“Gái xinh xứ Thái” chia sẻ bí quyết để sở hữu body nuột nà, thon gọn là nhờ thay đổi chế độ ăn hàng ngày
Tình trạng tăng cân do cơ thể tích nước, nếu không khắc phục đúng cách sẽ rất khó lấy lại vóc dáng như xưa. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách thay đổi thì chắc chắn sẽ cải thiện được ngoại hình như ý.
Một vấn đề muôn thuở mà hội con gái luôn phải đau đầu đối phó đó là chuyện giảm cân. Mặc dù đã kiêng khem rất kỹ nhưng nhiều người thừa nhận họ lại chẳng thấy cân nặng của mình được cải thiện là mấy. Thay vì chỉ chú ý tới chuyện cắt giảm tinh bột, bạn cũng cần quan tâm tới lượng muối nạp vào cơ thể. Việc để cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối sẽ dễ gây tích nước và làm cơ thể trì trệ, ì ạch, khó giảm cân hơn.
Theo Khun Nui (blogger xứ Thái sở hữu tài khoản Instagram thu hút tới hơn 244k người theo dõi) chia sẻ, cô cũng từng gặp vấn đề với chuyện giảm cân. Trước đó, Khun Nui thường có thói quen ăn mặn. Điều này khiến cô nàng không thể duy trì được ngoại hình như mong muốn.
Blogger Khun Nui.
Sau đó, Khun Nui đã kiểm soát lượng muối trong bữa ăn và nhận thấy những thay đổi tích cực về cả sức khỏe lẫn vóc dáng. Không chỉ từ bỏ thói quen ăn mặn, Khun Nui còn chăm tập luyện nhiều hơn. Mỗi ngày, cô duy trì thói quen chạy bộ, bơi lội và tập các bài tập tốt cho tim mạch.
Video đang HOT
Khun Nui cho biết, thực phẩm chứa lượng muối lớn thường có hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, nó lại chính là nguyên nhân khiến cân nặng của bạn tăng lên vèo vèo, đồng thời còn làm kết quả giảm cân trở thành công cốc. Do đó, Khun Nui chia sẻ lời khuyên rằng, để có được thân hình nuột nà, gợi cảm như cô, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân.
Tăng cân do tích nước là khi chất lỏng nạp vào cơ thể không được truyền tải đều đến các cơ quan hỗ trợ mọi hoạt động và được thải ra ngoài qua nước tiểu mà thay vào đó lại bị lưu trữ bên trong tế bào khiến cân nặng tăng lên, người cũng phát phì nhanh hơn. Hiện tượng này thường được gọi là “béo giả”, tức là không mập cơ, mập mỡ mà do cơ thể trữ nước nên sẽ dễ chữa hơn rất nhiều. Nếu gặp trường hợp này thì bạn nhớ áp dụng một số cách khắc phục tăng cân do tích nước sau đây để hỗ trợ lấy lại vóc dáng nhanh chóng.
Những cách khắc phục tình trạng tăng cân do cơ thể tích nước
Kiểm soát lượng muối nạp vào mỗi ngày
Nạp quá nhiều muối mỗi ngày là một trong những nguyên nhân chính khiến cơ thể bị giữ nước. Natri có trong muối thực chất là một chất điện giải phổ biến và có vai trò lớn trong việc hydrat hóa cơ thể. Nếu nồng độ natri quá cao khiến cơ thể mất cân bằng thì nó sẽ dễ gây ra hiện tượng tích nước.
Do vậy, việc kiểm soát lượng muối nạp vào mỗi ngày sẽ là cách giảm tích nước hiệu quả. Đặc biệt, bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh bởi nó cũng chứa một lượng muối không ít.
Tiêu thụ thực phẩm giàu kali
Kali là một chất khoáng có thể góp phần làm giảm sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Do đó, một giải pháp tốt để giảm cân lúc này là hãy ăn bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu kali. Một số thực phẩm giàu kali dễ tìm là chuối, khoai lang, bí ngô, khoai tây, dưa hấu, sữa chua…
Uống đủ nước
Mặc dù tình trạng béo giả là do tích nước gây ra nhưng nếu bạn uống không đủ nước thì tình trạng này còn tồi tệ hơn. Bởi khi cơ thể thiếu nước thì nó sẽ tự động lưu trữ nước lại để dành dùng dần, cân bằng hoạt động. Do đó, việc uống nước đủ mỗi ngày là cách hydrat hóa cơ thể hiệu quả và hạn chế tình trạng tích nước tốt hơn.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục là cách giải phóng lượng nước đang tích trữ trong cơ thể ra ngoài hiệu quả qua mồ hôi. Do đó, bất cứ hình thức tập luyện nào gây đổ mồ hôi cũng đều có tác dụng tích cực trong trường hợp này.
Tuy nhiên, sau mỗi lần tập thể dục thì bạn nên nhớ bổ sung nước đầy đủ bởi mồ hôi đổ quá nhiều có thể gây mất nước và một khi cơ thể đứng trước nguy cơ mất nước thì sẽ tự động giữ nước lại, tình trạng tích nước có thể bị tiếp diễn.
Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân làm tăng cortisol gây mất cân bằng hormone trong cơ thể. Từ đó tình trạng giữ nước và tăng trọng lượng sẽ dễ xảy ra hơn.
Vì vậy, chỉ cần bạn cố gắng hạn chế căng thẳng, giảm stress hiệu quả cũng giúp hạn chế tình trạng tích nước nên cân nặng sẽ giảm tích cực hơn.
Thường xuyên thải độc cơ thể
Thải độc cơ thể vài lần trong tuần cũng là cách giảm tích trữ nước hiệu quả. Phương pháp thải độc khá đơn giản bằng cách nạp thêm nhiều rau xanh và trái cây cũng mang đến hiệu quả tối ưu. Ngoài ra, uống trà xanh thường xuyên cũng là cách thải độc và giảm tích nước hiệu quả. Đặc biệt, trà xanh còn có tác dụng đẹp da và giảm cân nên rất phù hợp để sử dụng trong trường hợp này.
Source (Nguồn): Women Mthai, Boldsky, @sononui
Theo Helino
Ăn mặn, hảo đường: Người Việt đang tự giết mình
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người tử vong hàng năm và vẫn đang gia tăng.
Ăn mặn và hảo ngọt làm tăng tình trạng bệnh tật không lây nhiễm.
Gánh nặng bệnh tật
Ở Việt Nam nó cũng là nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc và tập trung ở các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính. Ước tính, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, gần 3 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần - thường gặp nhất ở người cao tuổi là trầm cảm - sa sút trí tuệ là rối loạn nặng nề nhất, tỷ lệ trẻ em mắc tự kỷ hàng năm tăng; các bệnh không lây nhiễm gây ra 73% các trường hợp tử vong hàng năm và trong số đó có đến 40% tử vong trước 70 tuổi.
Bên cạnh đó các bệnh không lây nhiễm còn gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh: vẫn còn 45% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân béo phì không ngừng tăng.
Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (9,4gram/ngày). Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%...
Giảm muối, giảm đường
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, người Việt còn ăn quá mặn. Đối với muối (NaCl), được cấu thành từ hai nguyên tố hóa học là Natri và Chlorua. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một thìa 5g muối chứa khoảng 2.000mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành. Trẻ nhỏ dưới một tuổi, lượng muối được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo dưới 1,5g và trẻ sơ sinh ăn dưới 0,3g muối.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng natri có hai nguồn gốc: từ tự nhiên có trong thực phẩm và chủ yếu từ việc bổ sung thêm muối cùng các gia vị mặn khi chế biến, chấm thức ăn. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7%. Bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hàng ngày, cùng với mì chính và muối tinh.
Ăn quá 5g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp. Thế nhưng trong thực tế thì mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam là 9,4g/ngày, trong khi Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chỉ nên sử dụng 5g/ngày. Ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Nó cũng là yếu tố nguy cơ rất quan trọng đối với tăng huyết áp và đái tháo đường.
Theo thống kê của Viện Tim mạch quốc gia, cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp tử vong thì có một trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch máu não. Tỷ lệ người bị tăng huyết áp chưa được chẩn đoán là gần 57%, đái tháo dường 70%, hơn 86% người bị tăng huyết áp chưa được quản lý bệnh.
Cùng với sử dụng quá nhiều muối, Tổ chức Y tế thế giới cũng cảnh báo, người Việt Nam sử dụng quá nhiều đường. Cụ thể, mức tiêu thụ đường trung bình của người Việt Nam là 46,5g/ngày, trong khi mức khuyến cáo của WHO là 25g/ngày.
Việc sử dụng nhiều đường khiến cho tỷ lệ béo phì ở Việt Nam tăng nhanh nhất Đông Nam Á. Dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như thừa cân - béo phì, tăng huyết áp, loãng xương.
Nói về việc người Việt ăn ngọt, PGS Lê Bạch Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng hảo ngọt ở người Việt nhìn từ cốc sữa của trẻ. Sữa dành cho trẻ em Việt cũng ngọt hơn bình thường, thói quen thích ăn ngọt, bánh ngọt, bánh kẹo tạo ra những "đầu lưỡi" chỉ thích ngọt và điều này gây tăng tình trạng bệnh tật.
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân - béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% (năm 2000) lên 5,3% kể từ sau năm 2015. Sau 10 năm (2002-2012), tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường tăng thêm 2 lần từ 2,7% lên 5,4%. Hiện tại, cả nước đang có trên 3,5 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường.
Để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, các chuyên gia y tế khuyến cáo, chú ý giảm lượng muối ăn vào hàng ngày; thường xuyên đo huyết áp và đánh gái nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Hạn chế sử dụng đồ uống có đường vì đồ uống có đường là nguồn đường chính trong khẩu phần ăn và việc tiêu thụ.
Theo infonet
11 thói quen xấu gây hại cho thận mà nhiều người mắc phải Thận là bộ phận giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ bài tiết của cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được việc bảo vệ thận đúng cách. Trên thực tế, chính các thói quen sống hằng ngày như: thiếu ngủ, uống ít nước, ăn mặn, ăn nhiều thịt, lười vận động... là những nguyên nhân ảnh hưởng...