn ra đồng thời ở thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube, Tiktok Báo Thanh Niên và báo in hôm sau.
Vào 9 giờ hôm nay 4.3 diễn ra chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học cho tương lai" với khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Theo đánh giá về xu hướng đăng ký nguyện vọng xét tuyển một số năm gần đây, Bộ GD-ĐT cho biết khối ngành kinh doanh, quản lý và pháp luật luôn có số lượng thí sinh đăng ký cao nhất trong số 7 nhóm ngành. Đây cũng là khối ngành hiện được đào tạo nhiều nhất tại các trường ĐH. Vậy vì sao thí sinh quan tâm nhiều đến nhóm ngành này là câu hỏi sẽ được chuyên gia các trường ĐH đào tạo khối ngành này giải đáp trong chương trình tư vấn trực tuyến hôm nay.
Bên cạnh việc chia sẻ thông tin ngành nghề và cơ hội việc làm, chuyên gia các trường còn thông tin tới thí sinh những cách thức để xét tuyển và có cơ hội trúng tuyển cao nhất vào khối ngành này năm nay.
Chương trình sẽ chia thành 3 đợt.
Đợt 1 (từ 9 - 10 giờ) gồm: Tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức; Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân; Tiến sĩ Ngô Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định; Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn.
Đợt 2 (từ 10 giờ 15 - 11 giờ 15) gồm: Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM; Thầy Võ Ngọc Nhơn, Phó ban Tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM; Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh - Truyền thông Trường ĐH Văn Hiến; Tiến sĩ Trần Nam Quốc, đại diện Khoa Kinh tế và Quản trị Trường ĐH Hoa Sen.
Đợt 3 (từ 14 giờ 30 - 15 giờ 30) gồm: Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc, Phó hiệu trưởng kiêm Viện trưởng Viện Quốc tế Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM; Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính - Marketing; Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM; Thạc sĩ Bùi Văn Thời, Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
09:22
* Chào mừng các bạn đến với chương trình tư vấn trực tuyến CHỌN NGÀNH HỌC CHO TƯƠNG LAI với chủ đề khối ngành KINH TẾ - NGÂN HÀNG - LUẬT
Thưa các bạn, điểm chuẩn năm 2020 có nhiều biến động do tình hình của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc học của học sinh, tác động đến việc ra đề thi. Tuy nhiên, điểm các khối ngành cao vẫn thuộc về y dược, công nghệ thông tin, kinh tế.
Đánh giá về xu hướng đăng ký nguyện vọng năm 2020, Bộ GD-ĐT cho biết, bên cạnh những ngành luôn có mức độ cạnh tranh cao như các ngành của trường thuộc khối công an, quân đội hay y dược thì gần đây, ngành công nghệ thông tin hay một số ngành kỹ thuật công nghệ cao, khối ngành kinh tế luôn được nhiều thí sinh lựa chọn.
Vì sao thí sinh qua tâm nhiều đến nhóm ngành kinh tế - ngân hàng - luật? Nhu cầu nhân lực cho khối ngành kinh tế giai đoạn sắp tới ra sao, nhất là khi người ta nói nhiều đến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trên mọi lĩnh vực ? Các trường thay đổi gì trong đào tạo, tuyển sinh khối ngành này? Thí sinh cần lưu ý gì khi vào học khối ngành kinh tế? Học khối ngành này ra trường cơ hội việc làm ra sao? Trong quá trình học cần những lưu ý gì?
Làm thế nào để có lựa chọn đúng đắn khi xét tuyển vào khối ngành này?... Những vấn đề này sẽ được giải đáp trong chương trình tư vấn hôm nay với chủ đề khối ngành KINH TẾ - NGÂN HÀNG - LUẬT
Chương trình đang được trực tuyến tại địa chỉ thanhnien.vn , Fanpage facebook, kênh YouTube và Tik Tok Báo Thanh Niên Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc ngay có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.
Chương trình chia làm 3 đợt. Đợt 1 có sự tham gia của các khách mời:
- Tiến sĩ Hà Thúc Viên , Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức
- Tiến sĩ Võ Thanh Hải , Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân
- Tiến sĩ Ngô Minh Hải , Phó hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định
Khách mời tham gia chương trình phần 1 - ĐÀO NGỌC THẠCH
09:39
Tiến sĩ Võ Thanh Hải : Khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật có lượng thí sinh đăng ký xét tuyển hằng năm khá đông, và hầu hết các trường đều có xét tuyển khối ngành này.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải: Khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật có lượng thí sinh đăng ký xét tuyển hằng năm khá đông - ĐÀO NGỌC THẠCH
Dịch bệnh, liệu thí sinh chọn học khối ngành này có bị ảnh hưởng công việc trong tương lai không? Theo tôi, nếu chúng ta kiểm soát dịch bệnh tốt thì những năm tới khối ngành kinh tế sẽ phát triển rất mạnh.
Ở Trường ĐH Duy Tân năm nay có một số điểm thay đổi, trường có cả hình thức tuyển thẳng, xét học bạ, xét kết quả thi tốt nghiệp, kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM...
09:43
Tiến sĩ Hà Thúc Viên: Có điểm lưu ý để thí sinh nhìn nhận, hoạt động kinh tế là hoạt động nền tảng cho sự phát triển, hoạt động quản lý kinh tế là xương sống để thúc đẩy sự phát triển... Kinh tế thế giới luôn phát triển và thời gian sau sẽ phát triển hơn thời gian trước. Nên việc lựa chọn ngành học cần cân nhắc, không chỉ cho hiện tại mà nên tính đến tương lai.
Trường ĐH Việt Đức tuyển 2 ngành quản trị kinh doanh và tài chính kế toán với các chuyên ngành sâu. Các ngành học sẽ tích hợp yếu tố kiến thức, khả năng sử dụng CNTT và năng lực phân tích định lượng và ngôn ngữ.
Năm nay trường vẫn duy trì 5 phương thức tuyển sinh như năm 2020.
09:56
Tiến sĩ Ngô Minh Hải: Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát đã đặt nền kinh vào tình thế mà những năm trước đây chưa từng có. Những ngành, nghề mới vì thế xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây.
Chúng ta thấy xu thế trong những năm gần đây nhiều ngành mới phát triển và một số ngành cũ mất đi, vì vậy các trường đào tạo phải gắn liền với doanh nghiệp. Trường ĐH Gia Định luôn gắn kết với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, để sinh viên có môi trường thực tập thực tế.
10:01
Tiến sĩ Võ Thanh Hải: Đào tạo các khối ngành kinh tế thì yếu tố về CNTT và ngoại ngữ là bắt buộc. Khi học thì cần vừa học lý thuyết nền tảng vừa học thực hành để ra trường làm việc được ngay.
Hiện Trường ĐH Duy Tân có 4 chương trình đào tạo với đối tượng tuyển sinh, môn học tương đồng nhưng nội hàm bên trong thì khác nhau. Hiện nay nhiều ngành mới ra đời do có sự liên kết các ngành.
Trong khoảng 10 năm kế tiếp, CNTT là chiếc cầu kết nối các ngành nghề, giảm chi phí rất nhiều cho doanh nghiệp.
Trường giữ ổn định học phí suốt toàn khóa học để sinh viên tập trung vào quá trình học tập.
10:06
Tiến sĩ Hà Thúc Viên : Ảnh hưởng của công nghệ, xu hướng lên việc lựa chọn nghề hiện này thế nào? Tôi cũng là phụ huynh trong hội phụ huynh các trường phổ thông. Hiện nay các em đang lo lắng và có nhiều băn khoăn trong việc lựa chọn ngành nghề, nhưng tôi muốn nhắn nhủ là trước hết các em hãy tập trung học tập tốt cho kỳ thi THPT sắp tới, còn việc chọn nghề bạn không nên quá lo lắng.
Tiến sĩ Hà Thúc Viên: Tôi muốn nhắn nhủ là trước hết các em hãy tập trung học tập tốt cho kỳ thi THPT sắp tới - ĐÀO NGỌC THẠCH
Khi vào đại học, các em sẽ được học kiến thức nền tảng, các trường sẽ đào tạo theo xu thế, kiến thức mới sẽ bắt kịp xu hướng phát triển. Sinh viên còn được tích luỹ kiến thức, kỹ năng từ trong trường học lẫn thực tiễn. Và đặc biệt, hiện nay các trường đều có liên kết rất chặt chẽ với các doanh nghiệp...
Việc đào tạo trong trường học là đào tạo kiến thức nền tảng, sau này khi làm việc ở các doanh nghiệp các em sẽ phát triển và thích ứng thêm nên các em thay vì lo lắng, chỉ cần chuẩn bị thật kỹ.
10:15
Học sinh hỏi: Luật kinh doanh khác với các ngành luật khác như thế nào và thời gian đào tạo có sự thay đổi gì hay không?
Tiến sĩ Ngô Minh Hải: Trường ĐH Gia Định đào tạo ngành này 3 năm, khi đầu ra của ĐH chính là đầu vào của doanh nghiệp, nên trường và doanh nghiệp thường xuyên ngồi với nhau để tìm ra chương trình đào tạo phù hợp, ra trường làm việc ngay.
Tiến sĩ Ngô Minh Hải: Với ngành luật nói riêng có 2 xu thế, học rộng trước sau đó chọn lĩnh vực luật cụ thể, thực sự yêu thích - ĐÀO NGỌC THẠCH
Với ngành luật nói riêng có 2 xu thế, học rộng trước sau đó chọn lĩnh vực luật cụ thể, thực sự yêu thích. Và khi có nguồn doanh nghiệp cần thì học chuyên sâu và điều đó có thể rút ngắn chương trình đào tạo theo đúng nhu cầu sử dụng lao động, ứng dụng CNTT, thực hành, chuyển đổi việc học lý thuyết bằng các dự án...
Luật kinh doanh khác ngành luật khác. Với luật kinh doanh thì bắt đầu từ sở hữu trí tuệ, tranh chấp, trọng tài, hợp đồng...
10:16
Tiến sĩ Võ Thanh Hải: Khối ngành kinh tế - ngân hàng - luật rất đa dạng ngành học. Hiện nay hầu hết các trường đều xét tuyển liên quan đến 3 môn toán - văn - ngoại ngữ, do vậy nếu các em đầu tư thời gian cho học tập, nổ lực không ngừng với thái độ tích cực... thì tôi tin rằng các em sẽ đạt được mục tiêu của mình.
10:35
Tiến sĩ Hà Thúc Viên: Hiện nay thí sinh có quá nhiều thông tin thì phải chọn thông tin xác thực. Khi quyết định ngành nghề nên tự kiểm tra năng lực, sở thích cá nhân và trao đổi với những người có hiểu biết trong gia đình, nhà trường.
Đừng quá lo lắng vì nếu chọn sai chưa hẳn là chấm dứt mọi thứ mà có thể có cơ hội khác nên kiên trì. Chúng ta nên chuẩn bị cho tương lai chứ đừng nên lo lắng cho tương lai.
10:39
Tiến sĩ Ngô Minh Hải : Khi lựa chọn ngành nghề, quan trọng là mỗi người nhận ra được là mình giỏi cái gì, nên các em hãy cứ tự tin...
10:40
** Thưa quý độc giả, quý phụ huynh, chúng tôi hy vọng quý vị đã có được những thông tin, hiểu biết cần thiết về khối ngành kinh tế để có thể quyết định đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH trong năm 2021. Chương trình sẽ tiếp tục phần 2 vào 10 giờ 15 với sự tham gia của các trường ĐH có đào tạo khối ngành kinh tế - ngân hàng - luật. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi cũng tại các địa chỉ này.
Không chỉ sinh viên khối ngành kinh tế mới có thể khởi nghiệp Phát biểu tại Hội nghị Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam, anh Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, cho rằng không chỉ sinh viên khối ngành kinh tế mới khởi nghiệp được. Anh Bùi Quang Huy phát biểu tại hội nghị - ẢNH BẢO ANH Ngày 18.1, tại Hà Nội đã...